Tạm biệt "khô hạn" - Tạp chí Đẹp

Tạm biệt “khô hạn”

DELETED

Truy lùng “thủ phạm”

Do thay đổi hormone: Nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây nên tình trạng khô âm đạo là do suy giảm hàm lượng hormone estrogen. Tình trạng này thường gặp với phụ nữ tiền mãn kinh (Thống kê cho thấy, 10-40% phụ nữ tuổi mãn kinh có dấu hiệu khô âm đạo), sau sinh hoặc trong giai đoạn cho con bú. Ngoài ra, nếu bạn phải trải qua quá trình xạ trị, dùng thuốc kháng sinh điều trị liều cao, thuốc chữa bệnh uống lâu dài cũng có thể gây rỗi loạn hormone, dẫn đến hiện tượng khô hạn “vùng cấm”.

Lạm dụng chất tẩy rửa: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại chất tẩy rửa vùng cấm rất tiện lợi, thế nhưng nếu lạm dụng chúng thị bạn đã vô tình “tẩy sạch” cả những vi khuẩn có lợi cũng như độ ẩm tự nhiên trong môi trường âm đạo, gây khô rát. Vì thế, khi chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ, chỉ nên chọn loại có hoạt tính dịu nhẹ, không gây ảnh hưởng đến môi trường pH của âm đạo và tối đa nên dùng 1-2 lần/ngày. Theo một nghiên cứu của Mỹ, vệ sinh vùng cấm nhiều lần có thể làm mất đi những vi khuẩn bảo vệ có ích, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại. Các loại sữa tắm, dầu gội, nước hoa, phấn rôm rất nguy hại nên không dùng cho “vùng kín” dưới bất cứ trường hợp nào. Đặc biệt, không nên tự ý thụt rửa âm đạo dưới bất kỳ hình thức hay mục đích nào.

 

Do hệ lụy của một dạng bệnh lý: Một số chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, ung thư không chỉ là mối lo ngại với sức khỏe của bạn mà là thủ phạm đánh cắp ngọn lửa phòng the do tình trạng khô hạn âm đạo.

Do tâm lý: Khi bước vào cuộc “yêu”, các chị em nên thả lỏng cơ thể, thư giãn để tạo cảm giác thật thoải mái. Tình trạng căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ trước cuộc “yêu” sẽ là tình trạng tâm lý bất lợi ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch bôi trơn “cô nhỏ”. Thêm vào đó, người bạn tình cũng nên dạo đầu một cách nhẹ nhàng, êm ái để kích thích ham muốn cho chị em, tăng khả năng tiết dịch với “vùng cấm”.

Hôi chứng Sjogren: Đối với bệnh tự miễn dịch, hệ miễn dịch của bạn sẽ tấn công mô khỏe mạnh và gây ra một số triệu chứng khô mắt và miệng. Hội chứng Sjogren có thể gây khô âm đạo.

 

“Tiếp nước” cho “cô bé”

Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc điều tị hormone sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng hormone trong cơ thể và mang lại những tín hiệu tích cực trong quá trình tiết dịch. Tuy nhiên, loại thuốc này cần được bác sĩ kê đơn và chỉ định, không nên tự ý dùng.

Sử dụng chất bôi trơn: Được coi là giải pháp tình thế hữu hiệu giúp tăng cường khả năng bôi trơn của “cô bé”, tại điều kiện thích hợp cho “cậu nhỏ” trong quá trình xâm nhập. Hiện có 3 loại chất bôi trơn phổ biến bạn có thể lựa chọn là: chất bôi trơn dạng nước, dạng silicon và dạng tinh dầu. Bạn nên đọc kỹ đặc tính và hướng dẫn sử dụng của từng loại trước khi chọn mua.

 

Ưu tiên những loại thực phẩm “đồng minh”: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của “cô nhỏ” nói chung và khả năng tiết dịch nói riêng. Một số thực phẩm giàu chất béo có lợi omega 3 axit như cá ngừ, các hồi, dầu cá, tinh dầu thực vật, tinh dầu hạt lanh, tinh dầu oliu sẽ kích thích quá trình tiết dịch âm đạo. Ngoài ra, nhóm những thực phẩm giàu vitamin E như các loại hạt, trái bơ, rau, củ, quả cũng rất cần thiết trong quá trình tiền mãn kinh, để hạn chế hệ lụy khô hạn vùng kín. Thực phẩm giàu Phytoestrogen có khả năng tăng cường hormone cho phụ nữ, giúp chị em vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh dễ dàng, hiệu quả trong quá trình cải thiện tình trạng khô âm đạo. Loại hormone này được tìm thấy nhiều trong sữa đậu nành, đậu tương, đậu phụ, các chế phẩm khác của đậu tương. Những loại quả như cherry, táo, hạt lanh cũng chứa lượng lớn phytoestrogen.

Đừng quên uống nước: Nước là thành phần rất quan trọng với sức khỏe và nó cũng là chất “xúc tác” để sản xuất ra chất bôi trơn “vùng cấm”. Thiếu nước cũng là một trong những lý do khiến âm đạo bị khô rát. Lời khuyên dành cho bạn là nên uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, hãy uống đều đặn thay vì đợi đến lúc có cảm giác khát. Trái lại, nên hạn chế những thức uống chứa cồn và cafein vì chúng khiến cho cơ thể dễ bị khử nước.

Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng âm đạo khô không được cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Theo Sức khỏe

Thực hiện: depweb

08/10/2012, 14:47