Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng để tạo nên một thói quen mới con người ta phải mất tối thiểu 66 ngày, tối đa khoảng 254 ngày. Thời gian này sẽ còn thay đổi dựa vào hành vi, tích cách và hoàn cảnh của chủ thể. Nghĩa là chúng ta sẽ cần từ 2 đến 8 tháng để thay đổi một hành vi nào đó. Trong quyển sách yêu thích của nhiều tỷ phú mang tên “Sức mạnh của thói quen”, tác giả Charles Duhigg lật giở những câu chuyện kỳ diệu về thói quen và tuyệt đối nhấn mạnh rằng: thành công của một người phụ thuộc phần lớn vào những thói quen tích cực của họ. Chuyên đề “Bao lâu cho một thói quen mới?” hi vọng sẽ giúp bạn gạt bỏ những hoạt động tùy hứng lặp đi lặp lại liên tục, để sẵn sàng tạo nên những thói quen tích cực có thể thay đổi bản thân đồng thời đưa bạn đến gần hơn với những mục tiêu vốn đã đeo đuổi từ lâu.
Đọc thêm các bài trong chuyên đề:
Xây dựng và duy trì các thói quen có lợi liệu có thực sự khó?
“Bỏ túi” bí kíp học nhảy tại nhà từ gợi ý của biên đạo Quang Đăng
Cùng Lifestyle & Food Blogger Lê Ngọc “Nhà có hai người” “phá vỡ” lời nguyền hôm nay ăn gì
Jay Quân – Chúng Huyền Thanh gợi ý cách tập luyện tại nhà hiệu quả dành cho các couples
MC Liêu Hà Trinh: Hãy để viết lách là một “khoái lạc”!
Lãnh Thanh: Đọc “Trạng Quỳnh” để giải tỏa căng thẳng và tìm kiếm năng lượng tích cực
Trước tiên, hãy dẹp bỏ suy nghĩ các thói quen tích cực sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn chỉ sau một sớm một chiều. Xây dựng thói quen mới đồng nghĩa với việc phải thay đổi lối sống, dù ít hay nhiều, vì vậy, nên xem việc này giống như bạn đang tích lũy để gặt hái lợi ích dài hạn cho bản thân.
Mỗi dịp năm mới, chúng ta thường quyết định sẽ thay đổi bản thân bằng một danh sách những mục tiêu và thói quen mới. Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều bỏ cuộc trước quá nhiều điều muốn làm đó. Vì vậy, hãy bắt đầu xây dựng từng thói quen một, và khi thói quen đó đã trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, bạn có thể tiếp tục bắt đầu hoàn thành những gạch đầu dòng tiếp theo.
Dù có một vài người có thể xây dựng một thói quen tích cực gần như ngay lập tức, hầu hết chúng ta cần thực hiện từng bước nhỏ để duy trì một thói quen lớn. Ví dụ, nếu bạn đang tìm cách thay đổi chế độ ăn uống của mình, đầu tiên, hãy cố gắng loại bỏ hoàn toàn tất cả các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Nếu muốn tạo thói quen vận động, hãy đăng ký tham gia một cuộc đua marathon trong 30 phút, vào 4-5 ngày mỗi tuần. Một khi bạn đã thoải mái và thích nghi với thói quen mới, bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu mới với mức độ “nặng đô” hơn.
Bạn nên chú ý theo dõi việc xây dựng thói quen mới trung bình mỗi tuần một lần. Mỗi tuần cố gắng hết sức để theo dõi tiến trình của bạn. Hãy ngồi xuống, suy nghĩ xem bạn đang làm như thế nào và cách làm đó có thực sự hữu ích trong việc xây dựng thói quen hay không. Bạn cũng có thể viết thói quen đó ra giấy và dán ở những nơi dễ nhìn thấy, viết trong một bài đăng trên mạng xã hội để nhắc nhớ bản thân.
Ví dụ, khi bạn muốn thực hành lòng biết ơn mỗi ngày, nhưng chắc hẳn sẽ có ngày bạn quên làm điều này. Bạn có thể đặt báo thức để dành ít nhất 15 phút trong ngày, viết ra tất cả những điều khiến bạn biết ơn. Khi đã làm điều này trong hơn một tháng, các hành động được lặp lại liên tiếp đã trở thành một phần trong cuộc sống hiện tại, bạn cũng không cần một lời nhắc nhở nào để thực hành lòng biết ơn. Không chỉ xây dựng thành công một thói quen mới, lòng biết ơn còn giúp bạn điều chỉnh lại trí não, để cảm thấy biết ơn về tất cả những gì mình có thay vì chỉ chăm chăm tập trung vào tất cả những gì bạn không có.
Nếu mỗi tuần trôi qua, bạn đang tiến bộ và thói quen đang trở thành một phần của con người bạn hiện tại, đừng quên việc tự thưởng cho mình vì điều đó. Bởi ai cũng biết rằng không dễ dàng để giữ một thói quen tốt, việc này đòi hỏi kỷ luật và thực hành nhiều hơn chúng ta nghĩ.
Tiếp cận tất cả yếu tố liên quan đến thói quen mới
Khi bạn muốn xây dựng thói quen nấu ăn, bên cạnh việc vào bếp, đọc sách, báo, xem các video về nấu ăn vừa khiến bạn ghi nhớ về thói quen này, vừa khiến quá trình tìm hiểu, tiếp cận và xây dựng thói quen trở nên dễ dàng hơn.
Hãy kiên nhẫn với chính mình và tự tin rằng bạn có thể xây dựng được bất kỳ thói quen tốt nào miễn là bạn không bao giờ từ bỏ. Sẽ có một số ngày bạn quên nhưng đừng để điều đó làm bạn nản lòng, hãy bắt đầu lại và xem mỗi ngày là một khởi đầu mới.
Hãy học cách không phán xét bản thân hoặc cảm thấy tội lỗi khi mắc sai làm, thay vào đó bạn nên tập trung vào việc phát triển một kế hoạch để trở lại con đường xây dựng thói quen tích cực đúng hướng càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên, hãy cố gắng đừng lặp lại sai lầm cũ nếu không muốn tiếp tục thất bại lần thứ hai.