Kiệt sức vì nước mía “sạch”
Chỉ cần dạo qua các trường học, khu vực cổng bệnh viên, bến xe, công viên, khu vực quán ăn hay những tuyến phố có đông người qua lại là dễ dàng nhận thấy các quán trả đá “mọc rễ” ở các hè phố để phục vụ nhu cầu giải khát từ thì của các thực khách. Làm một hơi hết cốc trà đá, anh Tuấn vừa đưa người nhà đi khám bệnh tại Bệnh viện K (Hà Nội) lại “xin” chị bán hàng cho thêm cốc nữa. Chị Thanh – chủ hàng trà đá nhanh nhẹ lấy tay bốc cầm miếng đá to lấy cháy đập vỡ thành những miếng nhỏ cho vào cốc rồi rót trà từ bình cho khách “hạ nhiệt”.
Nói là chủ hàng nhưng thực tế chị Thanh chỉ có một cái làn trong đó xếp bình trà, hộp xốp đựng đá và hơn hai chục cái cốc nhựa dùng đi dùng lại, xếp chồng lên nhau… Chỗ bày “hàng” của chị cũng chỉ là vài viên gạch được xếp lại cho cao hơn với vỉa hè, nơi tấp nập người qua lại, cộng thêm với sự bụi bặm của đường phố. Thế nhưng theo chị Thanh, “Dù vốn chỉ đơn giản có thế thôi nhưng có ngày chị bán hàng trăm cốc trà đá, nhất là những ngày mùa hè oi bức”.
Không giống với điểm dừng chân của các quán trà đá, những hàng quán trái cây, nước ngọt vỉa hè, trà chanh, chè các loại, nước mía, nước dừa… cho tuổi “teen” lại hoạt động tấp nập trước các cổng trường. Đây là khu vực thu hút khá nhiều teen đến thưởng thức. Tuy nhiên, với tần suất phục vụ khách hàng nhiều lần trong ngày, không ít chủ quản vì vấn đề lợi nhuận đã bỏ qua khâu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, biến các món uống yêu thích của teen trở thành những mối hiểm họa khôn lường.
Ngay cả những điểm bán nước giải khát được gọi tên là “sạch” như nước mía sạch nhưng nếu được thực mục sở thị thì thực khách cũng không khởi ớn lạnh ngay giữa trời hè. Giọi là “siêu sạch” nhưng trên thực tế, ở phần đông các quán, người chế biến lại làm thủ công từ công đoạn xay nước mía đến cho nước đá vào ly nhựahoàn toàn đều bằng tay trần. Điểm chung dễ nhận thấy ở các hàng nước này là nguyên liệu, dụng cụ dùng “sản xuất” nước mía đều không sạch.
Mía bào vỏ dựng vào gốc cây hoặc cắt khúc để vào xô nhưng không được che đậy, cốc “vô tư” nằm hứng bụi, máy ép hoen rỉ, ruồi nhặng luôn luôn bủa vây. Qua quan sát, hầu hết chủ quán dùng tay không để thực hiện mọi thao tác hốt rác, nhận, trả tiền, vốc đá… rồi ép nước mía. Trong khi đó, theo kết quả điều tra của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), có tới hơn 40% bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn E-coli gây tiêu chảy.
Chị Nguyễn Thu Hà ở phố Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, nước mía sạch nhưng chỉ bán với giá 6.000 đồng – 8.000 đồng cốc thì sao gọi là sạch được. “Hôm rồi đi làm về khát quá tôi tạt vào hàng mía đá mua hai bịch về nhà để hai mẹ con uống, mình thì không sao nhưng con thì bị đau bụng, tiêu chảy, mất nước đến kiệt sức. Thôi từ nay có khát mấy cũng phải “cạch” những quán nước mía sạch vỉa hè” – chị quả quyết.
Trà chanh có phải là chanh?
Đó là lời giải thích của một chủ đại lý bán các loại hương liệu trái cây trên ở Hà Nội. Theo chủ hàng này, hầu như các loại nước giải khát, nhất là nước ép trái cây đều được làm từ… bột và có chung một công thức pha chế: phẩm màu, hương liệu, đường hóa học và đá. Một số chủ quán cho biết, chi phí cho một cốc nước giải khát bình dân như: trà chanh, me đá chưa đến hai nghìn nhưng được bán cho thực khách với giá phổ biến từ 8.000 đồng – 10.000 đồng/ cốc.
Phân tích riêng về loại đồ uống rất “thịnh hành” trong giới trẻ thời gian gần đây là nước giải khát có tên gọi “trà chanh”, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, trà chanh vỉa hè không phải là loại thức uống đóng chai, không hề được quản lý và kiểm định. Bản thân các sản phẩm đóng chai cũng không hẳn đã có lợi cho sức khỏe. Nước đóng chai đơn thuần là nước uống, pha chế thêm các chất tạo mùi để dễ dàng đưa vào cơ thể. Để bán loại nước uống bình dân với giá rẻ thì bột trà xuất xứ từ Trung Quốc sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Cũng theo TS Thành, bột chè mà các hàng quán sử dụng không phải loại chè thông thường khai thác từ lá chè mà là sử dụng các chế phẩm và lá chè già. Sau đó, họ cho vào máy làm khô và nghiền nát. Khi pha chế trà chanh ở vỉa hè, những nhà nghiên cứu như chúng tôi cũng hiểu rằng, nó không được pha chế bằng nước tinh lọc hoặc nước đun sôi. “Ngoài sử dụng bột trà, trà chanh còn sử dụng đường hóa học: 1kg đường hóa học có thể thay thế 400kg đường thông thường. Và chỉ cần nhaaos 1 ngụm trà chanh vỉa hè là bạn có thể thấy rõ vị đường hóa học chứ đừng lầm tưởng, bạn đang được uống nước pha chế bằng đường thông thường. Bên cạnh đó, trong mỗi cốc trà chanh còn có sử dụng chất thơm. Với những chất thơm sử dụng trong trà chanh với giá rẻ như thế, hoàn toàn không phải là những chất thơm được kiểm soát” – TS Thành cảnh báo.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bột trà được bán ở rất nhiều chợ đầu mối với giá siêu rẻ, chỉ khoảng 30.000 – 40.000 đồng/ kg. Không chỉ riêng thành phần để làm nên món khoái khẩu là trà chanh mà nhiều loại đồ uống giải khát khác cũng sử dụng những nguyên liệu rất đáng nghi ngờ đó là không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, địa chỉ, cơ sở sản xuất… Nhiều chuyên gia cho biết, các hóa chất này có thể không gây ngộ độc ngay nhưng nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài, các chất độc sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm mà đặc biệt là ung thư…
Chính tâm lý “ở đâu cũng thế cả” nên vô tư sử dụng của người tiêu dùng đã “tiếp tay” cho các hộ kinh doanh duy trì cách làm như vậy. Trong khi đó, việc kiểm tra kiểm soát và xử lý của các cơ quan chức năng cũng khó khăn hơn khi mà các hàng quán trên đều mở ở vỉa hè, không có địa điểm kinh doanh cố định, nay đây mai đó. Thế nên nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ quán giải khát vỉa hè vẫn luôn hiện hữu trong những ngày hè. Chẳng thế, các cơ sở y tế không ngày nào là không tiếp nhận bệnh nhân đến khám, cấp cứu chỉ vì ăn uống mất vệ sinh nơi đường phố.
Theo Sức khỏe