Raf Simons: Tôi không thể nhìn ra nếu thiếu âm nhạc - Tạp chí Đẹp

Raf Simons: Tôi không thể nhìn ra nếu thiếu âm nhạc

DELETED

“Và bây giờ bạn đã sẵn sàng với âm thanh khủng chưa?” – miệng cười lớn, Raf Simons hướng cái điều khiển từ xa vào cặp loa Bose Acoustic Wave được treo hệt như trong một hộp đêm ngầm của quận Mitte, Berlin và “Kill 100” của nhóm X-Press 2 vang lên chắc nịch. Như được ra hiệu, người mẫu Lida Fox, trong chiếc áo nền vàng hoạ tiết hồng nhạt, quần sooc đen, thả bước trong tiếng nhạc. Tất cả toát ra vẻ thanh lịch trong căn phòng trắng không tên của toà nhà Dior, ở số 11 đường Francois Premier, nơi đóng quân của Simons và đồng đội: giám đốc Studio Pieter Mulier, cũng người Bỉ, bạn hữu đã 11 năm, trang sức Camille Miceli, mũ Stephen Jones và chục người khác. Không khí tập trung căng thẳng, đầy náo động.

Đó là một phần trong bộ sưu tập thời trang Xuân 2013, đủ sức kích thích cả thành Paris, dù Dior chẳng phải là nhà mẫu duy nhất trong thành phố theo đuổi vẻ đẹp của nàng thời trang.Tại thời điểm thực hiện bài viết, không quá 24 giờ nữa, Simons sẽ đưa ra thành phẩm đầu tiên cho Dior với kết cấu đặc biệt theo chủ nghĩa tối giản, phảng phất bóng dáng của Baroque thế kỷ 17. Đây là một sự va chạm của Paris cổ điển và tân thời theo nhiều con đường và Dior tin rằng Simons là nhà thiết kế đang trẻ hoá vẻ đẹp của nhà mẫu, đồng thời tuyên bố vị trí của nó trên thời trang thế giới.

Raf Simons và Diane Kruger trong một thiết kế Christian Dior Haute Couture Thu Đông 2012

Âm nhạc chảy vào lòng thiết kế

Chính xác thì đây là lần ra mắt thứ hai của Simons. Lần đầu tiên là buổi trình diễn thời trang vào tháng bảy sáng rực sắc của hơn 1 triệu bông hoa. Bộ sưu tập lộng lẫy và đầy tôn vinh bí quyết của nhà mẫu đã được Ngài Dior đưa ra từ hơn 60 năm trước: Tái tạo lại chiếc áo jacket New Look Bar đầy hình tượng, những chiếc đầm đen cắt may khéo léo, thấp thoáng hình ảnh của một Paris thời hậu chiến khao khát và thanh lịch, được hiện đại hoá.

Simons đánh giá đó là “sự thấm đẫm hoài niệm vì tương lai”. Đó cũng chính là sự sáng tạo huyền ảo trên nền tảng trang phục ứng dụng, người phụ nữ có thể bước trên sân khấu và cũng có thể bước vào đời thường. Ngay cả những vật phẩm hiện đại như iPhone cũng gắn kết với trang phục bên ngoài thảm đỏ. Và như Simons nhận định, anh có trách nhiệm biến Dior trở thành “hơn một thương hiệu có chức năng chỉ cho một sự kiện đặc biệt nào đó. Với tôi, đó là một chút ít quá dễ dàng và không phải là những gì mà Christian Dior muốn. Ông ấy muốn trang phục của mình xuất hiện trên đường phố. Ông ấy bị mê hoặc bởi phụ nữ, văn hoá, tinh thần và sự gợi cảm của họ”.

Simons là một nhà thiết kế có cách làm việc độc nhất. Một người mẫu xuất hiện trong tầm nhìn, bước theo catwalk tưởng tượng, trong tiếc nhạc liên tục lặp đi lặp lại cho tới khi anh nắm được sự chuyển giao giữa cô gái, âm nhạc, cái nhìn, thời điểm, gắn kết lại. Gần hai thập niên trước, khi ghé Fuse, một câu lạc bộ ở Brussels, Simons yêu thích ngay nhạc techno, vì theo chủ nghĩa thoát ly thực tế và hiện đại. Ngày nay, các tác phẩm của nhà soạn nhạc techno đại tài Richie Hawtin, cũng được biết dưới cái tên Plastikman, được anh mở ở nhà, ở studio và tại những sô diễn.

Simons không e ngạc bộc lộ bản thân như một fan cuồng với sức mạnh của tuổi trẻ và không tự ái. Chuyên gia tóc Guido Palau nhận xét: “Raf hệt như một teen. Anh ấy tinh tế đến không ngờ nhưng anh có nhiệt tình tuổi trẻ cho những gì mình yêu, nhất là âm nhạc”.

Simons đã từng thiết kế trang phục cho những chàng trai giống như mình, hoàn thành những tác phẩm cho tình yêu với nghệ sĩ David Bowie. Âm nhạc vẫn tiếp tục tác dụng trong quá trình anh sáng tạo.

“Trong 2 tháng tôi làm việc với bộ sưu tập này, tôi nghe album “Madam Butterfly” và “Paris” của Malcolm McLauren. Tôi không thể sống thiếu âm nhạc và tôi không thể nhìn thấy phụ nữ nếu thiếu âm nhạc”. Dĩ nhiên, Simons chẳng phải là nhà thiết kế đầu tiên hay cuối cùng thấm đẫm âm nhạc, tuy có điều gì đó đặc biệt về phản ứng của anh với âm nhạc (ám ảnh của anh với nghệ thuật đương đại).

Với Simons, trải nghiệm và cảm xúc là một và như nhau.

 

Điểm đến xác định

Simons bắt đầu đặt quan tâm nghiêm túc vào thời trang khi anh học thiết kế công nghiệp tại Genk lúc 18 tuổi. Khoảng thời gian này, ba điều có ý nghĩa quan trọng xuất hiện. Một alf anh thực tập với nhà thiết kế Walter Van Beirendonck. Hai là anh thực tập với Oliver Rizzo, bây giờ là một stylish danh tiếng quốc tế, trở thành người bạn tốt và một phần của gia đình Simons xây dựng, cho đến ngày nay (còn có nhiếp ảnh gia Willy Vanderperre, chuyên gia trang điểm Peter Phillips, stylish David Vandewal và bạn  gái của Simons, nhà thiết kế Veronique Branquinho). Họ tụ tập khuya tại quán café Witzli – Poetzli của vùng Antwwerp café, nơi mà Simons kể: “Chúng tôi chỉ nói chuyện duy nhất về thời trang, chẳng gì khác cả. Có lẽ là nghệ thuật. Chúng tôi đã có hai ám ảnh: Helmut (Lang) và Martin (Margiela). Chúng tôi ngồi ở đó mỗi ngày trong suốt 2 năm, tôi không nói đùa đâu”.

Và điều thứ 3 là anh đi xem show diễn thời trang tốt nghiệp hàng năm tại Viện Mỹ thuật Hoàng gia, nơi đã đưa ra thế giới nhóm thiết kế thời trang nổi tiếng Antwrep Six (Walter Van Beirendonck, Ann Demeulemeester, Dries van Noten, Dirk Van Saene, Dirk Bikkembergs, Marina Yee) của thập niên 80.

Lúc đó khoa thời trang của Viện đứng đầu là Linda Loppa, cũng là chủ nhân của một cửa hàng chuyên bán sản phẩm của các nhà thiết kế trẻ. Sau khi tốt nghiệp trường thiết kế công nghiệp vào năm 1991, Simons làm mọt bộ sưu tập nội thất ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời trang – 7 tủ có ngăn trang trí bằng đá quý – và nhờ Loppa bán giùm. Mục đích chính của Simons chính là thuyết phục bà cho phép anh học thời trang ở Học viện Hoàng gia, nhưng bà đã từ chối. Loppa nhớ lại: “Tôi bảo anh ấy, Raf, anh đã trưởng thành”. Chúng tôi sẽ phá hỏng anh vì chúng tôi phải bắt đầu dạy dỗ từ một tờ giấy trắng tinh, còn anh đã có hẳn cái nhìn riêng rồi.

Bà khuyến khích anh thiết kế trang phục nam, điều mà anh muốn làm. Vào năm 1995, Loppa nhìn thấy những gì Simons đã theo đuổi, những bộ đồ và những chiếc váy rất ôm thấm đẫm thái độ chứng tỏ bản thân, bà rất vui và có chút sốc. “Tôi bảo “Ô, đẹp lắm, nhưng Raf nè, chúng không quá nhỏ sao?”. Nhưng đó chính là cách mà anh ấy muốn người ta xem. Raf rất quyết đoán”. Simons đưa chúng đến Paris để trưng bày trong một gallery ở Marais, đảm bảo với một vài đơn đặt hàng và nói với Loppa: “Thế hệ mới đã ra đời”.

 

Giám đốc sáng tạo mới của Dior

Vào năm 2005, khi những người sở hữu thương hiệu Jil Sander tuyển chọn nhà thiết kế nhằm phát triển thương hiệu, họ quyết Simons là ứng viên hoàn hảo nhất. Lúc này anh nổi danh với cái nhìn tối thiểu, một ý tưởng tiến bộ về cắt may kết hợp với cả phong cách thời trang đường phố cách tân tinh tế hơn và khả năng vô song của anh khi tham chiếu nghệ thuật đương đại.

Mở rộng vốn từ mà bà Sander thiết lập – tinh khiết, chặt chẽ, kỷ luật – anh truyền tải sự thuyết phục mạnh mẽ và áp đặt cua rminfh quanh nữ tính và thanh lịch. Những bộ sưu tập sau đó của anh chứng tỏ sự ảnh hưởng to lớn đến thương hiệu.

Những câu chuyện về Simons vang đến Dior rất nhiều, bắt đầu với người đứng đầu nhà mẫu, Sidney Toledano, và Delphine Amault. Ngày mà Simons đảm nhiệm công việc dường như không mấy đặc biệt. Ngoại rừ, Simons nhớ lại: “Chiếc bàn nhìn sang trọng hơn bình thường – có một bó hoa trên đó – nhưng tôi nghĩ đó là bởi vì chúng tôi đang gặp gỡ ngài Amault. Chúng tôi bắt đầu ăn và nói chuyện, rồi đúng thời điểm, ông ấy quay qua tôi và nói: “Chúng tôi giao nó cho anh”. Và tất nhiên là lời chấp nhận ngay. Chẳng có chút nào nghi ngờ hay sợ hãi cả. Tôi đã đi bộ, đi mãi, đi mãi, cả một nửa vòng Paris”.

Người ta đã nghi ngờ quyết định lựa chọn Simons của đại gia LVMH đơn thuần dựa trên tài năng đáng nể và cá tính của anh. Với sự tôn trọng và quan tâm đúng mức với những người xung quanh, anh có thể là người phù hợp nhất thời với một nhà mẫu trở nên bất ổn khi John Galliano ra đi.

Hai tuần sau khi chính thức đảm nhiệm ghế Giám đốc sáng tạo, anh gặp mọi người làm việc trong nhà mẫu. Thiết kế trang sức cho người mẫu là Victorie de Castellane nhớ lại là anh dã khiến cô kinh ngạc khi tuyên bố: “Cách mà tôi tưởng tượng Ngài Dior tồn tại là sự khiêm tốn và hiểu biết những điều thầm kín cần thiết để trở thành một nhà thiết kế”.

 

Simons muốn người ở Dior cảm nhận theo một cách đặc biệt. Anh nói: “Họ không quen với một cá tính như tôi, một người thẳng thắn và cởi mở. Bản chất của tôi khi đi đến một nơi nào đó sẽ tạo ra sự thoải mái với mọi người, tạo ra sự đoàn kết gắn bó. Toi muốn minh bạch với tất cả mọi người, không chỉ trong công ty rằng … không phải bằng sự cường điệu mà bằng sự ngọt ngào … Tôi đã kiểm soát được tình huống”.

Bằng nhiều lý do, Simons đã phải nhận công việc gần như ngay lập tức. Loppa cho biết: “Thật là tuyệt vời khi nhìn thấy anh ta tiếp nhận công việc mới này với tính cách trưởng thành và tự tin, nhất à khi nó mang lại tầm nhìn và trách nhiệm như thế”. Điều này không bị mất ở Simons. Pieter Mulier, người đã làm việc với Simons ở Jil Sander và hiện tại là Dior, cho biết: “Raf rất nghiêm khắc với người khác, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến cảm xúc anh ấy mang đến khi tiếp cận mọi người”. Vài tháng đầu tiên, anh từ chối có tài xế riêng, tự mình lái xe giữa Paris và Antwerp vào mỗi chiều thứ sáu.

Anh đã tìm thấy sự thư thái cho tâm hồn trong con mắt soi xét của công chúng ngay nhà mẫu Dior. Anh cũng đã phát triển những mối quan hệ sâu sắc với những xưởng máy và mở rộng bản thân trong những tài liệu lưu trữ. Và cả với như Alber Elbaz, của nhà mẫu Lanvin. Sau khi Elbaz tham gia buổi ra mắt bộ sưu tập đầu tiên của Simons cho Dior (cùng với Riccardo Tisci, Marc Jacobs, Diane von Furrstenberg, và Donatella Versace), ông đã trao lại cho Simons chiếc đầm dạ hội của nhà Dior vải phin màu hồng từ Xuân 1957 lưu trữ ở Lanvin.

Bộ sưu tập của hoài niệm


Đó là bộ sưu tập Xuân Hè 2013 của nhà Dior dưới những sáng tạo của Simons. Simons nói đến hoài niệm của anh cho một thời gian khi đó thời trang đã có cảm xúc thân thuộc mạnh mẽ hơn. “Tôi muốn mang cảm xúc trở lại, đối với những gì tôi cảm thấy của thập niên 90. Bởi vì bây giờ tôi nhìn thấy nhiều trang phục tuyệt vời, nhưng tôi không thấy nhiều cảm xúc trong đó”.

Ngay sau sô diễn, nhiều người đã cố gắng tiếp cận Simons chúc mừng thành công. Anh đã trung thành với nhiều ý tưởng mà anh từng thể hiện – những chiếc áo smoking chít eo, đầm dạ hội bồng bềnh, phủ tròn tương phản với áo len mỏng đen, và những chiếc đầm quây mini theo trường phái vị lai phối với quần sooc thay cho quần dài. Đây là sự khẳng định ý tưởng cho những gì Dior thể hiện bây giờ, và rất có thể là tương lai. Rất nhiều chiếc jacket độc đáo của anh, trong số đó có thể mặc với đầm hay áo khoác ngắn, nhấn mạnh tính sở hữu của nhà mẫu với áo quần may đo khéo léo, đứng dáng và tôn vinh cơ thể người mặc.

Anh giải thích: “Bạn đi tới Chanel, bạn nhận ra nét đặc trưng, người phụ nữ, ngay lập tức. Nhưng người phụ nữ của Dior thì sao? Ngoại trừ một vài chiếc đầm và váy dài, thật khó để tách biệt cô ấy trong đám đông. Với những chiếc jacket này, phụ nữ có thể mặc theo cách họ muốn, đó chính là điều tôi muốn xây dựng”.

Cha và mẹ Simons cũng có mặt trong đêm diễn. Anh chìm trong vòng tay của họ và khoảnh khắc đó người ta có thể thấy anh không sợ bộc lộ sức mạnh của cảm xúc bản thân, mong muốn sự sâu sắc tình cảm và ấp ủ trong tim gia đình mình. Simons chào đời vào tháng giêng năm 1968 tại Neerpelt, nơi “như chẳng có tên trên bản đồ, một ngôi làng giữa bò và cừu”. Cả hai ông bà Jacques Simons và Alda Beckers đều xuất thân từ gia đình đông anh em, tập hợp quanh là dì, chú, anh em họ, củng cố suy nghĩ về cộng đồng và đoàn tụ với Simons. Đó không phải là một cuộc sống ân sủng hay giàu có, nhưng tràn đầy tình yêu và lòng tự trọng.

“Tôi hết sức tự hào về cha mẹ mình – mẹ tôi là bà nội trợ còn ba tôi là người gác đêm trong quân đội. Và bây giờ tôi đứng giữa thế giới này, một môi trường trưởng giả, trong một ngôi nhà mà tại Pháp là vị trí quan trọng nhất trong thời trang, cùng với Chanel.  Nhưng tôi không quan tâm điều đó. Những gì tôi thấy kinh ngạc chính là nó là một ngôi nhà đẹp nơi tôi có thể làm ra những trang phục khiến phụ nữ hạnh phúc. Tôi dã được nuôi lớn trong một tổ ấm hạnh phúc bởi những người hạnh phúc, và tôi thích suy nghĩ rằng đó là đầy đủ thành phần để khiến tôi thành công tai Dior”.

Hoàng Dương (Theo Người đẹp)

Thực hiện: depweb

16/01/2013, 22:22