Bắt đầu từ những chiến dịch nhỏ cùng một số ít sản phẩm bằng cotton hữu cơ từ năm 2007 hay chất liệu tái chế vào năm 2009, H&M cho ra mắt bộ sưu tập với chất liệu sợi thân thiện môi trường (eco-fiber) vào năm 2010 với tên gọi “Garden Collection”.
Đến năm 2011, H&M đặt cột mốc quan trọng khi cho ra mắt dòng sản phẩm Conscious làm từ cotton hữu cơ, tencel và polyester tái chế. Đây là dấu mốc quan trọng của thương hiệu, khẳng định tính thẩm mỹ trong các thiết kế làm bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Cho đến nay, những hoạt động thu gom quần áo cũ vẫn được H&M phát động rộng rãi tại các cửa hàng của mình trên toàn thế giới. Với mỗi bọc đồ cũ của bất kỳ thương hiệu nào, khách hàng sẽ nhận được một voucher mua hàng tại H&M.
H&M hiện sở hữu các thương hiệu thời trang như & Other Stories, Cheap Monday, C.O.S., Monki, Weekday, Arket, Afound và H&M Home. Theo thống kê của Textile Exchange, tập đoàn này hiện tại là nơi sử dụng nguồn chất liệu tái chế lớn nhất thế giới. Qua mỗi năm, thương hiệu này lại giới thiệu những chất liệu mới được hình thành dựa trên các nghiên cứu phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất áo quần. Điển hình phải kể đến chất liệu bionic làm bằng nhựa thu gom từ bờ biển, vải cashmere tái chế và vải nhung làm từ polyester tái chế.
“Chúng tôi hy vọng có thể truyền cảm hứng cho những công ty khác trong ngành sản xuất cùng hướng đến một tương lai thời trang phát triển bền vững”, bà Cecilia Brännsten – Giám đốc Phát triển bền vững vì Môi trường tại tập đoàn H&M nói.
– H&M đặt mục tiêu sử dụng cotton hữu cơ trong các sản phẩm từ năm 2020 trở đi.
– Từ năm 2030, mục tiêu H&M hướng đến là chỉ sử dụng chất liệu tái chế trong toàn bộ các sản phẩm của mình.
GO GREEN
Nếu sống ở thời đại này, Bạch Tuyết có lẽ không cần đợi đến lúc ăn quả táo của phù thủy mới bị ngộ độc, còn nàng tiên cá Ariel có lẽ đã không thể bơi giữa đại dương ngập rác nhựa để đến gặp hoàng tử trong mơ.
Những vấn nạn môi trường giờ đây không còn là việc xảy ra trên chương trình thời sự mà đã len lỏi đến tận mâm cơm gia đình, khi hạt vi nhựa cuối cùng cũng được tìm thấy trong cơ thể con người vào cuối tháng 10/2018.
Nhà thám hiểm người Mỹ Sylvia Alice Earle từng nói: “Phần còn lại của thế giới có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng”. Mọi nỗ lực cứu trái đất thật ra chính là giải cứu bản thân mình. Bạn đã sẵn sang sống xanh ngay từ ngày hôm nay?
Tổ chức chuyên đề: Hương Thủy – Ảnh: Phú Đào – Sắp đặt: Nha Đam
Bài cùng chuyền đề
– Eat Green: Bắt đầu bằng thói quen uống không cần hút
– Eat Green: “Về nhà ăn cơm” đi để được dùng những món đồ thật tự nhiên
– Eat Green: Đi tìm những chốn xanh trong lòng Hà Nội
– Eat Green: Nhật ký mỗi ngày của những người sống xanh
– Live Green: KTS An Việt Dũng: Người may “khẩu trang” xanh cho những ngôi nhà
– Live Green: Nhà tự thở – Kiểu kiến trúc ra đời phù hợp với biến đổi khí hậu
– Live Green: “Nói không với túi nylon” và nỗ lực của người trẻ xây dựng lối sống bền vững
– Live Green: “Ông tây móc cống” James Joseph Kendall: “Thấy tội lỗi mỗi khi dùng một chiếc túi nylon”
– Live Green: Đừng vội vứt bỏ khi rác thải cũng có thể tìm kiếm “cuộc đời mới”
– Wear Green: Khi “tuyên ngôn xanh” hiện diện trên thảm đỏ
– Wear Green: Ông lớn “Versace” cùng lời cam kết bền vững
– Wear Green: Stella McCartney – Định nghĩa về thời trang nhân đạo
– Wear Green: Levi’s – Phát kiến tiết kiệm nước
– Wear Green: Phát động chiến dịch thu gom quần áo cũ cùng H&M
– Go Grenn: Cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của những “quả bom li ti”
– Go Green: Khi những bao bì cũng cần đẹp & thân thiện
– Helly Tống: “Mỗi khi bắt buộc phải dùng đồ nhựa, tôi sẽ tự hối lỗi bằng cách trồng một cây xanh!”
– Wear Green: 20 điều nhỏ bé mà tôi và bạn có thể làm để cứu Trái đất