Live Green: Đừng vội vứt bỏ khi rác thải cũng có thể tìm kiếm “cuộc đời mới”

Khi bếp than trở thành chậu hoa

Hình ảnh những chiếc bếp than đỏ hồng tỏa khói đã trở thành kí ức thân thương với không ít người dân Việt, nhưng đi liền với khả năng khơi gợi cảm xúc về nơi xóm nhà quen thuộc, nó gây ra không ít tai nạn nguy hiểm và để lại hệ quả khí thải lớn cho môi trường. Trước năm 2020, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ xóa sổ toàn bộ loại bếp này. Từng sống đời hoàng kim vào thế kỷ trước và vẫn là vật dụng quen thuộc của nhiều gia đình hiện đại, những chiếc bếp than tổ ong nay sẽ bị bỏ đi đâu?

Tháng 11 vừa qua, chiến dịch “Hồi sinh bếp than tổ ong” đã được tổ chức tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bởi hai tổ chức GreenHub và Live & Learn. Hơn 150 bếp than tổ ong bị bỏ đi được sống cuộc đời mới bằng cách khoác lớp sơn màu, biến thành chậu hoa xinh xắn. Một “vườn hoa bếp than tổ ong” đã được trồng trong sân trường THPT Việt Đức và phường Chương Dương.

cuoc-doi-moi-cho-rac-thai-2

Chai nhựa, túi nylon làm gạch sinh thái

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình xanh được hình thành từ gạch sinh thái (ecobrick), chẳng hạn như chuỗi nhà trọ du lịch The Circle Hostel tại Philippines hay 116 trường học tại Guatemala (Trung Mỹ).

Ở Việt Nam, tại thành phố Hạ Long, một chiếc ghế ngồi làm từ rác thải nhựa cũng mới được ra đời trong ngày hội cộng đồng do tổ chức GreenHub cùng công ty KPMG Việt Nam và Hội Phụ nữ phường Hà Trung thực hiện. Ghế được làm từ 120 viên gạch sinh thái với nguyên liệu chính là vỏ chai nhựa lèn chặt túi nylon, vỏ bánh kẹo, ống hút nhựa…,vững chãi và tiện dụng không kém bất kỳ chiếc ghế đá hay xi măng nào.

Làm một viên gạch sinh thái không khó nhưng cần nhất vẫn là đúng kỹ thuật mới có thể sử dụng được. Tốt nhất, bạn nên mang nguyên liệu là các loại rác thải nhựa và nylon đến các tổ chức chuyên tái chế gạch sinh thái như câu lạc bộ Les Pas Verts hay Think Playground để được hướng dẫn thực hiện đúng quy trình.

cuoc-doi-moi-cho-rac-thai-3

Điểm tập kết pin cũ

Sau khi bị vứt vào thùng rác, những viên pin dùng hết sẽ được đem đến bãi đốt hoặc chôn, từ đó rò rỉ các chất độc như chì, thủy ngân, cadmium, gây ra những tổn hại vĩnh viễn cho môi trường. Chỉ một viên pin cũng đủ sức làm ô nhiễm 500 lít nước và 1m3 đất trong suốt 50 năm.

Hãy cất pin cũ vào lọ thủy tinh hoặc hộp gỗ, đậy kín nắp, tránh tầm tay trẻ em. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có những điểm thu gom pin để đem xử lý và tái chế an toàn.

Hà Nội
– Số 45 Nghĩa Tân, Cầu Giấy
– Số 17 Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy
– Số 1 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm
– Số 12-14 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình
– Số 9 Thành Công, Ba Đình

Tp.HCM
– Trung tâm Mega Market An Phú, Lot B An Khánh, P. An Phú, Q.2
– Số 132 Tôn Thất Thuyết, P.15, Q.4
– Số 22 Nguyễn Văn Trỗi, P.17, Q. Phú Nhuận
– Số 14 Phan Bội Châu, P.2, Q. Bình Thạnh
– Số 82 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3

GO GREEN

Nếu sống ở thời đại này, Bạch Tuyết có lẽ không cần đợi đến lúc ăn quả táo của phù thủy mới bị ngộ độc, còn nàng tiên cá Ariel có lẽ đã không thể bơi giữa đại dương ngập rác nhựa để đến gặp hoàng tử trong mơ.

Những vấn nạn môi trường giờ đây không còn là việc xảy ra trên chương trình thời sự mà đã len lỏi đến tận mâm cơm gia đình, khi hạt vi nhựa cuối cùng cũng được tìm thấy trong cơ thể con người vào cuối tháng 10/2018.

Nhà thám hiểm người Mỹ Sylvia Alice Earle từng nói: “Phần còn lại của thế giới có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng”. Mọi nỗ lực cứu trái đất thật ra chính là giải cứu bản thân mình. Bạn đã sẵn sang sống xanh ngay từ ngày hôm nay?

Tổ chức chuyên đề: Hương Thủy – Ảnh: Phú Đào – Sắp đặt: Nha Đam

Bài cùng chuyền đề
– Eat Green: Bắt đầu bằng thói quen uống không cần hút
– Eat Green: “Về nhà ăn cơm” đi để được dùng những món đồ thật tự nhiên
– Eat Green: Đi tìm những chốn xanh trong lòng Hà Nội
– Eat Green: Nhật ký mỗi ngày của những người sống xanh
– Live Green: KTS An Việt Dũng: Người may “khẩu trang” xanh cho những ngôi nhà
 Live Green: Nhà tự thở – Kiểu kiến trúc ra đời phù hợp với biến đổi khí hậu
– Live Green: “Nói không với túi nylon” và nỗ lực của người trẻ xây dựng lối sống bền vững
– Live Green: “Ông tây móc cống” James Joseph Kendall: “Thấy tội lỗi mỗi khi dùng một chiếc túi nylon”
– Live Green: Đừng vội vứt bỏ khi rác thải cũng có thể tìm kiếm “cuộc đời mới”
– Wear Green: Khi “tuyên ngôn xanh” hiện diện trên thảm đỏ
– Wear Green: Ông lớn “Versace” cùng lời cam kết bền vững
– Wear Green: Stella McCartney – Định nghĩa về thời trang nhân đạo
– Wear Green: Levi’s – Phát kiến tiết kiệm nước
– Wear Green: Phát động chiến dịch thu gom quần áo cũ cùng H&M
– Go Grenn: Cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của những “quả bom li ti”
– Go Green: Khi những bao bì cũng cần đẹp & thân thiện
– Helly Tống: “Mỗi khi bắt buộc phải dùng đồ nhựa, tôi sẽ tự hối lỗi bằng cách trồng một cây xanh!”
– Wear Green: 20 điều nhỏ bé mà tôi và bạn có thể làm để cứu Trái đất


From the same category