Cách làm mẹ một thần đồng - Tạp chí Đẹp

Cách làm mẹ một thần đồng

Tin Tức


Ảnh minh họa

Cách làm mẹ một thần đồng

Cha mẹ của trẻ khuyết tật phải được rèn luyện để thấy đặc tính của các bệnh về nhận thức, nhưng cha mẹ của thần đồng phải được rèn luyện để nhận ra nguy cơ của bệnh tật trong đó. Ngay cả khi những đứa trẻ này không bị chẩn đoán các bệnh như A.D.D hay Asperger thì chúng cũng cần được giảm bớt sự đơn độc của việc quá xuất sắc và sự đơn độc khi có mối quan hệ cảm xúc với một vật vô tri vô giác.

“Nếu bạn dành 5 giờ mỗi ngày để luyện tập trong khi những đứa trẻ khác ra ngoài chơi bóng chày, bạn sẽ không làm được những điều tương tự” – Karen Monroe nói. “Thậm chí nếu bạn say mê nó và không thể tưởng tượng được mình sẽ làm được việc gì khác, điều đó cũng không có nghĩa là bạn không cảm thấy cô đơn”.

Nếu như Chloe Yu khinh miệt ý tưởng về một tuổi thơ bình thường thì May Armstrong chỉ đơn giản là phải cúi đầu trước thực tế rằng không điều gì như thế có thể đạt được với cậu con trai duy nhất của cô . Kit sinh năm 1992 và có thể đếm số lúc 15 tháng tuổi.

May đã dạy con trai cộng, trừ năm 2 tuổi và cậu bé tự mình học nhân chia. Khi đào đất trong vườn, cậu giải thích cho mẹ về nguyên tắc đòn bẩy. Lúc 5 tuổi, cậu giải thích thuyết của Einstein về sự giãn nở của thời gian. May – một nhà kinh tế – phải thẳng thắn thừa nhận rằng: “Về bản chất thì mọi bà mẹ đều muốn bảo vệ con cái nhưng thằng bé không cần sự bảo vệ. Tôi không thể nói rằng đó là chuyện dễ dàng”.

Dạy khi bé không hứng thú

May rời Đài Loan, tới Mỹ học tập năm 22 tuổi và trải qua những kỳ nghỉ một mình. “Tôi biết sự cô đơn là như thế nào và tôi nghĩ rằng thằng bé cần một sở thích để tự thưởng thức nó” – bà mẹ này nói.

Vì thế, chị bắt đầu cho con trai học piano năm 5 tuổi, ngay cả khi cậu bé không hề hứng thú với âm nhac. Sau 3 tuần, Kit bắt đầu sáng tác.

Khi Kit 3 tuổi, giám sát viên nhóm chơi của cậu nói với chị May rằng con trai chị cho phép những đứa trẻ khác đẩy mình. “Vào một ngày tôi nhìn thấy một đứa trẻ khác cướp đồ chơi của thằng bé. Tôi đã bảo con nên tự đấu tranh cho mình và thằng bé nói rằng: ‘Bạn ấy sẽ chán ngay trong vòng 2 phút và con sẽ lại chơi với nó. Tại sao lại phải tranh giành nhau?”

Tôi nhận thấy thằng bé đã lớn. Vậy tôi phải dạy nó điều gì đây? Nhưng dường như thằng bé luôn vui vẻ và đó là điều tôi mong muốn nhất. Kit thường nhìn vào gương và cười phá lên”. Khi May đưa con tới lớp mẫu giáo, “giáo viên đã nói với tôi rằng cô ấy muốn những đứa trẻ khác lớn hơn nhưng muốn con tôi nhỏ lại”.

Năm 9 tuổi, Kit tốt nghiệp phổ thông và vào ĐH ở Utah. “Những sinh viên khác thường nghĩ rằng việc thằng bé có mặt ở đó thật là kỳ lạ, nhưng Kit không bao giờ nghĩ vậy”.

Trong khi đó, tài năng piano của cậu đã đủ để đến năm 10 tuổi có thể xuất hiện trong chương trình của David Letterman. Không lâu sau, Kit đi lưu diễn ở các cơ sở nghiên cứu vật lý của Los Angeles. Một nhà vật lý đã nói rằng, Kit thông minh tới mức không ai có thể “tìm ra điểm cuối tri thức của cậu bé này”.

Một vài năm sau, Kit tham gia một chương trình mùa hè tại M.I.T – nơi mà cậu đã giúp biên tập các bài viết về Vật lý, Hóa học và Toán học.

May nói với tôi rằng: “Một ngày nào đó, tôi muốn làm việc với những bậc cha mẹ có con khuyết tật vì tôi biết sự hoang mang của họ cũng giống như tôi. Tôi không biết phải làm mẹ như thế nào với Kit và cũng không biết phải tìm hiểu ở đâu về điều đó”.

May và Kit đã chuyển tới London để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của Kit. Cậu cũng sớm gặp gỡ nghệ sĩ piano Alfred Brendel. Ông hướng dẫn Kit và từ chối học phí. Khi ông biết Kit đang tập luyện tại một phòng trưng bày piano, ông đã gửi một chiếc Steinway tới căn hộ của họ.

“Tôi không có năng khiếu về âm nhạc để giúp Kit. Tất cả những gì tôi có thể làm là nhắc nhở rằng thằng bé rất may mắn khi có tài năng bẩm sinh này. Tôi thích nó là một giáo sư Toán học hơn. Cuộc sống đó dễ dàng hơn” – May nói. “Nhưng Kit quyết định rằng Toán học là sở thích, còn piano là công việc”.

Năm 18 tuổi, Kit chỉ theo học Thạc sĩ Toán học ở Paris. Cậu nói rằng cậu làm vậy để “thư giãn”. Tôi hỏi May rằng liệu cô có từng lo lắng Kit – giống nhiều người trẻ có khả năng đặc biệt khác – có thể bị suy nhược thần kinh. Cô cười: “Nếu có ai đó suy nhược thần kinh trong vụ này thì người đó là tôi”.


Giáo trình cho thần đồng

Liên bang không có nhiệm vụ đào tạo thần đồng. Nhưng nếu như chúng ta đã nhận ra tầm quan trọng của những chương trình đặc biệt dành cho học sinh có bộ não thiểu năng thì chúng ta cũng nên ngoại suy để tạo ra những chương trình dành cho người có bộ não xuất chúng.

Viết trên Time năm 2007, nhà giáo dục John Cloud đổ lỗi cho những giá trị của “chủ nghĩa quân bình triệt để” cộng với đạo luật “Không bỏ đứa trẻ nào phía sau” – thứ khuyến khích rất ít những học sinh tài năng. Leon Botstein, Hiệu trưởng Bard College – một thần đồng từng là người bán vé xe buýt – nhận xét một cách lạnh nhạt: “Nếu như Bethoven được gửi tới trường mẫu giáo ngày nay, họ sẽ trị bệnh cho ông và có thể ông sẽ trở thành một nhân viên bưu chính”.

Là một người đồng tính vào những năm 70, tôi gặp phải những thành kiến của cả thế giới. Cha mẹ tôi không bao giờ nhạo báng nhưng họ không thoải mái với cái cách mà tôi khác họ và khuyến khích tôi sống đúng với cơ thể mình. Tôi bắt đầu nghiên cứu về những đứa trẻ khác biệt để tìm lý do tha thứ cho bố mẹ mình khi họ ép tôi phải sống không đúng với bản thân.

Tôi muốn tìm hiểu quá trình đó thông qua những việc mà các bậc cha mẹ phải cam chịu con cái – người đã mang lại cho cha mẹ những thách thức khá lớn. Tôi quyết định đầy thanh thản rằng bố mẹ tôi đã thực sự là những ông bố bà mẹ tốt và nhận ra rằng tôi cũng đã sẵn sàng để làm một phụ huynh.

Petersen đã so sánh kinh nghiệm của mình với việc có một đứa con phải đi chân giả. May Armstrong nhìn thấy điểm chung của những phụ huynh có con thần đồng với những phụ huynh có con khuyết tật. Một nửa số thần đồng mà tôi nghiên cứu dường như đều chịu áp lực phải xuất sắc hơn tài năng bẩm sinh của chúng, còn nửa kia thì lại không phát huy hết tài năng thực.

Nghiên cứu về gia đình họ, tôi dần nhận ra rằng tất cả các bậc cha mẹ đều phỏng đoán, và rằng những khác biệt ở bất cứ dạng nào, tích cực hay tiêu cực, đều làm việc phỏng đoán trở nên khó khăn hơn.

Tôi không nghĩ rằng mình sẽ yêu con hơn nếu chúng biết chơi bản concerto số 3 của Rachmaninoff, và tôi hi vọng sẽ không bớt yêu chúng vì những kỹ năng kém cỏi nếu chúng bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh mãn tính. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, tôi thực sự thấy nhẹ nhõm khi chúng chưa hề thể hiện bất cứ khả năng gì phi thường như thế.

Andrew Solomon là một nhà văn viết về chính trị, văn hóa và tâm lý, kiêm giảng viên tâm thần học tại ĐH Cornell (New York, Mỹ). Hiện ông đang sống ở cả London và New York. Ông cũng viết cho một số tờ báo có tiếng như The New York Times, The New Yorker, Artforum, Travel and Leisure và một loạt những ấn phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuốn sách “The Noonday Demon: An Atlas of Depression” của ông từng giành giải thưởng Cuốn sách quốc gia năm 2001 và lọt vào vòng chung kết giải Pulitzer năm 2002. Cuốn sách này cũng được The Times cho vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất thập kỷ của London.

Bài viết này được trích từ cuốn sách “Far From the Tree” sẽ xuất bản trong tháng này của ông.

Theo VIetnamnet/New York Times

Thực hiện: depweb

23/11/2012, 07:55