Từ "em bé napalm" đến vị đại sứ lan tỏa thông điệp hòa bình - Tạp chí Đẹp

Từ “em bé napalm” đến vị đại sứ lan tỏa thông điệp hòa bình

Sống

Một trong những bức ảnh đáng nhớ. Bức ảnh hiển thị một cô bé Việt Nam trần truồng vừa khóc vừa chạy về phía ống kính; cô bé ấy vừa khóc vừa gào thét trong đau đớn sau một cuộc tấn công bằng bom napalm thiêu rụi ngôi làng của cô bé, quần áo và cả phần da thịt phía sau lưng của cô.

Bức ảnh được chụp vào ngày 8/6/1972 ở thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Bức ảnh được chụp vào ngày 8/6/1972 ở thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Khi ấy Kim Phúc chỉ mới 9 tuổi

Cô bé trong bức ảnh tên là Kim Phúc vẫn đang tiếp tục bỏ chạy khi phóng viên tờ ITN (sau đổi tên thành BBC) Christopher Wain dừng cô bé lại và đổ nước lên người cô bé trong khi tiếp tục chỉ đạo cho cả đoàn ghi nhận lại khoảnh khắc kinh khủng này. Christopher đã giúp đỡ Kim Phúc trong lúc nhiều đồng nghiệp, trong đó có Nick Ut tiếp tục tác nghiệp.

Hồi tưởng về ngày hôm ấy, Christopher nói: “Chúng tôi lúc đấy đang cạn kiệt về phim chụp và người chụp hình của tôi lúc đấy, Alan Downes tỏ ra lo lắng khi tôi yêu cầu anh ấy dùng những thước phim quý quá để ghi nhận lại khung cảnh này. Những bức ảnh này quá kinh khủng để có thể sử dụng. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần phải cho thế giới thấy cuộc chiến này thật sự tàn khốc như thế nào.” . Và thật vậy, khi ngay cả Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Nixon cũng luôn nghi ngờ về tính xác thực của bức ảnh.

Ngay sau đó, những người bị thương đã được đoàn phóng viên chiến trường đưa vào bệnh viện
Ngay sau đó, những người bị thương đã được đoàn phóng viên chiến trường đưa vào bệnh viện

Nick Ut sau đấy mang Kim Phúc và những đứa trẻ đang bị thương khác đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, Sài Gòn. Khi đến được bệnh viện, Kim Phúc được chuẩn đoán là vết thương quá nghiêm trọng và cần được ở lại bệnh viện một thời gian để điều trị, và nếu may mắn, cô bé có thể sống sót. Theo ước tính, Kim Phúc điều trị tại bệnh viện trong 14 tháng, trải qua 17 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ trước khi được về nhà. Cho tận cuối năm 1982, sau khi được điều trị ở một phòng khám chuyên khoa của Đức, Kim Phúc mới có thể đi lại bình thường được.

Năm 1992, Kim Phúc gặp và kết hôn với Bùi Huy Toàn, một sinh viên người Việt tại Cuba, người chấp nhận những vết sẹo chiến tranh trên lưng và tay cô
Năm 1992, Kim Phúc gặp và kết hôn với Bùi Huy Toàn, một sinh viên người Việt tại Cuba, cũng là người chấp nhận những vết sẹo chiến tranh trên lưng và tay cô

Hiện tại, bà Kim Phúc đã 56 tuổi, sống tại Canada cùng chồng sau khi được nhận theo diện tị nạn chính trị. Vào ngày 10/10/1994, Kim Phúc được trao danh hiệu Đại Sứ Hòa bình của tổ chức UNESCO. Thông qua vai trò đại sứ, bà có cơ hội truyền tải nhiều hơn về những hệ quả mà chiến tranh tác động đến bà, không chỉ các tổn thương vật lý mà cả những tổn thương về tinh thần. Năm 1999, nhà văn người Canada Denise Chong cho ra mắt quyển sách về tiểu sử của Kim Phúc dưới tên gọi “The Girl in the Picture”.

"Em bé napalm" từng có cơ hội diện kiến nữ hoàng Elizabeth II năm 2010 tại London
“Em bé napalm” từng có cơ hội diện kiến Nữ hoàng Elizabeth II năm 2010 tại London

Năm 1997, bà thành lập Quỹ Kim Phúc, nhằm cung cấp các hỗ trợ về y tế và tâm lý cho các trẻ em trong chiến tranh.

Chán ghét vì phải liên tục trả lời phỏng vấn và bản thân bị lạm dụng thành hình ảnh “nhân chứng chiến tranh”, trong những cuộc nói chuyện về trải nghiệm và cuộc đời của bản thân, bà từng nói về cách trở nên “mạnh mẽ để đối đầu với sự đau đớn”, và như thế nào mà lòng trắc ẩn và tình yêu đã giúp bà hàn gắn vết thương: “Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành”.

"Tôi muốn câu chuyện của tôi sẽ mang lại niềm hy vọng cho người khác. Nếu họ đang tìm kiếm sự tha thứ, tôi vẫn sẵn lòng"
“Tôi muốn câu chuyện của tôi sẽ mang lại niềm hy vọng cho người khác. Nếu họ đang tìm kiếm sự tha thứ, tôi vẫn sẵn lòng”

Người phụ nữ tuyệt vời này sẽ nhận được giải thưởng quốc tế Dresden thứ 10 vào ngày 11 tháng 2 năm 2019 ở nhà hát Semperoper, thành phố Dresden, thủ phủ của Bang tự do Sachsen, Đức.

Thực hiện: Dang Thuy Linh

31/01/2019, 17:00