Thơm không cần hóa chất - Tạp chí Đẹp

Thơm không cần hóa chất

DELETED

Việc xông hương cho phòng vẫn phải nhớ hai yêu cầu: tránh gió lùa mạnh và không dùng hóa chất độc hại. Vì yếu tố này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc một số mẹo vặt giúp phòng của mẹ và bé luôn ngát hương:

1. Hương thơm từ quả dứa


Bạn có thể dùng một trái dứa, đục rỗng phần ruột. Sau đó, đặt một cây nến loại chuyên dùng đốt tinh dầu (không chứa hóa chất gây độc) đốt lửa cho cây đèn cầy. Sức nóng từ ngọn lửa sẽ khiến cho mùi hương của trái dứa lan tỏa ra khắp phòng. Mùi hương rất dễ chịu, tự nhiên và an toàn. Nếu chọn quả còn xanh, bạn có thể dùng chúng khoảng 3 ngày. Mỗi ngày chỉ cần khử mùi bằng cách này cho căn phòng khoảng 10 phút là được.

2. Tận dụng vỏ cam


Bằng cách tận dụng vỏ cam, quýt bạn cũng có thể có được loại bột khử mùi đặc biệt. Sau khi phơi khô vỏ cam, bạn có thể xay chúng thành bột mịn rắc ở các góc phòng. Loại bột này vừa có thể khử mùi và diệt kiến, tránh muỗi rất hiệu quả. Ngoài ra, để đỡ mất thời gian, bạn có thể dùng vỏ cam đốt cháy để khử mùi cho căn phòng.

3. Nước xịt phòng từ tinh dầu thiên nhiên


Chọn loại tinh dầu thiên nhiên ưa thích. Bạn có thể chọn dùng tinh dầu hương gỗ, oải hương, mùi cam quýt, vani. Pha loãng tinh dầu với nước, cho vào bình xịt và xịt khử mùi cho căn phòng. Cách này khá an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Lưu ý, dù dùng cách nào để giúp cho phòng bà đẻ thơm mát thì việc mở cửa thường xuyên vẫn rất cần thiết cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

4. Thông thoáng mỗi ngày

Mở cửa phòng mỗi ngày để tránh ẩm mốc

Tranh thủ thời gian bé tắm nắng, bạn nên mở hết tất cả các cửa phòng ngủ để làm mới không khí mỗi ngày. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên dùng máy lạnh, việc làm này rất quan trọng, giúp cho căn phòng không còn mùi ẩm mốc, vi khuẩn trú ẩn. Mỗi ngày, nên mở cửa để phòng được thoáng khí khoảng 15-30 phút.

5. Khử mùi quần áo

Quần áo nên phơi ở nơi có nhiều ánh nắng

Muốn phòng thơm mát, bạn cần giải quyết những đồ dơ như quần áp của mình, chăn, áo gối của bé, khăn, tã… Những vật dụng có thể sẽ bị dính sữa, nước tiểu, mồ hôi… Khi những vật dùng này được thải ra, bạn nên mang ra khỏi phòng, sau đó phân loại chúng để giặt. Các loại quần áo bị dính phân, nước tiểu cần được giặt riêng. Nếu được, nên giặt quần áo em bé riêng. Phơi quần áo ở nơi nhiều nắng để tránh mùi ẩm mốc.

Theo Sức khỏe

Thực hiện: depweb

20/10/2012, 16:47