Trồng khoai lang không đơn giản như trồng các cây có hạt giống. Trước tiên bạn cần cắt đôi một củ khoai vừa, xiên 3 cây tăm ngang ở nửa củ vừa cắt để làm giá đỡ nó trên cốc nước.
Bạn đặt nửa củ khoai lên cốc nước, đặt ở cửa sổ sao cho một nửa khoai ở dưới nước, phần còn lại ở trên tiếp xúc với ánh sáng, rễ sẽ ra ở dưới và mầm sẽ mọc ở trên. Chúng có thể mọc lên đến 50 mầm và tất cả số mầm đó đều có thể trở thành cây khoai lang.
– Sau vài tuần, dưới ánh sáng mặt trời củ khoai bắt đầu mọc rễ và mầm như chúng ta mong muốn.
– Một khi mầm đã dài tầm 12cm, chúng ta tỉa khỏi củ và đặt vào một bát nước nông để nó mọc rễ riêng của mình.
– Thậm chí không đến 1 ngày sau, rễ của mầm đã bắt đầu mọc. Khi rễ đạt 2,5cm, trồng chúng xuống đất (có thể là chậu hoặc bao tải chứa đất ở trong).
– Một tháng sau bạn sẽ thấy cây phát triển rất mãnh liệt.
– Bạn sẽ cần cắm thêm cọc ở cạnh để dây khoai có thể leo lên, giúp cây phát triển. Sau khoảng 3 tháng là bạn có thể thu hoạch củ. Trong quá trình đó bạn có thể thu hoạch lá và ngọn để ăn.
Với khoai tây, bạn có thể làm tương tự và bước cuối không cần cắm cọc vì chúng không phải thân dây.
2. Nghệ
Nghệ là một trong những loại cây siêu đa năng. Chúng mọc ở vùng nhiệt đới, được biết đến nhiều bởi lợi ích về sức khỏe và ứng dụng trong y học. Bạn có thể dùng củ để trồng, sau đó tiếp tục “vòng đời” của cây.
Bạn để dành những phần củ nghệ thừa sau khi sử dụng, rồi ươm chúng vào cốc hoặc hộp đựng dất, rồi để ra ánh sáng. Hãy kiên trì chờ qua mùa xuân, mùa hạ…
Và sau đó là điều kỳ diệu xảy ra vào tháng tám khi mầm bắt đầu mọc lên.
Mầm sẽ tiếp tục phát triển, vì thế bạn phải quyết định xem có trồng chúng ra đất để thu hoạch củ hay thưởng thức hoa của nó hay không. Trồng chúng thì rất đơn giản, chỉ cần ấn phần củ xuống đất, nhớ để lộ phần mầm xanh phía trên là được.
Sau khi tưới nước thì cứ để chúng tự phát triển. Chưa đến 1 tuần sau, chiếc lá đầu tiên đã mọc thành loa kèn và 2 tuần sau nó đã nở ra thành chiếc lá khổng lồ. Hãy chờ vài tháng là bạn có thể thưởng thức hoa và thu hoạch củ.
Một loại rau khác cũng phát triển nhanh như cây húng chanh là cây húng quế, bạn không cần phải mua cây giống, chỉ cần chuẩn bị một đoạn thân thừa (có chứa ít nhất một gốc mắt và vài cái lá). Bạn cần cắt bỏ lá ở mắt thấp nhất, chỉ để lại khoảng 2 lá ở mắt cao nhất.
Sau đó bạn đặt chúng vào cốc nước, nhớ để mắt dưới cùng ngập trong nước còn lá thì không và chờ đợi rễ mọc. Bạn nhớ thay nước sạch thường xuyên. Với cây húng quế bạn cũng làm tương tự và đặt vào cùng cốc nước với húng chanh (nếu muốn trồng cả 2 loại cây này).
Cây húng quế sẽ mọc rễ nhanh hơn, mất khoảng 3-4 tuần. Còn húng chanh lúc này, rễ ngắn và ít hơn.
3 tuần tiếp theo, rễ húng chanh mới mọc ra đủ lớn, bạn sẽ phát hiện ra chúng đã mọc thêm vài lá và ngay tại mắt mọc rễ cũng đã mọc thêm 2 lá bé tí ti. Hãy cắt bỏ mấy lá nhỏ đó trồng chúng ra đất.
4. Rau húng lủi /bạc hà
Quy trình “tái tạo giống” rau húng lủi cũng y hệt như húng chanh và húng quế như trên nhé.
5. Cây hương thảo
Là hương thảo là loại gia vị không phổ biến ở Việt Nam nhưng lại rất cần cho những món như gà, thịt lợn… Ở Việt Nam thường dùng lá hương thảo khô, chỉ một số cửa hàng là có bán lá tươi. Nếu bạn mua cành hương thảo tươi về, hãy mua dư vài cành nhé.
Những cành dư bạn sẽ bỏ bớt lá ở phần thân dưới rồi cắm chúng vào cốc nước ngập khoảng 1/2 thân.
Thay nước thường xuyên và chờ đợi nó mọc mầm nhé.
Sau đó, trồng chúng ở những chậu nhỏ.
Khi cây phát triển mạnh thì cho chúng ra khoảng không gian rộng hơn nhé. Lưu ý là luôn cho chúng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
6. Sả
Công dụng của sả hẳn bạn đã biết. Trồng sả cũng đơn giản lắm. Nếu thừa một vài nhánh sau khi dùng thì bạn đừng vứt bỏ vội, hãy cho nó vào lọ nước và cũng chờ đợi sự phát triển của nó sau 1 tuần nhé. Sau 2 tuần lá bắt đầu tua tủa và sang tuần thứ 3 bạn phải cho sả vào chậu hoặc thùng xốp để nuôi nhé.
Sơn Nam (tổng hợp từ 17apart và purplefoodie)