Ranh giới của nghệ thuật và thiết kế

Tại Trung tâm nghệ thuật Việt và trường đại học Mỹ Thuật Hà Nội, viện Goeth vừa tổ chức triển lãm “Come in” nhằm giới thiệu những tác phẩm thiết kế nội thất nghệ thuật đương đại của Đức.

29 nghệ sĩ Đức và Việt Nam nói rằng họ muốn khám phám ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và thiết kế. Đâu là giới hạn của thiết kế? Nơi đâu nghệ thuật khởi đầu? Chúng liên hệ với nhau hay tách rời như thế nào?

Mỗi tác giả đã có được câu trả lời và thông điệp của riêng mình.

Trong “Mô hình Aachen” hai anh em Tobias và Raphael Danke không chỉ đưa người xem vào một hành trình trở lại thời thơ ấu của họ bằng cách lộn ngược không gian họ từng sống với cha mẹ, phong cách kiến trúc đặc trưng của Đức những năm 50.

“Mô hình Aachen” là một giả định thú vị về việc đảo lộn, sắp xếp, cấu trúc lại những quan niệm về nghệ thuật và trang trí.

Với tác phẩm “ Phòng khách” những chiếc ghế bị cắt đôi, những chiếc cốc cà phê trở thành bình thông nhau.

Từ cấu trúc khác thường của tác phẩm, Dorothee Golz đưa ra một quan niệm: ngày nay khám phá các nguyên tắc về hình thức hay chức năng của thế giới vật chất không còn quan trọng.

Tác giả bị hấp dẫn nhiều hơn bởi động lực tâm lý nằm sau những cái tưởng chừng đã rõ ràng và quen thuộc.

Và điều quan trọng với Dorothee Golz là khám phá sự ảnh hưởng của con người vào sự vật và diễn đạt được điều đó.

Mặc dù lớn hơn về quy mô, được sáng tác mới đây, nhưng rất tiếc “Come in” lại không tạo được ấn tượng như “Sự đơn giản có ý thức” được sáng tạo vào những năm 80, 90 của thế kỷ 20, từng được viện Goeth tổ chức ở Hà Nội cách đây 4 năm.

“Come in” có nhiều tác phẩm quái dị và khó hiểu hoặc đều có khoảng cách giữa ý tưởng và khả năng hoàn thiện, giữa tuyên ngôn và hiện thực.

Các tác giả tự làm cho mình mong manh hơn trong khi đi khám phá ranh giới giữa nghệ thuật và thiết kế.

Nếu giả định đây là những tác phẩm nghệ thuật thì cảm xúc đến với người xem là mỏng và nhạt.

Nếu là một sản phẩm thiết kế thì vừa thiếu sự thăng hoa vừa thiếu tính ứng dụng thực tiễn hơn rất nhiều so với “Ghế vững chãi” của Heinzt Landes, “Ghế dài” của nhóm Michaela hay tác phẩm “Thư viện” của nhóm thiết kế Pentagon… trong “Sự đơn giản có ý thức”.

Trực cảm cho thấy “Come in” cũ, nhôm nhoam hơn.

Có lẽ tác phẩm “Vẻ đẹp ẩn giấu” của Trương Tân lại là số ít những tác phẩm thể hiện rõ nhất thông điệp của triển lãm. Về tài khéo tự thể hiện trên chất liệu vải chắc không ai qua được Trương Tân.

Chỉ có sự dẫn dắt bởi quan niệm nghệ thuật cấp tiến, sự đùn đẩy của cảm xúc mạnh mẽ Trương Tân mới khiến một cái bỉm có thể thành một cái ghế, một cái salon độc nhất vô nhị, một tác phẩm điêu khắc bộc lộ thái độ đầy trách nhiệm với cuộc sống.

Nhưng rất tiếc ngay trong lời giới thiệu về tác phẩm, ban tổ chức hình như cũng không đọc hết và chính xác Trương Tân.

Một chút vẻ ngoài con người, tác phẩm của Trương Tân lúc nào cũng dễ để cho nhiều người tưởng là lập dị, khiêu khích, khó chịu.

Nhưng ngoài tình yêu đối với nghệ thuật, Tân là một kẻ hoàn toàn yếu đuối, mong manh và vô hại.

Đứng trước tác phẩm của Trương Tân đôi khi rất cần phải nhẹ nhàng… khép mắt lại!

0. Tác phẩm “Cánh rừng hỗn hợp” làm bằng 12 loại gỗ xâu lại. Silke Schatz dựa vào những trải nghiệm, khai thác ký ức cá nhân cho việc sáng tạo.

1. “Mô hình Aachen” hai anh em Tobias và Raphael Danke

2. Tác phẩm “Vô đề-xà lim/ tháp canh” của Johansen Spehr. Tác phẩm thể hiện một cấu trúc kiểu container có thể tháo dỡ, lắp ghép.

Các tranh vẽ trên tường mô tả áp lực hàng ngày của cuộc sống. Đây có thể là một nơi để suy tưởng hay một đài quan sát thế giới xung quanh.

     

 0

 1

 2

3. “Tôi làm việc ở quầy bar” của Claus Fottinger. Chọn lọc hình ảnh từ 265 quán ăn nhanh, tác giả phô bày các món ăn như là sự phê phán văn hóa đại chúng và bản sắc dân tộc?

4. “Ghế quay tập thể” của Heide Deigert. Tác giả cho rằng nhờ cái máy quay tập thể này có thể tạo ra một hình thức mới về giao tiếp. Những người ngồi trên ghế sẽ quyết định hướng chuyển dịch của nó.

5. “Xin mời vào, xin mời ngồi” là lời mời mọi người sử dụng tác phẩm của Stefan Eberstadt. Những mảnh ghép của khối kiến trúc bằng gỗ như là một sự gợi ý cho thiết kế nội thất.

 

 

 

 3

 4

 5

6. Bệ ngồi “Cola light” tác phẩm của Stefan Kern. Trong xã hội dân chủ và kỹ nghệ cao, sự giao tiếp truyền thống đang mai một. Bệ ngồi này có thể là một điều kiện cần thiết để giao tiếp.

7. Phòng Khách, tác phẩm của Dorothee Golz

8. Tác phẩm “Vẻ đẹp ẩn giấu” của Trương Tân

 

 

 

 6

 7

 8

 


From the same category