Quản lý chi tiêu khi thu nhập giảm - Tạp chí Đẹp

Quản lý chi tiêu khi thu nhập giảm

DELETED

Đánh giá lại tình hình tài chính

Bạn cần phải hiểu đầy đủ các ảnh hưởng để tạo ra những thay đổi thích hợp trong cuộc sống. Thật sự sẽ hụt đi bao nhiêu tiền nếu mất đi một nguồn thu nhập (hoặc thu nhập giảm, hay chi phí tăng do phát sinh thêm người…)? Tổng thu nhập của gia đình bạn sẽ bị thay đổi như thế nào? Tình huống này sẽ ảnh hưởng gì đến cuộc sống: tốt hay xấu?…

Khi thu nhập thay đổi vì con cái

Lý do khiến nhiều gia đình bị giảm thu nhập chính là vì có em bé. Khi rơi vào trường hợp này, bạn không chỉ cần tính đến mức thu nhập bị mất do giảm một nguồn thu, mà còn phải tính đến các chi phí phát sinh khi chăm sóc em bé. Tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống, hoàn cảnh gia đình bạn (ở chung với gia đình, hay ở riêng, ở nhà thuê…), chi phí cho việc chăm sóc bé có thể dao động từ 1 – 2.5 triệu đồng/ tháng. Sau khi dự trù được các khoản chi phí dành cho em bé, ảnh hưởng của nó sẽ không còn nghiêm trọng như bạn nghĩ.

 

Lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu

Bước đầu tiên để đối mặt với sự thay đổi này là cắt giảm chi tiêu. Bạn nên tính toán số tiền cần chi tiêu và biết chỗ để có thể cắt giảm nhiều nhất, nhưng bạn nên bắt đầu với những khoản chi không cần thiết trước.

– Tivi và internet: Bạn có sử dụng dịch vụ truyền hình cáp hoặc vệ tinh không? Bạn có thể tiết kiệm cả triệu đồng mỗi năm nhờ cắt giảm hoặc ngừng sử dụng cả hai.

– Dịch vụ điện thoại: Nếu bạn sử dụng nhiều loại điện thoại như điện thoại bàn và di động, bạn nên nghĩ đến việc giảm một trong hai thứ.

– Ăn tối bên ngoài và giải trí: Nếu bạn có thói quen đi xem phim hoặc ăn tối bên ngoài thường xuyên, đây có thể là một khoản đáng kể để bạn tiết kiệm. Giảm đến mức thấp nhất số lần đi ăn ngoài và tìm kiếm những hoạt động giải trí ít toonts kém hơn.

– Chi phí di chuyển: Khi cả hai người đều đi làm thì việc sử dụng hai phương tiện riêng là cần thiết, trừ khi bạn sống ở thành phố lớn với các phương tiện công cộng hiện đại phổ biến. Với việc bớt một người đi làm, có thể giảm bớt một chiếc xe cùng với một khoản tiền phải trả hàng tháng cho chi phí xăng dầu.

– Tài sản thế chấp hoặc tiền thuê nhà: Cuối cùng, sau khi cắt giảm các khoản chi tiêu mà bạn có thể, đã đến lúc nên tính đến việc chuộc lại các tài sản thế chấp hoặc tìm một chỗ ở có giá thuê rẻ hơn.

 

Tạo thêm nguồn thu nhập

Ngoài việc cắt giảm chi tiêu, bạn cũng có thể tìm cách tạo ra thu nhập ngay cả khi bạn ở nhà. Hãy tính đến việc bán các đồ đạc cũ để không chỉ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp mà còn kiếm được một khoản tiền để dành. Bạn có thể gửi thông tin lên các website rao vặt để bán các đồ vật cũ của bạn. Nếu bạn có một sở thích, bạn có thể nghĩ cách để biến những gì bạn làm thành thu nhập. Bạn có thể mang bán một vài món đồ mà bạn làm được.

Chìa khóa cho vấn đề chi tiêu hợp lý trong gia đình không phải nằm ở việc thu nhập cao hay thấp mà nằm ở sự khéo léo sắp xếp chi tiêu một cách hợp lý. Tiết kiệm những khoản chi không cần thiết, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu, viết nhật ký chi tiêu gia đình hàng ngày để tiện theo dõi cũng là những cách giúp bạn phần nào vượt qua được những khó khăn về tài chính để cuộc sống được thoải mái hơn.

Theo CNMS

Thực hiện: depweb

19/10/2012, 17:41