Nhật ký cách ly: Chuỗi ngày cách ly giúp ta "reset" cuộc sống lại từ đầu theo hướng tích cực hơn - Tạp chí Đẹp

Nhật ký cách ly: Chuỗi ngày cách ly giúp ta “reset” cuộc sống lại từ đầu theo hướng tích cực hơn

Sống

Nhật ký cách ly những ngày Coronavirus/Covid-19

Để tránh lây lan Coronavirus/Covid-19 nhiều khu vực đã được thiết lập để trở thành nơi cách ly cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh khi trở về Việt Nam từ vùng dịch. Từ đây những câu chuyện bên kia cách cổng cách ly đã được người trong cuộc kể lại một cách đầy sinh động, mang lại nguồn sinh khí đầy hấp lực cho mọi người giữa tâm bão của đại dịch.

Đọc thêm các bài cùng chủ đề:

Nhật ký cách ly: Câu chuyện của một người trong cuộc

Nhật ký cách ly: “Chuyến bay nhân đạo và hành trình trở về quê hương

Nhật lý cách ly: Chàng nhiếp ảnh gia Vũ Việt Linh và hành trình cách ly đầy thú vị

Nhật ký cách ly: Chuỗi ngày cách ly giúp ta “reset” cuộc sống lại từ đầu theo hướng tích cực hơn

Nhật ký cách ly: Sau cánh cổng cách ly là sự cống hiến bất kể ngày đêm của các cán bộ y tế và chiến sĩ

“Ở lại nước ngoài hay trở về với gia đình?”, câu hỏi khiến Nguyên Anh – một người con xa xứ sống tại Phần Lan – đau đầu trước khi quyết định đặt vé máy bay trong tình thế vội vã, rồi sẵn sàng ngồi đợi hàng giờ liền để được trở về với quê nhà, về với vòng tay ấm áp của gia đình. Người ta có hàng trăm, hàng nghìn lý do để ở lại nước ngoài, nhưng chỉ có một lý do để trở về Việt Nam – đó là gia đình. 

Mình mừng vì đã quyết định đúng cho bản thân, đúng thời điểm, đúng hãng máy bay, quá cảnh đúng nước để có thể về Việt Nam vào ngày 17/3, trước khi Phần Lan ra lệnh đóng biên giới, ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ vào ngày 19/3 và thông báo tình trạng khẩn cấp quốc gia“. Đó là những cảm xúc đầu tiên khi vừa hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Nhất của Nguyên Anh, hiện đang sinh sống và công tác tại thủ đô Helsinki (Phần Lan).

Theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, những người từ các nước châu Âu hoặc từ vùng dịch trở về đều được đưa đi cách ly tập trung nhằm bảo đảm sức khỏe cho hành khách cũng như tránh lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Nguyên Anh được các cán bộ y tế, chiến sĩ bộ đội đưa đến khu KTX Đại học Quốc gia để thực hiện quá trình cách ly 14 ngày.

hanh trinh cach ly nguyen anh - 1
“Trong trại, tình hình cũng thư giãn hơn khi chúng tôi được lo ăn uống, tiếp tế đầy đủ (xin cảm ơn Nhà Nước và các anh dân quân, cán bộ), phòng ốc sau một ngày cũng đã được tổng vệ sinh sạch sẽ. Tuy vậy, vẫn rất lo lắng lỡ bị lây nhiễm từ những người cùng cách ly. Tôi hạn chế giao tiếp và chăm chỉ tập thể thao bằng cách chạy cầu thang 4 tầng, xách nước, xách cơm giúp cho các cô trong phòng”. Hiện tại, sức khỏe của chị vẫn tốt, được đo nhiệt độ mỗi ngày 1 lần, lần cuối 36 độ, luôn mang khẩu trang.

Ban đầu tôi thấy hơi sốc vì cơ sở vật chất chỗ tôi chưa được dọn dẹp, giường chiếu cũng ngủ không quen, không gian ngột ngạt và căng thẳng vì cảm thấy mình như đang sống trong một ổ bệnh, ai cũng có khả năng mang mầm bệnh. Tôi cảm thấy một ngày trôi qua rất chậm và mỗi ngày thức dậy đều sợ bị recount (nếu một người trong khu cách ly đó ở bị dương tính thì cả khu phải thực hiện quá trình cách ly từ đầu)”. Cùng tâm lý thèm đồ ăn Việt sau thời gian dài sinh sống ở nước ngoài, những ngày cách ly đầu tiền của Nguyên Anh đã trải qua khá bất tiện và khó chịu như thế.

Tuy nhiên, trước những bất tiện ban đầu ấy, cô cũng dần thích nghi, làm quen với môi trường sống mới, cảm giác sợ sệt lúc trước được thay bằng tinh thần lạc quan. Nguyên Anh bắt đầu học cách suy nghĩ tích cực, làm những điều chưa bao giờ làm và tìm niềm vui trong khu cách ly cũng như tăng cường sức đề kháng nhờ thường xuyên tập thể dục.

hanh trinh cach ly - 2
Cô thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng vào 5 giờ sáng và 5 giờ chiều mỗi ngày.

Việc đầu tiên tôi làm là dọn vệ sinh chỗ ở thật sạch. Mẹ tôi gửi dung dịch tẩy rửa, bàn chải, găng tay, chỉ cần 1,2 ngày với sự chung tay của các bạn cùng phòng, nhà vệ sinh và phòng tôi đã sạch bóng. Tôi nghĩ chỗ ở rất quan trọng, chỉ cần có chỗ ở sạch sẽ là mình thoải mái hơn nhiều. Sau đó vài ngày, tôi tập thích nghi với nhịp sống ở khu cách ly. Có nhiều việc tôi chưa bao giờ làm ở nhà, nhưng phải làm hàng ngày ở đây như dậy sớm tập thể dục lúc 5 giờ sáng, tự giặt đồ, phơi đồ mỗi buổi trưa, giăng mùng mỗi tối, tập thể dục mỗi 5 giờ chiều… Sau vài ngày, tôi hình thành một thói quen sinh hoạt mới và cứ thế mỗi ngày trôi qua thật nhanh và không còn nhàm chán nữa“. Ngoài ra, để không làm lãng phí những ngày không phải làm việc tại khu cách ly, Nguyên Anh thường giải khuây bằng cách đọc sách, tập thể thao, viết lách, gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè, gia đình.

hanh trinh cach ly nguyen anh - 3
“Tôi cảm thấy được sự nghiêm túc và tận tâm của Nhà Nước và cán bộ. Các bạn quân nhân, chiến sĩ và bác sĩ ở đây rất dễ thương, hay phát loa động viên tinh thần mình, rất thân thiện nữa”, Nguyên Anh chia sẻ.

Dẫu biết rằng bước vào khu cách ly nghĩa là có nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn bệnh chưa được phát hiện, thế nhưng, những lời động viên từ chính người thân, bạn bè, các cán bộ y tế, chiến sĩ tình nguyện tại khu cách ly đã xóa nhòa nỗi sợ hãi ấy của người thuộc diện cách ly và thay bằng những suy nghĩ tích cực giúp mỗi người cảm thấy thoải mái, thư giãn tinh thần hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học hơn như đọc sách, tập thể dục điều độ,… cuộc sống cách ly giống như một điều thúc đẩy mỗi người phải tự “reset” cuộc sống của mình theo hướng tích cực.

Thực hiện: Tô Hoàng Bảo

02/04/2020, 09:00