Lý do The Voice Việt “đánh úp” Vietnam Idols?

thevoice5

Diễn ra song song The Voice còn có những cuộc thi âm nhạc lớn nhỏ khác mà điển hình là Ngôi Nhà Âm Nhạc, Sao Mai Điểm Hẹn, Bài Hát Việt … Thế nhưng, ngay từ khi chỉ mới ra mắt một tập đầu tiên trên sóng VTV3, The Voice đã nhanh chóng chứng tỏ khả năng phủ sóng của mình đủ sức đè bẹp mọi đối thủ cạnh tranh bởi sự độc đáo và mới lạ của nó. Chính sự mới lạ về cả nội dung lẫn hình thức, Giọng hát Việt – The Voice of Vietnam sẽ có khả năng trở thành show truyền hình ăn khách nhất mùa hè 2012. Dù cho đối thủ trực diện của chương trình – Vietnam Idols chưa chính thức lên sóng, thế nhưng những nhận định và dự đoán về việc The Voice đánh úp Vietnam Idols như thế nào đã sớm được mọi người dự đoán và cân nhắc bởi nhiều yếu tố khách quan.

Mô hình kịch bản trưởng thành

Ở The Voice, khán giả sẽ không còn phải ngán ngẩm với những thí sinh ít tài nhiều trò ở các tập vòng loại như Idols. Có thể nói trước đây , đây là những yếu tố gây thu hút cho chương trình, bởi bên cạnh việc chờ xem những tài năng, những tiếng cười được tạo ra bởi những thí sinh “ảo” mang tính chất giải trí rất cao. Thế nhưng những tiết mục tấu hài đó của Idols đang dần đi vào lối mòn và trở nên nhàm chán không chút mới lạ, thậm chí còn phản cảm.

Ở The Voice, khán giả ngay lập tức được gặp gỡ những thí sinh có chất lượng đã vượt qua được vòng loại đầy cam go, giọng hát và tạo hình của họ phần nào thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân nói riêng và chương trình The Voice nói chung. Phần thú vị pha lẫn với gay cấn và hồi hộp từ những vòng đầu tiên của The Voice, đó là mô hình “giấu mặt chọn nhân tài” của chương trình, đặt khả năng thanh nhạc và chất giọng của thí sinh lên hàng đầu không phân biệt giới tính, ngoại hình, phong cách. Chính điều thú vị trong việc che mắt giám khảo đã làm cho họ có nhận xét khách quan nhất riêng về khoản giọng hát, còn người nghe cũng sẽ có trải nghiệm đầy thú vị và gay cấn khi chờ đợi các giám khảo lần lượt bấm nút xoay ghế chọn thí sinh.

thevoice2

Sau vòng thi giấu mặt, khán giả The Voice sẽ được thưởng thức tiếp những màn “đấu khẩu đài” hết sức thú vị. Các thí sinh lần lượt được chia cặp, lên võ đài và đấu với nhau bằng tiếng hát để chọn ra những thí sinh hạ knock-out đối thủ, giành quyền vào vòng trong. Việc lấy cảm hứng từ đấm box và thi thố âm nhạc cũng là một trong những chiêu trò mới mẻ gây kích thích lớn với người xem cũng như thúc đẩy được nỗ lực hết mình của các thí sinh The Voice.

Đội ngũ huấn luyện viên đắt giá

So với những cuộc thi khác, giám khảo chỉ đơn thuần ngồi trên ghế nóng, mục sở thị các tiết mục thi và cho ra ý kiến của mình. Thế nhưng khi đến với The Voice, bốn vị giám khảo sẽ phải lần lượt đảm trách bốn đội ngũ chiến binh của mình, mài giũa họ, đào tạo họ cẩn thận để rồi bốn đội ngũ được chọn lựa tinh anh nhất Hà-Minh-Hưng-Lập sẽ đối đầu với nhau trực tiếp.

Đây cũng là một lý do mà để có thể mời được bốn ca sĩ quyền lực nhất nhì showbiz Việt đảm nhận vai trò huấn luyện viên, Ban tổ chức The Voice đã phải chi ra một số tiền không hề nhỏ chút nào. Nhưng trái lại, chính sự có mặt của Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng, Trần Lập và Thu Minh cùng xuất hiện trên một mặt trận, là thành công đầu tiên của The Voice ngay từ khi chưa khởi động.

thevoice3

Thí sinh với chất lượng vượt trội

Ở The Voice ngay từ những tập đầu tiên, điều làm người xem đáng ngạc nhiên nhất đó là khả năng của các thí sinh tham dự. Một đội ngũ hằng chục những thí sinh với chất giọng lạ, đặc biệt tạo hiệu ứng rất tốt khi đứng trên sân khấu chưa từng được khám phá. Đặc biệt ở The Voice còn có một số lượng đáng kể các thí sinh có tố chất quốc tế, nếu được đào tạo bài bản và đúng mực sẽ có khả năng “đánh” sang thị trường khu vực và nước ngoài bằng khả năng của các thí sinh này như Hương Tràm, Đinh Hương, Thùy Linh, Bùi Caroon …

thevoice1

Để lý giải một phần cho việc này, người xem sẽ nhận ra một điều khá đơn giản, đó là tiêu chí phóng thoáng trong việc cho thí sinh chọn lựa ca khúc tham dự thi tại các live show. Ở những cuộc thi trước đây trên truyền hình Việt Nam, luật bất thành văn là các ca khúc nước ngoài thường bị hạn chế sử dụng khi lên sóng. Thậm chí, ở cuộc thi mang tính chất toàn cầu như Việt Nam Idols, các ca khúc quốc tế cũng chỉ được xuất hiện ở một vài tuần thi ít ỏi. Các thí sinh đến với The Voice được toàn quyền lựa chọn các thể loại nhạc, các ca khúc khác nhau không phân biệt ngôn ngữ, miễn là các ca khúc đó hợp với họ, bộc lộ được trọn vẹn nhất khả năng ca hát và cảm thụ âm nhạc của họ, chính việc này đã làm cho The Voice mang tính cấp tiến và linh hoạt hơn những chương trình khác.

Nếu khẳng định rằng The Voice sẽ thống trị các cuộc thi âm nhạc trên truyền hình thì có phần hơi ngông cuồng và còn quá sớm để khẳng định chắc chắn điều đó, thế nhưng những gì mà chương trình Giọng hát Việt đã và đang làm được là một tín hiệu đáng mừng thể hiện rõ được sự tiến bộ và văn minh trong các chương trình thực tế của nước nhà. Những thí sinh trưởng thành từ cuộc thi The Voice, không ít thì nhiều cũng sẽ được biết đến và gây ấn tượng đẹp trong lòng người xem từ những giây phút ít ỏi họ xuất hiện trong cuộc thi, cho đến khi họ đăng quang ngôi vị The Voice of Việt Nam.

Theo vnnew


From the same category