Cẩn thận khi đùa dưới nắng - Tạp chí Đẹp

Cẩn thận khi đùa dưới nắng

DELETED

Để bảo vệ làn da cho con dưới nắng biển, các bà mẹ trẻ cần lưu ý 6 điều sau:

1 – Trước khi đi: Chuẩn bị làn da
Hai tuần trước khi đi biển, cho bé dùng vitamin A, vitamin E 2-3 viên mỗi ngày tùy theo tuổi để bảo vệ sâu cho làn da. Chúng giúp chống lại tình trạng say nắng, say nóng và dị ứng nhờ gia tăng sự tạo thành mélanine.

2 – Tránh phơi nắng vào giờ quá nóng
– Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên để bé phơi nắng vì làn da bé rất mỏng, dễ hấp thu ánh sáng và chưa sẵn sàng để làm cho các mélanocyte (tác nhân giúp da chống lại tác hại của tia cực tím) hoạt động.
– Trên 3 tuổi: Tránh phơi nắng trong khoảng 11g-15g, chỉ nên phơi trước và sau giờ cao điểm trên để hưởng lợi ích từ ánh nắng mặt trời.

3 – Chọn kem chống nắng
Chọn kem chống nắng theo các chỉ số như:
– Chỉ số chống nắng từ 40 đến 50 nếu bé có làn da quá nhạy cảm hoặc đi du lịch biển ở vùng nhiệt đới.
– Chỉ số thông thường là 20-30 để được bảo vệ tốt và cho phép da bé làm quen từ từ với tác động của ánh nắng.
– Tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chỉ số 10-15 trong những ngày ít nắng hoặc khi bé đã rám nắng.

4 – Sử dụng đúng cách kem chống nắng
Nên bôi 15-30 phút trước khi tắm mình dưới nắng biển. Cần chú ý đến những vùng đặc biệt nhạy cảm như mũi, tai, gáy, bắp chân và mu bàn chân. Chỉ số bảo vệ da của kem được tính 2mg kem/cm2 da tức khoảng 1/2 tuýp kem cho mỗi lần dùng. Việc bảo vệ có hiệu lực khoảng 2 giờ vì thế cứ sau 2 giờ lại bôi tiếp nhất là khi bé ngâm mình lâu dưới nước.

5 – Các vật dụng không thể thiếu
Ngoài kem bảo vệ, cần có áo tắm màu sậm cho bé tương đương với chỉ số chống nắng 10, mũ đội có vành khoảng 5cm để bảo vệ cho đầu và mắt tránh ánh sáng phản chiếu của ánh nắng từ cát biển. Kiếng mát cho bé chọn loại có khả năng hấp thu một số lượng lớn tia UV. Xin đừng quên mang theo trong túi du lịch mang ra biển các chai nước, cho bé uống đều đặn, cứ 30 phút 100-150ml nước.

6 – Cẩn thận với các thuốc quang cảm ứng
Trước khi đi du lịch biển, có thể bé đã bị một bệnh nào đó như viêm họng, viêm thanh quản hoặc bị nấm chân… Nên cho uống các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, một vài lọai kháng sinh hoặc kháng nấm… Cần hỏi bác sĩ hay dược sĩ các thuốc đang sử dụng có bị quang cảm ứng không. Nếu đó là các thuốc dễ gây cảm ứng trước ánh nắng chói chang thì không nên cho bé phơi nắng.

Việc tuân thủ một vài hướng dẫn vừa nêu sẽ giúp gia đình trãi qua những ngày du lịch biển thoải mái mà không bị bỏng nắng, nhất là với trẻ em.

Thực hiện: depweb

19/05/2005, 11:37