Nguyên liệu:
Cách làm:
1. Làm sạch dạ dày:
– Dạ dày mua về, để nguyên không lộn, cho vào bên trong một nắm muối hạt (loại hạt to) rồi vò như vò quần áo vậy. Sau khi vò kỹ, xả nước vào trong dạ dày và tuốt hết muối ra.
– Tiếp theo, cho vào bên trong dạ dày khoảng 1 chén bột mỳ (cỡ 50g), lại vò như bước cho muối. Sau khi vò với bột mỳ, lại xả nước vào trong và tuốt ra.
– Sau khi vò với muối và bột, lúc này mới lộn trái dạ dày. Nồi nước đun lúc đầu đã gần sôi (chỉ cần sủi tăm, không cần sôi hẳn). Nhúng dạ dày vào nồi nước, nhấc ra, cạo sạch mảng bám màu trắng ở phần cuống. Rửa lại dưới vòi nước chảy.
– Vậy là dạ dày đã được làm sạch sẽ. Lộn phải trở lại như ban đầu là xong.
2. Tẩm ướp và nấu:
– Nhét hoa hồi và hạt tiêu vào bên trong dạ dày.
– Sau khi ướp, chế thêm nước vào nồi xăm xắp dạ dày, bắc lên bếp đun sôi, vặn nhỏ lửa đun liu riu cho đến khi dạ dày mềm nhừ. Thỉnh thoảng lật dạ dày để trở mặt cho thấm đều gia vị và đều màu. Thời gian hầm khoảng 1 giờ 30 phút – 2 giờ với nồi thường và đun bếp gas. Các bạn có thể dùng nồi hầm hoặc nồi ủ tùy điều kiện nhé.
Dạ dày từ lúc đun đã nghe mùi thơm nức, rất hấp dẫn.
– Sau khi hầm, dạ dày có màu nâu nhạt, dùng dao hoặc kéo, cắt miếng vừa ăn, trình bày trên đĩa sâu lòng hoặc tô. Dạ dày hầm hoa hồi có mùi thơm, vị ngọt và ấm nóng. Tiêu hầm nguyên hạt làm món ăn thơm nồng nhưng lại không cay, vì vậy, ai muốn ăn cay phải thêm chút ớt.
Ts. Bs. Phan Bích Nga
Hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm; theo đông y có tác dụng trừ đàm, khai vị, kiện tỳ (kích thích bộ máy tiêu hoá), tiêu thực.
Dạ dày hầm hoa hồi thích hợp với các món khai vị, dùng mùa se lạnh. Tuy năng lượng khá thấp nhưng không nên dùng cho người thừa cân béo phì, người có cholesterol máu cao, bệnh tim mạch vì hàm lượng cholesterol trong thực phẩm cao. Những người không trong đối tượng trên đều có thể dùng món này tốt cho sức khỏe.
Bài và ảnh: Vũ Thu Phương
Xem thêm: Khéo léo làm phá lấu cho ông xã lai rai nhân dịp cuối tuần nhé.