Không có cơ sở để nói có “đánh mới dạy được”
– Hiện tại, các nhà giáo dục vẫn nói ra rả rằng đòn roi là phương pháp phản giáo dục, không nên sử dụng vì sẽ ảnh hướng đến tâm sinh lý của trẻ em. Trong thực tế đã có những người lớn lên với những ký ức về đòn roi của người thầy… Vậy với những cá nhân đặc biệt, bạo lực có được coi là một phương pháp giáo dục không, thưa ông?
– Nói rộng ra trong ngành giáo dục, tại sao ở nước ta, chúng ta thường xuyên phải nghe những câu chuyện người thầy sử dụng bạo lực trong học đường, cả tinh thần lẫn thể xác. Nhưng đây là chuyện hiếm nghe ở các nền giáo dục khác, đặc biệt là phương Tây. Theo ông, vì sao có sự khác nhau này?
– Ngành giáo dục chủ trương không dùng đòn roi trong giáo dục nhưng nhiều giáo viên cho biết, có những học sinh cũng phải đánh mới dạy được. Vậy ngành giáo dục có đang duy ý chí?
Không cứ thầy cô giáo mà trong từng gia đình biện pháp đòn roi rất ít tác dụng so với những lời khuyên răn xuất phát từ tấm lòng yêu thương con trẻ.
Thế hệ tôi không đòn roi vẫn thành đạt
– Đòn roi khó mất đi trong giáo dục nhà trường và gia đình có phải tâm lý và tính cách của người Việt, văn hóa giáo dục lâu đời của người Việt đã coi đòn roi là một phương pháp giáo dục con người?
– Những người sống trong chế độ cũ đều đã cao niên hay đã về chốn vĩnh hằng. Nhưng thói giáo dục bằng đòn roi còn phổ biến trong gia đình và hãn hữu còn gặp trong trường học. Lỗi là tại người lớn.
Nhiều khi thày cô giáo, cha mẹ thiếu quan tâm làm gương để học trò và con cái thật sự thương yêu, cảm phục, biết noi gương và tránh những việc xấu xa hoặc lười nhác. Gia phong dần mất đi trong những gia đình chỉ quan tâm làm giàu hoặc chạy chức, chạy quyền, ít dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cái.
Những thày cô giáo thiếu thật lòng thương yêu học sinh sẽ làm mất đi sự kính trọng cần có trong tâm hồn lớp trẻ. Không yêu quý, kính trọng thầy cô thì làm sao có thể nghe lời khuyên bảo của thày cô, làm sao biết tự giác học hành, tự giác trau dồi đạo đức?
– Trong cuộc sống, dạy học sinh hoặc sinh viên, có lúc nào ông muốn đánh chúng? Lúc đó, ông sẽ xử lý như thế nào?
– Tôi dạy ở ĐH Tổng hợp từ khóa I. Sinh viên khóa ấy phần lớn nay đã là giáo sư, tiến sĩ. Có một năm dạy ở Trường Trung cấp Nông lâm TW khóa III. Học sinh của tôi có cả nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn An Vinh…. Vì vậy tôi không tiếp xúc với học sinh ít tuổi.
Lúc đi học, chưa bao giờ chúng tôi biết đến hiện tượng đòn roi. Chính vì vậy tôi rất dị ứng với cảnh thầy cô giáo hay cha mẹ dùng đòn roi để dạy dỗ học sinh hay con cháu.
Đại gia đình tôi có 65 người. Chúng tôi mỗi năm thường xuyên tổ chức gặp gỡ nhau trong những ngày giỗ , tết, hoặc cùng đi nghỉ hè với nhau thật vui vẻ và tự thấy tất cả con cháu đều ngoan ngoãn, nhiều đứa thành đạt, vậy mà có gia đình nào phải dùng đến biện pháp đòn roi đâu?
– Có cách nào để hạn chế lối dạy con đã thành “truyền thống” này trên phạm vi rộng rãi không, thưa ông?
– Ở nông thôn cha mẹ ít thời gian chăm sóc con cái. Trong khi đó trình độ văn hóa của họ còn thấp nên phổ biến vẫn dùng đòn roi.
Cần tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu rõ đòn roi không những không có tác dụng mà nhiều khi còn phản tác dụng. Khi đã nhờn đòn và ác cảm với bố mẹ thì sẽ rất nguy hiểm đến tương lai con cái.
– Xin cảm ơn ông!
Theo Vietnamnet