Tuy nhiên, sự nghiêm trọng của việc trêu chọc có thể khiến trẻ không muốn đến trường và làm xói mòn sự tự tin của chúng. Vì thế, bạn cần phải biết những dấu hiệu nhận biết để giúp con.
Những sự khác biệt về giới tính
Nhiều người cho rằng các bé trai hung hăng hơn các bé gái. Trên thực tế, các bé gái hung hăng không kém gì các bạn nam của chúng; sự khác biệt là chúng sử dụng những cách thức khác nhau để bộc lộ. Các bé trai nhìn chung nhắm mục tiêu và trêu chọc những đứa trẻ khác bằng cách bình luận về sự yếu kém hoặc đặt câu hổi về sự nam tính. Các bé gái thì có xu hướng “tinh tế” hơn với việc gọi tên và tạo ra những tin đồn lan rộng, không bao gồm những đứa trẻ cùng “phe phái” và tạo ra thú vui bởi vẻ bề ngoài của chúng.
Do có nhiều đứa trẻ và thanh thiếu niên thiếu chiến lược hiệu quả và các kỹ năng xã hội để giải quyết với sự bắt nạt này, chúng sẽ xuất hiện với sự đau khổ và buồn bã do bị trêu chọc. Điều này trở thành dấu hiệu cho những đứa trẻ khác tiếp tục bắt nạt bởi những đứa trẻ này đã tạo ra phản ứng trước những lời chọc ghẹo ở trường.
Thật không may, việc bắt nạt bạn bè đồng trang lứa tại trường để lại nhiều hậu quả như: nạn nhân sẽ bị tự kỷ, tổn thương lòng tự trọng, chúng sẽ cảm thấy cô đơn hơn, trở thành một kẻ phục tùng và hay bị bất an hơn những đứa trẻ khác.
Dấu hiệu giúp bạn nhận biết vai trò xã hội của con:
Con bạn là nạn nhân khi:
– Chúng nhường bạn bè để tránh những cuộc xung đột hơn là giữ vũng lập trường trước điều gì đó quan trọng.
– Con bạn thường làm điều bạn bè yêu cầu, cho dù là điều con bạn thích hoặc không thích.
– Đám bạn của con thống trị con của bạn, chúng đưa ra các quyết định và bảo con bạn điều phải làm.
Con bạn là “kẻ trêu chọc bạn bè”
– Con bạn là một đứa trẻ có khả năng lãnh đạo tốt nhưng sẽ không bao giờ làm theo những điều người khác nói, chẳng hạn như chúng luôn là người chỉ đạo trong các cuộc chơi và sai khiến các bạn phải làm gì.
– Con bạn dường như không thể hiểu cảm xúc của người khác và không bao giờ quan tâm đến việc người khác nghĩ gì.
– Con bạn thường xuyên tránh xa các tình huống mà ở đó chúng không có quyền hạn gì.
Chiến lược can thiệp :
– Chúng sẽ không nghe lời bạn khi bạn khuyên rằng con nên bỏ qua lời trêu chọc đó và kết quả có thể còn khiến chúng thấy tổn thương. Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn thực sự nghêm túc và bạn ở đó là để ủng hộ chúng.
– Bước đầu tiên là thảo luận là trao đổi với thầy cô giáo, người có thể không nhận thức được việc bắt nạt ở trường. Những chiến lược đa dạng và các giải pháp có thể giúp lũ trẻ cảm thấy tự tin hơn để không còn là nạn nhân khi phải đối mặt với các tình huống khó chịu.
Chiến lược cho bậc phụ huynh:
– Lắng nghe và chấp nhận cảm xúc của con kki chúng nói về việc bị ai đó đặt biệt danh xấu và làm chúng khó chịu.
– Cố gắng không đánh giá việc con bạn xử lý tình huống như thế nào, thay vào đó, tuyên dương con vì chúng đã cố gắng đương đầu với tình huống khó khăn đó.
– Giúp con rèn luyện cách che giấu cảm xúc khi chúng bị đặt biệt danh hay khi bị chọc ghẹo. Bạn có thể đặt ra một tình huống giả định để cho con có thêm cơ hội tập luyện hơn.
– Giúp con tìm lại sự tự tin.
– Dạy con cách nhìn thẳng vào người trêu chọc chúng và duy trì sự kết nối bằng ánh mắt. Điều này cho thấy chúng là những đứa trẻ có sức mạnh và tự tin.
Hồng Thúy (theo shoppinglifestyle)