1. Không lên kế hoạch chi tiêu
2. Không tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp
Nếu bạn chưa có thói quen dành ra một khoản tiết kiệm nhất định cho các trường hợp khẩn cấp, ví dụ lúc ốm đau, tai nạn bất thường, thăm nom người thân… thì bạn nên sớm thay đổi. Hãy điều chỉnh các khoản thu – chi và mỗi tháng “bỏ lợn” khoảng 5% tổng số chi phí hàng tháng mà bạn vẫn dùng trước đây. Số tiền này sẽ chỉ được dùng đến trong các trường hợp khẩn cấp như trên.
3. Không đóng bảo hiểm y tế
Hẳn ai cũng hiểu tầm quan trọng của bảo hiểm y tế. Nếu bạn không đóng bảo hiểm y tế thì chi phí bạn phải bỏ ra khi bị ốm đau sẽ cao hơn rất nhiều so với số tiền mà bạn đóng bảo hiểm. Vì thế, hãy quan tâm hơn tình trạng sức khỏe của mình và đầu tư một số tiền nho nhỏ hàng tháng vào bảo hiểm y tế để được chăm sóc toàn vẹn và giảm chi phí khi bị bệnh.
4. Mua sắm những thứ chưa cần thiết
Nếu bạn luôn có thói quen mua sắm mà không có kế hoạch trước mỗi khi bước vào các cửa hàng thì giờ là lúc bạn cần thay đổi, dù đó là mua bán những thứ lặt vặt. Những chi phí này tuy không nhiều nhưng sẽ tích lũy dần và trở thành một con số không nhỏ khiến bạn bị thâm hụt ngân sách dành cho các khoản chi chính đáng khác.
Có khi bạn đang mê mẩn một món đồ nào đấy như chiếc smartphone hàng hiệu mới xuất xưởng chẳng hạn. Bạn cũng đủ khả năng để mua nó, song trước khi quyết định tậu chiếc điện thoại lên tới gần chục triệu này, bạn hãy cân nhắc liệu có thực sự cần thiết không, chiếc điện thoại của bạn có còn chạy tốt hay chỉ vì nó lỗi mốt mà bạn muốn từ bỏ? Bạn vẫn có thể chọn mua dòng smartphone bình dân với giá chỉ từ 2-3 triệu đồng/chiếc. Khoản tiền dư còn lại, hãy tích lũy để phòng khi có việc quan trọng hơn.
5. Cho vay tiền