Nhiều người tin rằng 50% các cuộc hôn nhân đều đổ vỡ. Nếu con số đó đúng, vậy còn 50% còn lại thì sao? Bí quyết nào cho họ có được một mối quan hệ hạnh phúc và bền vững? Vì muốn tìm kiếm câu trả lời, Melissa Joy Kong, cây viết nổi tiếng của tờ The Atlantic đã lên đường phỏng vấn 100 cặp đôi trên khắp nước Mỹ. Dưới đây là 4 bài học lớn cô rút ra từ câu chuyện tình yêu của họ.
Vì con người vốn dĩ đâu phải lúc nào cũng vui vẻ, và tình yêu không phải là thần dược giữ bạn hạnh phúc suốt ngày. Mục đích của tình yêu chính là là giúp hai người trong một mối quan hệ phát triển cùng nhau. Chúng ta học cách cảm thông cho người khác, biết cách cãi vã mà không “triệt hạ” lẫn nhau, biết trải lòng và lắng nghe, biết cho đi và mong mỏi nhận lại. Những thứ bạn học được trong một mối quan hệ sẽ giúp bạn trưởng thành và thấu đáo hơn. Và vì vui vẻ không phải là mục đích của tình yêu. Nên việc bạn vui hay không vui đừng nên là lí do để chọn rời đi hay ở lại.
Bạn lúc nào cũng phải yêu bản thân mình, thậm chí phải học cách yêu mình trước rồi hãy yêu người khác. “Tôi không tìm thấy hạnh phúc ở bản thân mình thì không được tìm nó ở người khác ư?” Nếu bạn không muốn yêu đương trở thành thảm họa, thì câu trả lời ở đây sẽ là: ừ, đúng vậy. Vì nếu bạn không yêu bản thân mình nghĩa là bạn sẽ mong người khác trao cho bạn tình yêu đó. Bạn lúc nào cũng thấy mệt mỏi vì thiếu tự tin, thiếu hạnh phúc và thiếu hài lòng với bản thân. Và khi bước vào một mối quan hệ, bạn bước vào với một tâm thế muốn đối phương lấp đầy những lỗ hổng đó.
Tập trung nuôi dưỡng bản thân nghĩa là có một đời sống mãn nguyện và thú vị của riêng mình. Lúc này, bạn sẽ chọn yêu đương đơn giản vì bạn thích ở cạnh đối phương, chứ không phải vì mong ai đó sửa lỗ hổng trên người bạn. Đây chính là tiền đề cho một mối quan hệ lành mạnh sau này.
Cãi vã không phải là dấu hiệu của một cuộc tình vô vọng. Nó chỉ đơn giản là nỗ lực hiểu nhau giữa hai người, hai cá thể, hai bộ óc, hai lối sống và xuất phát điểm khác nhau. Thực ra cuộc tình đó có bền vững hay không nằm ở cách hành xử khi có tranh luận nổ ra. Bạn im bặt hay cãi tới cùng? Bạn tỏ ý coi thường hay tôn trọng quan điểm đối phương?
Bài học quan trọng nhất của tình yêu chính là học cách lắng nghe. Laura Doyle, một tác giả bestselling của New York Times với cuốn sách “The Surrendered Wife” đã nói rằng: “Không phải lúc nào tôi cũng đồng ý với chồng mình, nhưng tôi luôn tỏ ý tôn trọng anh ấy bằng cách lắng nghe. Tôi học cách nói ‘Em đang nghe đây’ khi có tranh luận nổ ra. Câu nói đó không có nghĩa tôi đồng tình hay phản đối. Nó chỉ có nghĩa là, tôi đang nghe, đang thấu hiểu, đang cùng thỏa hiệp”.
Có ba điều bạn cần biết về tha thứ. Thứ nhất, nó là một lựa chọn. Nếu bạn không tha thứ, mối quan hệ này có thể phải dừng lại. Nếu bạn chọn điều ngược lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra cho cả hai người. Thứ hai, tha thứ có lợi cho cả hai. Bạn luôn có cảm giác mình chịu thiệt thòi khi chọn tha thứ cho người khác. Nhưng thực ra đấy là bạn đang trao cơ hội cho đối phương được sửa sai và giải phóng chính bạn khỏi những giận dữ và buồn bã. Thứ ba, tha thứ là một hành động. Vậy nên hãy nói lời tha thứ với đối phương kể cả khi cảm xúc của bạn chưa sẵn sàng cho việc đó lắm. Thời gian sẽ vỗ về cảm xúc của bạn.