CHỖ ĐỨNG, ĐÔI CHÂN & NHỮNG VẾT XƯỚC
“Thứ tôi còn lại là một ước mơ” – Nguyễn Thị Thủy, người phụ nữ mất chiếc chân trái năm 18 tuổi đã nói như vậy khi nhớ lại biến cố không may đó của cuộc đời mình. Nhưng “thứ còn lại” ấy cũng chính là bệ phóng kỳ diệu đã giúp chị đứng lên để viết tiếp những chương đẹp nhất cho cuốn sách cuộc đời tưởng chừng dang dở ấy.
“Chỗ đứng, đôi chân và những vết xước” cũng là những chương đời đẹp đã được viết lên bằng nghị lực và lòng đam mê của “chim công làng múa” Linh Nga, ca sĩ Thu Minh, diễn viên Ngô Thanh Vân, người mẫu Thanh Thảo và Mâu Thanh Thủy…
Và họ đều thống nhất với Đẹp rằng, thứ còn lại, cuối cùng, nơi những trang viết đẹp, sẽ không phải là những vết xước, cũng không phải những tấm “huy chương”, mà là cách chúng ta đứng lên bằng chính đôi chân của mình…
Bài cùng chuyên đề
– VĐV Para Games Nguyễn Thị Thủy: Thứ còn lại trong tôi luôn là một ước mơ
– Nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng & Chiếc chân gốm độc bản
– Diễn viên Ngô Thanh Vân: “Có gói bảo hiểm cho đôi chân, tôi mua liền!”
– Người mẫu Thanh Thảo: “Độ dài đôi chân chưa bao giờ là trở ngại trong tình yêu của chúng tôi”
– Mâu Thanh Thủy: “Từng suýt không biết dùng chân… vào việc gì”
– Ca sĩ Thu Minh: “Phụ nữ tự lập, đàn ông mới nể”
– Đằng sau những bức hình về “Chỗ đứng, đôi chân và những vết xước”
– VĐV khuyết tật Nguyễn Thị Thủy xúc động với món quà từ Đẹp
– Với một người tập múa từ trong bụng mẹ như Linh Nga, đôi chân quan trọng thế nào?
Tôi yêu đôi chân hiện tại của mình, bởi cùng nó, tôi đã đi qua những tháng ngày vất vả cũng như hạnh phúc. Nên về cơ bản, tôi không muốn thay đổi gì hết, thậm chí là từng vết chai hay trầy xước theo thời gian do luyện tập không ngừng với cường độ đều đặn từ bé. Tôi tự hào về chúng.
– Nghị lực của đôi chân trên sàn tập có đồng thời là tấm lá chắn giúp chị đi qua những đòn roi của số phận?
Cuộc sống của tôi cũng có chuyện này chuyện khác không suôn sẻ, nhưng tôi đều cảm thấy không có gì quá lớn nếu mình bình tĩnh. Chắc phải cảm ơn 10 năm tuổi thơ rồi, phải không chị?
– Là một người đàn bà đẹp, chị nghĩ vẻ đẹp đó mang đến cho chị điều gì, và lấy đi của chị những gì?
– Phụ nữ ai chẳng thích mình đẹp, nó mang đến cho chúng ta sự tự tin. Mà người tự tin thì làm gì cũng dễ dàng, gặp ai cũng thoải mái. Nếu được mọi người xem là đẹp, tôi nghĩ con đường của tôi lẽ đó có chút hanh thông hơn.
Nhưng khi đã trải qua nhiều thứ, tôi nhận ra có chấp nhận được bản thân mình hay không mới là quan trọng nhất. Buổi tối, vào lúc cuối ngày, lớp tẩy trang trôi qua, tự nhìn vào gương mà vẫn mỉm cười, lúc đó tôi mới dám nhận là mình đẹp, bởi tôi thực sự bình an và không hối hận gì.
Tôi vốn dĩ là kiểu người thích sống yên lặng, chăm chỉ làm những việc mình đam mê. Nhưng may mắn có chút tiếng tăm nên không thể tránh khỏi những thị phi thêu dệt. Những lúc đó, tôi cảm thấy có lỗi với những người mà mình yêu thương lắm. Lời đồn thiên hạ đúng sai chưa cần thanh minh, ít nhiều cũng tổn thương sự tin tưởng của người này người kia dành cho mình. Tôi thật lòng muốn gửi đến họ một lời xin lỗi. Tuy nhiên, miệng thiên hạ thì ác, lòng thiên hạ thì hiểm sâu, sao mà đủ sức phân bua hơn thiệt. Thôi thì tôi cứ tiếp tục sống tử tế, buổi tối nhìn mình, không thấy e thẹn là được. Bởi thiên hạ rồi cũng sẽ mau quên.
Tôi may mắn là có sân khấu để… “chạy trốn”
– Bố mẹ, con gái hay múa đã giúp chị những lúc khó khăn ập đến?
– Tôi tin, gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất không bao giờ thay đổi của nhiều người. Bên cạnh đó, tôi may mắn hơn một chút là có sân khấu để “chạy trốn”. Ở đó, tôi chỉ có duy nhất một tình yêu, một mối quan tâm để hết lòng và cống hiến. Thế giới bên ngoài kia có chao đảo đến đâu cũng không quan trọng nữa.
– Khi có con, nhìn đôi chân bé nhỏ của con trong tay mình, chị nghĩ gì về mình, về mẹ? Ước mơ cho con tiếp tục học múa có còn hiện hữu trong chị, lúc này?
– Chị quý đôi chân như một “dụng cụ” làm nghề. Vậy ai đã từng là người “bảo hộ” cho đôi chân của chị?
– Tôi đã tự đi và đứng vững suốt quãng thời gian dài nên bây giờ không cần ai “bảo hộ” cho đôi chân của mình nữa. Tôi tự tin có thể làm chủ nó một cách hoàn hảo…
– Theo chị, người ta đứng lên bằng gì?
– Sự tự trọng và bản lĩnh được trui rèn qua khó khăn.
– Có câu: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên kẻ yếu, mà là kẻ đứng được trên chính đôi chân của mình”, xin chị một bình luận?
– Tôi nghĩ mọi lời nhận định chỉ có tính chất tương đối. Bởi đôi khi bạn không thể kiểm soát được hết việc mình có làm tổn thương ai hay không vì hạnh phúc bản thân. Trong cuộc sống của mình, tôi không phân biệt kẻ mạnh hay yếu. Chỉ có người sống tự trọng và bất chấp tự trọng mà thôi.
– Nghĩa đẹp nhất của từ “chân dài”, theo chị?
– Chân dài nghĩa là một cặp chân dài, thẳng và không tì vết. Nếu càng cố cho nó nhiều nghĩa, càng dễ khiến người ta suy diễn tiêu cực.
– Chị muốn “đại gia” của chị là ai?
– Hy vọng sau này có thể là cô gái Luna đã trưởng thành.
– Nhịp điệu nào là phù hợp hơn cả với chị: Bước gấp? Bước chậm? Lúc thưa lúc nhặt?
– Tôi thích đi chậm.
– Điều nào khiến chị hoang mang hơn cả: Bị ai đó giẫm lên? Không còn giữ được phong độ cũ? Không biết đi về đâu? Phương án khác?
– Tôi thường hạn chế tự đặt ra cho mình những giả thuyết tiêu cực. Dự định vạch ra, cứ thế mà hết lòng. Nước dâng thì thuyền lên. Có lúc thuyền không may chìm thì cố bơi vào bờ, tìm cách đóng thuyền khác.
Hoang mang hay sợ hãi là một khoảnh khắc nhất thời. Tôi tin vào những phương pháp và hành động hơn là nỗi e sợ thuần túy. Sợ hãi chỉ nên là động lực, không nên trở thành cái rơ-moóc kéo mình lại phía sau.