3 điều nhất định phải làm khi bước sang tuổi 50 để cải thiện chất lượng sống  - Tạp chí Đẹp

3 điều nhất định phải làm khi bước sang tuổi 50 để cải thiện chất lượng sống 

Sống

Buổi sang tuổi mới là một thời khắc phấn khởi. Nhóm phụ nữ, đàn ông ở độ tuổi 49 và sắp bước sang tuổi 50 lại không nghĩ thế. Họ hơi khiếp sợ trước cột mốc chia đôi cuộc đời này. Đấy là chưa kể các nghiên cứu còn lạnh lùng chỉ ra: Nếu không có sự cố gì xảy ra thì phụ nữ chạm ngưỡng 50 tuổi nghĩa là họ còn xấp xỉ 32 năm để sống, con số này sẽ là 28 đối với đàn ông (Xét trên tuổi thọ trung bình chia theo giới tính). 

Jo Adetunji, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, đã mất nhiều năm tìm cách giảm nỗi lo cho nhóm người tuổi 50. Cô nghiên cứu nhiều hoạt động khác nhau mà nhóm tuổi này có thể thử để nâng cao chất lượng sống. 

Dưới đây là 3 điều rút ra từ nghiên cứu của Jo Adetunji. 

actresses-over-50-who-are-more-successful-than-ever.jpg (1440×1080)
3 điều giúp độ tuổi 50 bớt “khủng hoảng” hơn
Làm nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một phương pháp chẩn đoán khó chịu, sử dụng một loại ống soi để kiểm tra trực tràng và đại tràng, trong quá trình kiểm tra sẽ cần dùng thuốc an thần hoặc gây mê. Cực chẳng đã, người ta mới làm nội soi đại trang, nghĩa là theo chỉ định bác sĩ hoặc khi có vấn đề thực sự xảy ra. Chính vì vậy, lời khuyên “làm nội soi đại tràng” dường như rất kì quặc, nhưng Jo Adetunji cho rằng chúng cần thiết với những người bước sang độ tuổi 50. 

Nam diễn viên Chadwick Boseman qua đời ở tuổi 43 vì ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng đứng thứ 2 (xếp sau ung thư vú) trong tỉ lệ gây tử vong ở cả nam và nữ. Theo số liệu của Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ, ước tính mỗi năm có 105.000 ca bệnh mới, và hơn 50.000 ca tử vong do loại ung thư này chỉ tính riêng trong năm 2023 (vốn chỉ mới vừa bước sang cuối tháng 2). Tin tốt là tỷ lệ sống sót cao nếu căn bệnh được phát hiện sớm, trước khi nó di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài việc phát hiện các khối u ung thư, nội soi định kỳ giúp bác sĩ phát hiện sớm các mô bị sưng và loét. 

Tiêm vắc-xin Shingrix 

Thế hệ sinh ra ở giai đoạn 1970 -1980, mắc bệnh thủy đậu giống như một nghi thức thời thơ ấu. Sau khi mắc bệnh, vi rút có thể tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động, chúng chỉ nhăm nhe bùng phát trở lại khi người bệnh bước sang tuổi 50 và được gọi là bệnh Zona. Mặc dù bệnh zona thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng gây phát ban và cảm giác khó chịu đau đớn. Theo Converstion, mắc bệnh giời leo cũng làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ trong những năm tiếp theo.

Tiêm vắc-xin Shingrix giúp ngăn ngừa bệnh zona hiệu quả tới 97%

Tin tốt là thuốc chủng ngừa bệnh zona có hiệu quả cao. Shingrix Kit là vắc-xin ngăn ngừa loại bệnh này, được sử dụng cho người lớn từ 50 tuổi trở lên. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo người lớn từ 50 tuổi trở lên nên tiêm hai mũi, cách nhau từ hai đến sáu tháng, hiệu quả ngăn ngừa bệnh zona là 97%.

Tiết kiệm hưu trí

Có nhiều người đã xây dựng quỹ nghỉ hưu từ những năm đầu 20. Nhưng chẳng có gì là quá muộn, 50 tuổi vẫn là thời điểm phù hợp để bạn tính toán đến chuyện hưu trí. Tại Việt Nam, tuổi nghỉ hưu trung bình đối với nam là 61 tuổi, với lao động nữ là đủ 56 tuổi. Thế nhưng, việc gắn bó với công việc mang lại nhiều kết nối cộng đồng và tinh thần minh mẫn, linh hoạt, vì vậy các nghiên cứu cho thấy rằng mọi người có xu hướng muốn nghỉ hưu ở tuổi 66. 

Khoản tiền tiết kiệm phải chiếm 80% thu nhập để đảm bảo được đời sống hậu nghỉ hưu

Dù nghỉ hưu ở độ tuổi nào, nguyên tắc chung để tự chủ kinh tế dù không làm việc nữa chính là chuẩn bị 80% thu nhập trước khi nghỉ hưu. 80% này bao gồm tất cả các nguồn thu, kể cả phúc lợi An sinh xã hội, lương hưu, tiền tiết kiệm và quỹ đầu tư. 

Tác giả: Hằng Trần (Lược dịch từ The Conversation)

28/02/2023, 15:59