Tờ báo khẳng định cơ quan tình báo nội địa Đức (Bfv) đã cảnh báo nhà lập pháp nói trên, không lâu trước khi ông này tới Trung Quốc, rằng các điệp viên tình báo Trung Quốc được cho là đứng sau các cuộc tiếp xúc này. Danh tính của nhà lập pháp trên hiện chưa được xác định.
Sueddeutsche Zeitung cũng đưa tin, trong một trường hợp khác, một nhân viên làm việc cho một nghị sỹ đã được trả 10.000 euro để cung cấp thông tin, và cũng đi tới Trung Quốc, nơi ông này bị gây sức ép.
Hồi tháng 4, ông Hans-Georg Maassen, người đứng đầu Bfv, đã kêu gọi nêu cao cảnh giác trước các động thái của các công ty Trung Quốc đầu tư vào hoặc mua lại các công ty công nghệ cao của Đức, cảnh báo việc để mất những công nghệ chủ chốt có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Đức.
Cơ quan này năm ngoái cũng khẳng định tình báo Trung Quốc sử dụng hồ sơ giả trên các trang mạng xã hội như LinkedIn để thu thập thông tin cá nhân về các quan chức và chính khách Đức.
Cơ quan tình báo đối ngoại của Đức (BND) ước tính Trung Quốc có hơn 1 triệu điệp viên hoặc nhân viên làm việc cho cơ quan tình báo.