Phác thảo lịch sử áo dài Việt qua những thăng trầm - Tạp chí Đẹp

Phác thảo lịch sử áo dài Việt qua những thăng trầm

Thời Trang

Nhà thiết kế – nghệ nhân áo dài Lan Hương vừa giới thiệu 6 bộ áo dài qua các thời kỳ từ thời Trần đến thời hiện đại, dựa trên sự phát triển của trang phục rất chân thực. Tất cả các thiết kế này đều dựa theo kiểu dáng hình hài nguyên bản của các nguyên mẫu, kết hợp với họa tiết thêu tay trên áo trên áo rất tinh sảo..  Tuy nhiên, các thiết kế cũng được tạo dựng dựa trên cảm xúc của chính nhà thiết kế về sự phát triển của trang phục phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ chứ không phải là phục dựng đúng 100% nguyên mẫu.

Lan Hương đã đưa ra những thiết kế theo góc nhìn và sự cảm nhận của riêng mình về từng giai đoạn, dựa trên nguyên tắc chung là tất cả các thiết kế đều được làm trên chất liệu tơ lụa Việt Nam.

Bộ áo dài được lấy cảm hứng từ đời Trần. Ở giai đoạn đó, trang phục người Việt bị ảnh hưởng khá nhiều từ phương Bắc nên các phần lớp lang của áo khá gợi mở: váy quây mặc trong khoe toàn bộ phần cổ, tay áo rộng dài và đai áo được thêu rất cầu kỳ.

Bộ áo giao lãnh cũng được cải tiến trong đời Trần, nhưng giai đoạn này áo đã được làm kín đáo hơn: cổ lớp áo ngoài giao nhau chữ V nhưng đã có yếm mặc bên trong để khoe phần cổ rất kín đáo, chiếc bao đai được thắt ở lưng khoe vẻ đẹp thắt đáy lưng ong của người nữ. Chiếc áo giao lãnh được kết hợp với nón 3 tầm tạo nên một hình ảnh rất riêng của phụ nữ Việt Nam thời đó.

Áo ngũ thân (sau thời kỳ áo giao lãnh) được cải tiến rất rõ ở phần cửa tay thu nhỏ, thân áo may rộng, cổ cao kín, chân cổ mặc với yếm bên trong. Thường thì chiếc khuy (nút) trên cùng không cài, để khoe chiếc cổ cao với viền yếm ôm rất đẹp bên trong và trang sức ngọc rất thịnh hành thời đó. 

 Áo đời Lê: Phần cổ áo kín và thêu điêm bâu quanh cổ và vai. Áo được lấy cảm hứng từ tượng Ngọc Nữ. Đặc biệt phần đai áo có các dải búp sen thả dài xuống váy chồng lớp lên nhau với các màu vải ngũ sắc trông rất đẹp. (Thuỷ Tiên thể hiện)

Áo đời Nguyễn: Lấy cảm hứng từ các bộ trang phục của Nam Phương Hoàng Hậu. Áo có nhiều lớp lang từ trong ra ngoài, thân áo, tay áo được cắt gọn gàng hơn, tà áo choàng ngoài thường được xẻ giữa, khi ngồi hoặc bước đi sẽ lộ thấp thoáng vạt áo bên trong. Đặc biệt là chiếc khăn vành đội trên đầu được xếp nếp bằng tay rất công phu trong mỗi y phục bà mặc

Áo dài đương đại Lan Hương: Lấy cảm hứng từ sắc hoa Hà Nội và những cánh hạc trên trống đồng ngọc lũ. Bên cạnh đó, nhà thiết kế Lan Hương đã tạo thêm tấm khăn choàng thêu tay rất công phu…, thổi một luồng gió mới vào áo dài Việt Nam.

Nhà thiết kế Lan Hương bên các người mẫu

Mô hình dệt lụa thời xưa được tái hiện trong Không gian Áo dài ở Lan Hương Fashion House Hà Nội.

Bài: Hải Khôi

Ảnh: Lê Chí Linh

logo

Thực hiện: uyen quan

08/12/2016, 12:42