Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
Theo
các nghiên cứu khoa học, trẻ có thói quen đọc sách thường xuyên có khả năng ghi nhớ
cao hơn, sáng tạo hơn và suy nghĩ logic hơn trong các hoạt động. Thế
nhưng, các con thì sao? “Con mình không muốn đọc, chỉ thích xem tivi”.“Con mình thấy quyển sách là vứt đi, chỉ thích chơi máy bay, điện tử
thôi.” Đây là những tâm sự chung của nhiều bà mẹ. Vậy làm thế nào để con
yêu sách và hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ cho con? Sau đây là một số
kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với các bậc làm cha mẹ.
Đọc sách là một lựa chọn
Con bạn
có quyền lựa chọn những quyển sách mà con thích. Việc ép buộc con đọc những
quyển mà con không hứng thú sẽ tạo cho con những phản ứng không tốt về việc đọc
sách. Con chỉ đọc những sách có hình, không thích đọc những sách nhiều chữ; con
đọc cách trang; con chỉ đọc mấy trang mà con thích. Không sao cả. Việc con đọc
như thế nào đó là sự lựa chọn của con, cho trẻ tự lựa chọn sách mà trẻ thích và
đọc theo cách của trẻ làm cho trẻ thấy rằng mình không bị ép buộc đọc
sách, và từ đó gây sự hứng thú cho trẻ.
Nếu bạn muốn con mình đọc một cuốn sách mới, hãy để cuốn sách đó ở nơi con
có thể nhìn thấy đầu tiên và dễ lấy nhất trên giá sách. Hãy tìm một cách giới
thiệu cuốn sách mới một cách tự nhiên nhất để con cảm thấy rằng việc đọc cuốn sách
đó là lựa chọn của con chứ không phải bị ép buộc.
Đọc sách thật là vui
Đọc sách cho trẻ là một nghệ thuật. Việc đọc sách cho con không chỉ dừng lại
ở việc đọc thụ động những câu từ thành âm. Tạo ra một môi trường đọc tương tác
là cách tốt nhất giúp con bạn hòa nhập vào những con chữ. Hãy dừng lại và hỏi
con những câu hỏi liên quan đến các chi tiết trong truyện. “Con hổ này màu gì
con nhỉ?” “Con mèo đang làm gì?”…
Đối với trẻ, cái gì cũng là chơi vì vậy tạo ra các trò chơi liên quan đến
câu truyện là một trong những thủ thuật quan trọng để giúp con thích đọc. Câu
chuyện về các con vật: “Nào mình cùng chơi trò chơi tạo ra các âm thanh các con
vật nhé!”; Câu truyện về chú chó sói và ba con lợn con, “Mẹ làm chó sói và con
giả làm lợn con nhé!” Đóng vai các nhân vật và diễn lại câu chuyện là một trong
những cách bạn có thể làm sống lại câu chữ và giúp cho câu chuyện sống động
hơn.
Kể lại chuyện cũng là một trong những cách làm sống dậy câu chữ và kiểm tra
khả năng hiểu và ghi nhớ của trẻ. Một ngày, bạn đóng giả làm con, và muốn con
kể chuyện cho mình trước khi đi ngủ. Trẻ sẽ cảm thấy tự hào vì được đóng vai
làm bố mẹ và hăng hái kể cho bạn nghe những câu chuyện mà trẻ đã đọc.
Bạn đã đọc sách chưa?
Bạn muốn con mình đọc sách, vậy bạn đã đọc sách chưa? Hãy làm một hình mẫu
cho con, hãy cho con thấy bạn đam mê và yêu sách đến nhường nào. Việc dễ dàng
tiếp cận sách ở mọi lúc mọi nơi trong căn nhà bạn, việc thấy bạn đọc sách hàng
ngày tạo cho con một ý niệm về đọc sách: “Đọc sách cũng là một trong những hoạt
động quen thuộc hàng ngày giống như cơm ăn nước uống.”
Đọc sách vào thời gian nào?
Đối với trẻ, đọc sách cũng giống như ăn và ngủ, cần một thời gian nhất định.
Việc tạo thói quen đọc sách là cả một quá trình. Đối với trẻ rất cần có một
thời khóa biểu rõ ràng. Trước khi đi ngủ hoặc sau bữa tối…..Trong cả một ngày
bận rộn, hãy dành riêng một khoảng thời gian để đọc cho con. Bạn không có nhiều
thời gian, có thể là mười lăm phút, có thể là nửa tiếng….Đối với trẻ, việc lặp
đi lặp lại một hoạt động sẽ hình thành thói quen. Bạn có thể sẽ rất ngạc
nhiên nếu có một ngày con bạn nhắc bạn khi đến giờ đọc sách.
Bài: Nguyễn Thị Hiền