Đôi mắt to tròn đặc trưng của cú làm người ta liên tưởng đến cặp kính thông thái của các vị giáo sư – và đó chính là lý do tại sao ở phương Tây hay có biểu tượng cú mèo đội nón cử nhân, thạc sỹ.
Trong lĩnh vực trang trí nội thất, từ những năm 1900, hình dáng chim cú đã xuất hiện trên những chiếc gối ôm, thú nhồi bông bằng da thuộc, hoặc họa tiết trang trí thêu trên vải như là một xu hướng thiết kế. Hưởng ứng phong cách retro, từ 2009 cho đến nay, đặc biệt trong năm 2012, họa tiết chim cú đã được nâng lên một cấp độ mới. Đó là sự kết hợp khéo léo giữa phong cách trang trí cổ điển và ngôn ngữ tạo hình hiện đại để khiến chúng trở nên gần gũi, hấp dẫn và đáng yêu hơn trong mọi lĩnh vực thiết kế như: trang trí nội thất, trang trí lễ hội, các buổi tiệc tùng, thời trang…
Hãy cập nhật cái nhìn mới và thân thiện về hình ảnh loài chim đêm này trong thiết kế nội thất. Bạn cũng có thể áp dụng vào ngay tổ ấm của mình để nơi này càng trở nên đáng yêu, cá tính hơn.
Gối bông hình cú
Vật liệu
• Vải cotton dày, màu sắc tùy thích (có thể chọn màu tự nhiên và sống động của cú)
• Hình thiết kế chim cú
• Các dải băng khác màu
• Bông hoặc vải vụn
• Kim, chỉ, kéo
• Bìa cứng
Thực hiện
Dùng bìa cứng phác thảo các bộ phận của cú: thân, hai mắt, hai tròng mắt, cánh trái, cánh phải. Dùng dải băng khác màu làm lông bụng, mũi, bàn chân…
Lồng đèn cú
Vật liệu
Thực hiện
1. Đầu tiên, tạo dáng cuộn giấy vệ sinh có độ cong như hình.
2. Tiếp theo, khoét hai lỗ hổng lớn trên phần đầu làm mắt (nên đánh dấu trước bằng bút chì).
3. Để thuận tiện, bạn có thể làm cùng lúc nhiều con cú.
4. Vẽ lông bụng cho cú như trên hình. Nên sơn lõi giấy với màu trắng hoặc dán một lớp giấy lót trắng để lõi giấy có nền tươi sáng hơn.
5. Lắp đặt phần đèn điện vào phía chân cú.
6. Dùng dây để treo cú trên một thanh que.
7. Bạn có thể tạo thêm các lỗ thủng nhỏ trên thân cú cho ánh sáng xuyên qua.
8. Những chú cú trang trí tuyệt vời đã được hoàn thiện.
Bài & ảnh: KTS Nguyễn Hùng Tiên