Dự phòng bằng vàng
Ngày cuối năm, những cửa vàng ở Hà Nội trở nên đông khách bất ngờ. Rất nhiều người đã đổ đến mua vàng. Người có thì mua một hai cho đến hàng chục lượng. Người ít hơn thì cũng cố cho được vài chỉ mang về.
Khi được hỏi thì tất cả đều có chung câu trả lời là bên cạnh việc mua vàng cuối năm theo một thói quen cũ thì tất cả đều đều có tâm lý chung là mua vàng để tiết kiêm, cất giữ như chút của để dành sau một năm làm ăn vất vả.
Đối với nhiều người Việt, dù này nay đã có rất nhiều cách để tiết kiệm và gia tăng giá trị tài sản như: gửi tiết kiệm, đầu tư nhà đất – chứng khoán… nhưng tấm lý “chắc ăn với vàng” nên ai cũng dằn túi, cất két vài một chút vàng để yên tâm đề phòng.
Ngày đầu năm, cùng có không ít người đi mau vàng như một cách đầu tư lấy may cho một năm làm ăn mới. Đã có thành một thông lệ ngày đầu năm mới, ngày thân tài người dân lại đổ đi mau vàng. Không mua nhiều nhưng ai cũng muốn giữ lấy một chút lộc, một chút tiền để dành phòng khi cần đến. Đó là cả một thói quen, thể hiện niềm tin của người dân vào giá trị, thanh khoản và sự an tâm khi nắm vàng.
Chính vì thế, ông Phạm Đỗ Chí – một chuyên gia về vàng đã kể lại: trong suốt cuộc đời chuyên gia của ông, lời khuyên khôn ngoan nhất mà ông tâm đắc là từ bà mẹ của ông mới học xong lớp 4 rằng phải nhớ tích góp cho được 100 lượng vàng phòng xa, như vậy sẽ không bao giờ bị thiếu hụt.
Tâm lý đó nếu suy rộng ra có gì gần giống với dự trữ vàng của quốc gia và việc lấy vàng làm tài sản đầu tư an toàn của giới tài chinh thế giới.
Thậm chí, có những gia đình kinh doanh lớn thì vàng luôn được xem là sự đảm bảo và tài sản hồi môn cho con cái. Thực tế, trong những hoàn cảnh đặc biệt, đôi khi những tính toán lợi ích riêng tư cũng có mặt tích cực chung của chúng. Nền kinh tế Việt Nam vốn được xem là một nền kinh tế bền bỉ, có sức chịu đựng cao, vượt qua được các cơn sóng khủng hoảng lạm phát và suy thoái, một phần không nhỏ là do nguồn dự trữ vàng người dân còn giữ được. Dự trữ vàng và ngoại tệ trong dân hiện nay rất lớn, a. Và một điều không ai có thể chối cãi. Đó là nguồn lực lớn của dân.
Để vàng chuyển thành tiền
Tuy nhiên, từ góc nhìn kinh tế vĩ mô, mọi người đều hiểu rằng khi một nền kinh tế đang cần vốn để phát triển, khi đồng vốn đang khan hiếm thì tình trạng người dân trữ vàng lên đến nhiều chục tỉ USD và để cho chúng bất động trong tủ sắt, dưới gầm giường hoặc dưới nền nhà quả là một hành động lãng phí.
Người dân đang có hàng trăm tấn vàng được cất giữ, lưu trử dưới dạng vàng “vật chất”, vàng miếng, vàng trang sức, .v.v. và đây là vàng “chết”, cần có “giải pháp” huy động vốn từ nguồn lực này để tận dụng “nguồn vốn” vàng này, đưa vào “sản xuất, kinh doanh”
Để đảo ngược tập quán trữ vàng là một điều không dễ. Bởi nói vậy liệu có nghĩa là, một hai chỉ vàng phòng thân, của hồi môn của vợ chồng trẻ có là lãng phí?. Còn gia đình người dân nếu có dư chút đỉnh mua được vài “cây vàng”, gia đình khác giàu có hơn có được vài chục “lượng vàng”, đem cất giữ trong két sắt hoặc mang gửi tiết kiệm ngân hàng thì cũng đang lãng phí nguồn lực?
Tại sao có được số vàng này? Chẳng qua là nếu không thừa kế, ai cho tặng thì cũng phải mua số vàng trên bằng chính số tiền mình tích cóp hay thừa kế mà có? Vậy là trước khi có vàng, bằng cách nào đó người dân cũng đã trải qua bài toán đổi tiền lấy vàng rồi? Và số tiền này cũng đã được lưu thông vào trong nền kinh tế, được sử dụng, lưu thông, trao đổi hàng hóa theo quy luật.
Đó chính là một trong những giá trị quý giá của vàng vật chất, và là lý do tại sao con người thích cất giữ, lưu trử, đầu tư, đầu cơ tài sản bằng vàng một cách không thể cưỡng lại.
Thêm vào đó, khi tình hình nền kinh tế gặp lạm phát cao, đồng tiền mất giá liên tục, bất động sản đóng băng, làm ăn kinh doanh khó khăn, nhiều yếu tố rủi ro trong đời sống kinh tế thì người ta thường có xu thế “phòng thủ”, tạm ngưng kế hoạch làm ăn kinh doanh mới, tạm thời tích trữ, cất giữ, bảo quản, bảo toàn giá trị tài sản bằng cách “mua vàng” để dành, chờ thời cơ làm ăn khi nền kinh tế khởi sắc trở lại, hoặc chu kỳ suy thoái kinh tế đi qua.
Vì thế, sẽ không có gì triệt tiêu được thói quen tích trữ vàng trong dân. Đối với họ không hề có khái niệm lãng phí nguồn lực mà đó luôn là của để dành. Một sự phòng thân chắc chắn mà ngàn đời đã có.
Hơn nữa, trong tình hình vẫn lạm phát cao, nền kinh tế tiếp tục đình trệ, suy giảm, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, bất ổn lâu dài, thì người dân sẽ vẫn tiếp tục mua vàng cất giữ cho dù họ có phải bỏ vàng trong két sắt hay đào chôn trong gốc cây sau vườn nhà. Nó như một dòng chảy kinh tế ngầm không thể ngăn cản vì đó chính là quy luật cung – cầu, xuất phát từ chính nhu cầu chính đáng của mỗi người dân.
Vì thế, để huy động khối vàng thì hãy phải tìm giải pháp để người dân tin tường trao vàng cho ai mà mình tin tưởng để không bị mất mát, thất thoát, thua lỗ. Khi có phương án kinh doanh khả thi, hấp dẫn, rõ ràng thì không cần ai phải bảo ai, người dân sẽ hè nhau bán vàng, đổi lấy tiền để nô nức làm ăn sinh lợi thay vì cất sâu trong két sắt hay chôn dưới gốc cây trong vườn nhà.
Theo Vietnamnet