Xây bảo tàng nghìn tỉ ở Hà Nội: Quá lãng phí! - Tạp chí Đẹp

Xây bảo tàng nghìn tỉ ở Hà Nội: Quá lãng phí!

Tin Tức


Lãng phí quá lớn


Mô hình bảo tàng

Bạn đọc Trần Việt ở địa chỉ viettn79@gmail.com đã có một phép so sánh khá thú vị: “Số tiền này nếu làm các việc khác thì sẽ được như sau 11 nghìn tỉ nếu đem mua những thứ thiết thực cần thiết khác: – bò cái, giá mỗi con 7tr đồng, mua được: 1.570.000 con bò – nhà tình thương, mỗi nhà 100tr đi (cho nó ra tấm ra miếng):110.000 căn nhà – trường cấp 1 vùng sâu, mỗi trường 5 tỉ: 2.200 ngôi trường – trạm xá cấp xã, mỗi trạm 1 tỉ: 11.000 trạm – nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống dẫn, mỗi bộ khoảng 200 tỉ: 55 bộ – bệnh viện cấp tỉnh, mỗi bệnh viện 100 tỉ: 110 bệnh viện – cầu bắc qua sông nhỏ ở vùng sâu cho xe máy và xe đạp, 2 tỉ: 5.500 cầu – cột chong chóng phát điện, mỗi cột 20 tỉ: 550 cột”.

Hầu hết các ý kiến cho rằng đầu tư hơn 11.000 tỉ đồng cho bảo tàng quốc gia là một sự lãng phí quá lớn!: Lãng phí quá lớn. 11.000 tỷ đồng nếu đầu tư xây dựng 1 bệnh viện hiện đại thì sẽ được dân ủng hộ hơn nhiều. Cứ nhìn tình trạng quá tải của các bệnh biện hiện nay thì thấy. Mong các nhà hoạch định chính sách lắng nghe ý kiến của dân trước khi đề ra các kế hoạch, chính sách”, bạn đọc Dung Kim ở địa chỉ tocmaybong@yahoo.com viết.

Trong khi đó, bạn đọc tên Thái ở địa chỉ thaibam1804@gmail.com thì cảm thấy choáng váng khi nghe thông tin này: “Hơn 11 ngàn tỷ để xây viện bảo tàng thì quả thật quả lãng phí. Với 11 ngàn tỷ trong thời buổi khó khăn này nếu được đầu vào ngành điện để điện không phải nay đòi tăng giá mai đòi tăng giá. Hoặc nếu số tiền này được bơm vào quỹ bình ổn giá xăng dầu. 11 ngàn tỷ này cũng có thể hiện đại hóa nhiều trang thiết bị cho Quốc Phòng. Ấy vậy mà đi xây bảo tàng còn chưa rõ sẽ trưng bày những gì”.

Nhiều độc giả cho rằng số tiền trên nên dùng cho việc xây trường học, nâng cấp các dịch vụ y tế, đường sá để phục vụ các vấn đề dân sinh cấp thiết hơn. Ngân sách còn lại làm việc khác, dân ta còn nghèo khổ nhiều lắm“, bạn đọc Phương Hùng ở địa chỉ acer7868@yahoo.co.uk viết.

Độc giả Nghĩa Phương (honghiaphuong09@gmail.com) cũng đưa ra nhiều góp ý thiết thực: Tôi thật sự thất vọng khi thấy có kế hoạch xây dựng Bảo tàng. Xây để làm gì? được bao nhiêu lượt người vào xem trong ngày? và chúng ta giáo dục được gì cho thế hệ con cháu. Trong khi đó các di tích quốc gia xuống cấp nghiêm trọng, một số di tích bị xâm hại. Ở tỉnh tôi cũng xây một Bảo tàng nhưng vắng vẻ và gần như chưa quá 10 người bước chân vào để xem, mặc dù nó tọa lạc ở Trung tâm, một vị trí đắc địa.

Theo tôi hãy dừng ngay dự án, vì có quá nhiều việc để Nhà nước dùng kinh phí 11.000 tỉ (chưa nói đến trượt giá thời điểm hoàn thành) xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân. Nhiều bài học đắt giá cho việc xây dựng lãng phí cho một số công trình, đau xót lắm khi ai đó muốn chạy đua lập thành tích chào mừng… các sự kiện”.

Một độc giả khác thì cho rằng cần đãi ngộ tốt hơn với những người đang làm trong bảo tàng và sử dụng tốt hơn các bảo tàng đang có. “Khi đất nước còn quá nhiều mối lo như hiện nay, tình hình an sinh xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, tình hình quốc phòng an ninh còn cần nhiều kinh phí để nâng cấp, thì xin các ĐỒNG CHÍ hãy biết sử dụng tiền, sức lực của nhân dân đúng mục đích. Hãy tạo điều kiện đãi ngộ tốt hơn cho những người đang làm trong các bảo tàng. Hãy sử dụng tốt hơn những bảo tàng hiện có để phục vụ nhân dân, phần tiền còn lại của 11.000 tỷ kia, xin các vị hãy dành cho Y tế – Giáo dục – Quốc phòng. Chúng tôi cần một đất nước thịnh vượng, chứ không cần một xã hội chỉ đẹp hình thức còn nội dung thì nhộn nhạo, lem luốc!”, độc giả Nguyễn Văn Thịnh ở địa chỉ nvthinh.soil@gmail.com chia sẻ.

Chỉ quan tâm tới những điều viển vông

Bảo tàng Hà Nội được đầu tư 2300 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn là bảo tàng rỗng ruột.

Đó là tiêu đề email của độc giả Phạm Văn Doanh (doanh5280@gmail.com): Bức thư viết: “Theo tôi có rất nhiều công trình về cơ sở hạ tầng cấp thiết hơn nhiều đang cần xây dựng. Đầu tư như thế quá lãng phí chưa chưa hợp lý. Đừng phung phí tiền của dân (ngân sách nhà nước = tiền của dân đóng thuế) vào những dự án như thế này nữa”.

Một bạn đọc ở Hà Nội (goldfield14@yahoo.com.vn) bức xúc: “Tôi là một công dân sống ở thủ đô nên cũng có điều kiện thời gian để thỉnh thoảng đưa con cái đi thăm các bảo tàng lịch sử quân đội, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học… Thẳng thắn mà nói là lãng phí vô cùng khi thấy những bảo tàng mới xây dựng với khoản đầu tư tốn kém như bảo tàng Hà Nội, bảo tàng Văn học Việt Nam hầu như chẳng có gì để trưng bày, xuống cấp nhanh chóng và trở thành nơi trông giữ xe, cho thuê văn phòng hay cho thuê tổ chức tiệc cưới. Trong điều kiện kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nên kiến nghị khẩn cấp lên Thủ Tướng, đề nghị dừng cái dự án hoang phí này, dành ngân sách đầu tư cho những mục tiêu thiết thực hơn!”

Độc giả ở địa chỉ lambocxu@gmail.com cũng đồng tình: “Tôi rất đồng tình với các bạn. Ngay cả những em nhỏ đang ở tại các khu đô thị trong các quận nội thành Hà Nội cũng chẳng có trường mầm non hay tiểu học ở gần để theo học. Người ta chỉ quan tâm tới những điều viển vông, vì những điều đó hình như ít người thẩm định kỹ (hoặc khả năng thẩm định được cũng khó). Có biết bao nhiêu khu chung cư cao tầng đã mọc lên và cư dân ở đã rất đông đúc nhưng thử hỏi cha mẹ các cháu phải lao tâm khổ tứ thế nào khi phải đi xin học ở khu dân cư lân cận.

Lương công nhân viên chức từ bao đời ông bà cha mẹ để lại dồn hết mới đủ mua được cho con cái căn nhà chung cư để ở. Vậy thì tiền trường tiền lớp, tiền thuê người đón con nếu bạn không thể về để đón con giờ tan học do đường xá ùn tắc, đồng lương ít ỏi đó trang bị được bao nhiêu phần trăm. Thế mà có biết bao nhiêu đồng tiền đã bị vùi lấp vô ích”.

Với lời kêu gọi: “XIN HÃY DỪNG NGAY LẠI TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!!!”, bạn đọc Phạm Hường ở địa chỉ email: mosquitod08@yahoo.com bức xúc: Thật là nực cười! Bảo tàng lịch sử cũ vẫn còn đẹp và hoạt động như vậy thì xây cái bảo tàng mới hoành tráng tổn cả núi tiền để làm gì? Trong khi cái mà toàn bộ người dân VN cần nhất là cải thiện tình hình chăm sóc y tế thì các bác lúc nào cũng nói là lực bất tòng tâm, muốn làm lắm mà không có kinh phí!!! Vậy cái núi kinh phí 11.000 tỷ kia đào ở đâu ra mà sẵn vậy? Phải chăng đất nước này đang thừa tiền vẽ voi???

Bộ Xây dựng phải chăng không tìm được công trình nào có ý nghĩa dân sinh để đầu tư nên phải làm cái dự án này để tạo công ăn việc làm cho công nhân viên? Nếu cái dự án trên mây này được đưa vào thi công thì phải nói là có tội với cả đất nước đang vật lộn trong bao cơn bão khủng hoảng hiện nay, có tội với bao “mầm non đất nước” đang không đủ cơm ăn áo mặc hay sách vở đến trường, với bao “mầm non” cùng sản phụ phải tử vong vì trình độ, y đức và cơ sở vật chất quá yếu kém của bao miền đất nước hiện nay! XIN HÃY DỪNG NGAY LẠI TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!!!”.

Độc giả Cường (ejinglebelle@yahoo.com) cho rằng việc cần làm là nên gom một số bảo tàng lại với nhau vì: “Trừ bảo tàng Dân tộc học hiện đang hoạt động rất hiệu quả còn các bảo tàng còn lại đều không hiệu quả nghèo nàn. Sử dụng luôn cơ sở của bảo tàng Hà Nội để tạo thành một tổ hợp bảo tàng sẽ hiệu quả hơn. Việc đầu tư quá lớn vào bảo tàng như thế này cũng ấu trĩ không khác gì việc sửa chùa Trăm Gian!

Kinh tế cả nước đang khó khăn, làm lớn để khuếch trương giống đại gia Diệu Hiền sắp vỡ nợ còn làm đám cưới bạc tỷ cho con hay sao? Trẻ em các vùng sâu thì không có trường học, đường phố Hà Nội chật hẹp bụi bặm, nhiều người còn thất nghiệp…Hay tại việc quy hoạch không có quản lý kế hoạch tổng thể, mạnh Bộ ban ngành nào có tiền cứ xài, chỗ nào thiếu cũng mặc?”

Độc giả Đào Duy Anh (daomung68@gmail.com) nêu quan điểm: “Có thể công trình này là cần thiết nhưng theo tôi chưa cấp bách. Tòa nhà cổ kính đang sử dụng hiện nay thì sao? Quá tải, xuống cấp, hay lạc hậu….!?. Trong điều kiện nợ công lớn, nợ xấu ngân hàng gia tăng, kinh tế giảm phát thì nếu triển khai dự án khổng lồ này là đi ngược với lòng dân. Tại sao không nghĩ tới những vấn đề cấp bách hơn? Tình trạng thiếu trường học, bệnh viện quá tải ở các thành phố lớn, cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém …. mới là cái đáng rất cấp bách và đáng đầu tư”.

Theo Vietnamnet

Thực hiện: depweb

13/09/2012, 08:12