Tiền tệ 2012, sôi nóng và thanh lọc - Tạp chí Đẹp

Tiền tệ 2012, sôi nóng và thanh lọc

Tin Tức
Tuy nhiên, một lãnh đạo từng quản lý NHNN cho rằng: trong điều kiện khó khăn, với yêu cầu chuyển đổi cho mục tiêu bền vững, “nóng” thì ráng chịu, sức ép cố mà làm. Cũng như một tác dụng vật lý, những cú tăng nhiệt dù rất nóng những sẽ giúp thanh lọc thị trường.

Đối đầu với vàng

Những ngày cuối năm Nhâm Thìn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo về việc sẽ mua bán vàng miếng, trực tiếp can thiệp thị trường vàng nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước – quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ.

Thi trường dường như lại rùng mình vì đã trải qua những biến động trong hơn một năm qua. Tuy nhiên, đây được xem là bước đi tiếp theo trong lộ trình tạo lập quản lý đồng bộ cho thị trường vàng và có thể sẽ là nút chặn cuối cùng chấm dứt làm giá trên thi trường vàng.

Trước đó, toàn thị trường đã chuyển đổi, thiết lập hệ thống kinh doanh vàng miếng trên cả nước. Dù còn còn có những bất cập ban đầu nhưng lần đầu tiên Việt Nam đã có một hệ thống mua bán vàng miếng đáp ứng chất lượng, an toàn và có thể kiểm soát được.

Vàng trong năm 2013, không thể không kể việc chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng nhằm xóa bỏ tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế. Dù gặp rất nhiều thách thức, những sức ép đến từ các tổ chức tín dụng và thị trường nhưng NHNN vẫn giữ vững quan điểm chấm dứt từ 25/11/2012. Dự kiến đến hết ngày 30/6/2013 các TCTD phải tất toán toàn bộ số dư huy động vốn bằng vàng.

Với động thái này, thi trường vàng sẽ không còn hoạt động huy động vàng để cho vay đầu tư hoặc chuyển đổi vàng huy động thành tiền, không được vay vốn mua vàng, chỉ còn quan hệ mua bán vàng.

Thực tế, thời gian qua, mặc dù giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh nhưng không như thời gian trước đây, thị trường đã không còn hiện tượng sốt vàng dù khoảng chệnh lệch giá trong nước và thế giới vẫn còn khá lớn..

Đặc biệt, mặc dù từ đầu năm, NHNN không cho nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, không tốn kém nguồn lực để bình ổn giá vàng nhưng hầu như không diễn ra việc thu gom ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập lậu vàng. Nhờ đó, tỷ giá và thi trường ngoại tệ ổn định. Mới liện hệ nguy hiểm giữa vàng và tỷ giá đã được cắt đứt.

Những bước đi này cho thấy, cơ quan quản lý thực hiện lộ trình thiết lập quản lý thị trường mới một cách trật tự, có kiểm soát thông qua việc giảm hấp dẫn của vàng miếng, giảm tình trạng vàng hóa và duy trì được ổn định vĩ mô.

Trong những động thái mới nhất của đầu năm 2013, NHNN cho thấys ẽ tiếp tục lộ trình xóa bỏ tình trạng vàng hóa nền kinh tế và quản chặt chẽ thi trường vàng để hạn chế đầu cơ, làm giá…

Đặc biệt, khi thị trường vàng hoạt động tương đối ổn định, giai đoạn cuối cùng trong việc chống vàng hóa nền kinh tế, nhà nước sẽ huy động nguồn lực vàng trong dân để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước.

Một năm qua nóng bỏng và sự sôi sục trên thị trường vàng nhưng đã tạo ra những tiền đề quan trọng và từng bước sắp xếp lai một cách căn bản thị trường trường vàng, đặc biệt là vàng miếng. Từ đây, sẽ không còn “loạn như vàng” mà nguồn lực vàng sẽ được chuyển hóa để phục vụ phát triển đất nước. Thành công này quả đúng là “lửa thử vàng”.

Lãi suất, cuộc đua đổ dốc

Nửa cuối 2011, nhiệm kỳ mới của Thống đốc Nguyễn Văn Bình được khởi đầu với áp lực giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Đó thực sự là một thách thức khi khi lạm phát vẫn còn ở mức cao, thanh khoản của nhều NH có vấn đề… Nguy cơ bất ổn vi mô vẫn còn đe dọa.

Đầu 2012, NHNN đã có những điều chỉnh đầu tiên khi đưa trần lãi suất huy động từ 14% về 13%. Đi cùng với điều chỉnh này, NHHN cam kết nếu lạm phát giảm thì trung bình một quý sẽ giảm 1% lãi suất. Tại thời điểm đó, đã là một nỗ lực rất lớn của NHNN nhưng vẫn còn xa với kỳ vọng của thi trường. Còn lời cam kết của NHNN dù rất được trông đợi nhưng tất cả đều nghi ngờ.

Thời gian sau đó, NHNN đã liên tiếp đưa trần lãi suất giảm nhanh hơn cả dự báo về 12, rồi 11%. Và đặc biệt, trần lãi suất đã lùi hẳn về 9% vào tháng 6/2012. Mới đây nhất, cuối tháng 12/2012, trần lãi suất đã về còn 8% trong điều kiện rất nhiều ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu dư thừa thanh khoản, hiện tượng chạy đua, phá rào lãi suất đã gần như chấm dứt. Trần lãi suất huy động trên 12 tháng cũng được dỡ bỏ để các ngân hàng tự thỏa thuận.

Với một lộ trình lãi suất giảm nhanh hơn dự kiến, lãi suất huy động đến cuối 2012 đã giảm 3 -6%, lãi suất cho vay giảm 5 – 9% so với cuối 2012. Mức lãi suất mở ước của DN cuối 2011 là 12% đã trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh..

Mặc dù giảm lãi suất nhưng nhưng dư nợ tín dụng vẫn tăng thấp. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế vẫn còn khó khăn, Tuy nhiên, nhìn vào những chuyển động trong cơ cấu tín dụng thì đã có những diễn biến tích cực theo chiều hướng mong muốn khi tín dụng cho khu vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn tăng cao hơn mặt bằng chung.

Chính vì thế, phân tích những con số này, một chuyên gia ngân hàng nói: “mặc dù chưa thể hài lòng với lãi suất, tín dụng nếu nhìn vào các con số và những khó khăn về vốn của DN. Nhưng nếu nhìn dưới góc độ hiệu quả và mục tiêu dài hạn của nền kinh tế có thể thấy những dấu hiệu tích cực.

Theo đó, những năm trước đây, chúng ta cần 4 – 5 đồng vốn tăng lên tạo ra 1 đồng tăng trưởng. Nhưng năm 2013, tỷ lệ đó đã được thu hẹp mạnh. Điều đó thể hiện lại đồng vốn đưa ra mang lại hiệu quả kinh tế hơn. Trong khi đó, tỷ trọng đưa vào các lĩnh vực vào phi sản xuất thấp, lượng vốn NH đi vào sản xuất kinh doanh như nông nghiệp, xuất khẩu có hiệu quả hơn.

“Đất nước ta đang phát triển, DN cần nhiều vốn. Nhưng nhiều dự án nhưng không hiệu quả vẫn cứ triển khai đã gây nên bất ổn vĩ mô vừa qua mà dễ thất nhất là mất cân đối giữa tích lũy trong nước và nhu cầu đầu tư. Những con số của 2012 cho thấy, dù đầu tư xã hội thấp nhưng hiệu quả cao hơn… đó là một thành công mà chúng ta muốn hướng tới.

Giữ cam kết tỷ giá

Suốt năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chủ động giữ nguyên ở mức 20.828 VND/USD, nếu tính từ thời điểm điều chỉnh cuối cùng vào ngày 24/12/2011. Ngay cả “chỉ tiêu” điều chỉnh tỷ giá là +/-3 đưa ra hồi đầu năm cũng chỉ dùng hết +1%. Với mức biến động cặp USD/VND ở khoảng 20.620 VND – 21.036 VND/USD.

Như vậy, cả hai lần cam kết ổn định tỷ giá là không tăng tỷ giá trong cuối 2011, ổn định tỷ giá tăng không qua 3% trong năm 2012 của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đều đã được thực hiện. Điều này không chỉ cho thấy quyết tâm mà còn khẳng định uy tín của cơ quan điều hành tiền tệ đối với thị trường và quốc tế.

Mặc dù ở một số thời điểm trong năm xuất hiện vài đợt sóng ngắn ngủi, đưa tỷ giá lên mức 20.820 VND – 21.295 VND/USD cho hai chiều mua và bán. Và nói như nhiều nhà kinh doanh ngoại hối với các ngân hàng thì tỷ giá 2012 là quá buồn vì quá khó để kiếm lãi khi không có sóng.

Thực tế, tại những thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 và cuối tháng 8 đầu tháng 9/2012, tỷ giá xuất hiện vài đợt sóng nhưng tất cả đã sớm bị lùi bước và USD lại về ở mức ổn định 20.840 VND – 20.845 VND/USD vào cuối năm.

Song song, tỷ giá trên thị trường tự do cũng không tạo ra sự biến động nào đáng kể. Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2012, tỷ giá nhích lên và bỏ xa thị trường chính thức một khoảng khá lớn nhưng nhanh chóng trở lại bám sát tỷ giá chính thức. Những nguy cơ về thị trường chợ đen từng ám ảnh tỷ giá nay dường như đã là dĩ vãng.

Thậm chí, những lo ngại của một số tổ chức quốc tế từ đầu 2012 rằng, tỷ giá sẽ phải điều chỉnh rất mạnh, chí ít thì VND phải tăng giá khoảng 8% – 10% so với USD nhưng điều đó đã không xảy ra.

Chắc hẳn nhiều người đều thừa nhận một sự thật là tỷ giá đã ổn định suốt năm 2012 và có thể kéo dài xu hướng này hết 2013 khi lòng tin của thi trường vào VND đã được xác lập, chính sách tiền tệ điều hành một cách chặt chẽ và linh hoạt.

Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, tính linh hoạt được nhiều chuyên gia đề cao khi cho rằng, những thành công của việc cố giữ cho tỷ giá ổn định là phù hợp nhưng ở một thời điểm khác cần có những điều chỉnh nhạy bén. Vấn đề là nhà điều hành phải lường trước những bất ổn đang tiềm ẩn để có sự linh hoạt uyển chuyển để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Lê Khắc (theo Vietnamnet)

Thực hiện: depweb

09/02/2013, 07:34