Son môi chứa nhiều kim loại độc hại - Tạp chí Đẹp

Son môi chứa nhiều kim loại độc hại

Sức Khỏe

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

Son môi
là vật bất ly thân nằm trong túi xách của bất kỳ người phụ nữ nào. Chúng ta tô
son môi trước khi đi làm, sau bữa ăn, trước khi gặp khách hàng hoặc trước buổi
hẹn hò với người ấy, có người thậm chí tô son trên 20 lần một ngày. Tuy nhiên
son môi lại không hề vô hại như chúng ta tưởng.

Gần đây,
các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra chì, cadmium, nhôm, coban, titan, đồng, niken
trong 24 mẫu nước và 8 mẫu son thỏi.Trong đó, nhôm, crom và mangan là những chất
có hàm lượng cao nhất. Hàm lượng trung bình của nhôm trong thành phần của son
là 5.000 p.p.m (5.000 trên phần triệu), và tỷ lệ chì trung bình là 0,359 p.p.m.
Phát hiện gây shock này dấy lên một lo ngai về độ an toàn của son môi mà chúng
ta thoa lên da hàng ngày.


Giáo sư Katharine
Hammond thuộc trường Đại học California cho biết: “Đây là một vấn đề nghiêm trọng 
  những kim loại này ảnh hưởng
lâu dài đến sức khỏe.”
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và
các công ty mỹ phẩm đều khẳng định lượng chì trung bình trong mỹ phẩm là 1
p.p.m  và nồng hàm lượng này không ảnh hưởng
đến sức khỏe. Tuy nhiên theo các nhà khoa học chì tích tụ lâu ngày trong cơ thể
sẽ  gây độc, hơn nữa ngay cả FDA trước đó
đã đưa ra quy định về hàm lượng chì trong kẹo cho trẻ em là 0,1 p.p.m. Ngoài ra,
trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nhấn mạnh cơ thể chỉ
thực sự an toàn khi không phải hấp thu bất cứ lượng chì nào.

Theo kết
quả phân tích năm 2011 của FDA, son màu hồng cánh sen đậm chứa nhiều chì nhất,
son dưỡng có tỷ lệ  chì ít nhất.  Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của
châu Âu thành phần son môi màu nâu có lượng chì cao nhất, và theo các nhà khoa
học Ả Rập Saudi son màu đậm trung bình tỷ lệ chì là 8.9 p.p.m, còn chì trong
son màu nhạt là 0.37 p.p.m

Nhôm
giúp son môi bền màu, titanium oxide là chất làm trắng làm đổi màu từ đỏ sang hồng.
Nhôm và titanium oxide được FDA cho phép sử dụng trong thành phần của son, nhưng
các kim loại khác đều được khẳng định là các chất gây độc. Theo các nhà khoa học, một số kim loại trong son thẩm thấu qua da và khi ăn chúng ta thường vô tình nuốt
phải son môi. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ son môi có thể thấm qua
da.

Vậy có cách nào để hạn chế tác hại của son môi chứa thành phần hóa học nguy hiểm?

–  Sử dụng son hữu cơ, son có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên và không sử dụng chất tạo màu công nghiệp.

–  Kiểm tra thành phần các hóa chất  trên bao bì trước khi mua hoặc vào trang web http://www.ewg.org/ để kiểm tra độ an toàn của sản phẩm.

– Hạn chế sử dụng son và tô lại son nhiều lần trong ngày.

– Lau son môi trước khi ăn bất kỳ thực phẩm nào.

– Không sử dụng son môi và mỹ phẩm khi mang thai.

– Không cho trẻ sử dụng hoặc nghịch son môi trừ khi đó là son hữu cơ, không chứa các kim loại gây đôc.

Ngọc Diệp

Biên dịch từ New York Times
 

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}

Thực hiện: depweb

29/08/2013, 10:19