Theo VietnamPlus
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ về thể chất, tâm lý cho phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình và xã hội.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nói: “Các tội ác tàn bạo gây ra với phụ nữ và trẻ em gái ở các vùng xung đột, cùng với nạn bạo hành trong gia đình xảy ra ở tất cả các quốc gia chính là những mối đe dọa nghiêm trọng sự tiến bộ của nhân loại… Đây là những hành vi nhằm phủ nhận quyền tự do của phụ nữ… Do đó, việc bảo vệ và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái phải là một giải pháp quan trọng.”
Ở Việt Nam, hầu hết các vụ bạo lực với phụ nữ là do nam giới gây ra, do đó, nam giới đóng vai trò quyết định trong việc chấm dứt bạo lực với phụ nữ.
Việc chấm dứt bạo lực không thể chỉ là trách nhiệm của riêng phụ nữ. Khi nam giới lên tiếng chống lại bạo lực chính là bước quan trọng trong tiến tới chấm dứt mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Theo “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” công bố năm 2010 cho thấy ở Việt Nam, 58% phụ nữ đã kết hôn trải qua ít nhất một loại bạo lực trong cuộc đời. Con số này cho thấy bạo hành có thể xảy ra với bất cứ người nào.
Bạo lực với phụ nữ gây tổn thất kinh tế không chỉ cho phụ nữ mà còn của gia đình và quốc gia. Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình có thu nhập thấp hơn những phụ nữ khác là 35%.
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ về thể chất, tâm lý cho phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình và xã hội.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nói: “Các tội ác tàn bạo gây ra với phụ nữ và trẻ em gái ở các vùng xung đột, cùng với nạn bạo hành trong gia đình xảy ra ở tất cả các quốc gia chính là những mối đe dọa nghiêm trọng sự tiến bộ của nhân loại… Đây là những hành vi nhằm phủ nhận quyền tự do của phụ nữ… Do đó, việc bảo vệ và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái phải là một giải pháp quan trọng.”
Ở Việt Nam, hầu hết các vụ bạo lực với phụ nữ là do nam giới gây ra, do đó, nam giới đóng vai trò quyết định trong việc chấm dứt bạo lực với phụ nữ.
Việc chấm dứt bạo lực không thể chỉ là trách nhiệm của riêng phụ nữ. Khi nam giới lên tiếng chống lại bạo lực chính là bước quan trọng trong tiến tới chấm dứt mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Theo “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” công bố năm 2010 cho thấy ở Việt Nam, 58% phụ nữ đã kết hôn trải qua ít nhất một loại bạo lực trong cuộc đời. Con số này cho thấy bạo hành có thể xảy ra với bất cứ người nào.
Bạo lực với phụ nữ gây tổn thất kinh tế không chỉ cho phụ nữ mà còn của gia đình và quốc gia. Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình có thu nhập thấp hơn những phụ nữ khác là 35%.