FEATURE

WOMEN IN FILM

WOMEN IN FILM

Tại LHP Cannes lần thứ 70 vừa qua, hai diễn viên tên tuổi Isabelle HuppertNicole Kidman đã lên tiếng về việc phụ nữ ít được trao cơ hội làm đạo diễn và điều này cần phải thay đổi. Cũng tại LHP này, Sophia Coppola trở thành nữ đạo diễn thứ hai trong lịch sử giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất với bộ phim “The Beguiled”. Mùa hè năm nay, một trong những bom tấn thắng lợi giòn giã tại phòng vé - “Wonder Woman” cũng là sản phẩm của một phụ nữ - đạo diễn Patty Jenkins.
Cuộc cách mạng về giới trong điện ảnh cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam.

WOMEN IN FILM

Làn sóng mới
cho điện ảnh Việt?

Giống nhiều nền điện ảnh khác trên thế giới, điện
ảnh Việt Nam dù ra đời từ rất sớm, nhưng sự đóng
góp của các nhà làm phim nữ vẫn luôn là con số rất
khiêm tốn. Vài năm trở lại đây, cuộc cách mạng về
giới như một làn sóng khiến nhiều phụ nữ bước
vào cuộc chơi bình đẳng với đàn ông, trở thành
người đứng mũi chịu sào cho tác phẩm điện ảnh
của mình.

Bài BÁ VŨ

NHỮNG THƯỚC PHIM THẤT TRUYỀN CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

Điện ảnh có mặt tại Việt Nam từ rất sớm, nhưng mãi đến đầu thập niên 1970 mới xuất hiện một nữ đạo diễn đầu tiên của cả hai miền Nam – Bắc: NSND Bạch Diệp – người được các chuyên gia điện ảnh Liên Xô đào tạo trong thời chiến tranh.

Nếu không tính vở chèo “Trần Quốc Toản ra quân” được bà đưa lên màn ảnh rộng vào năm 1971, thì “Người về đồng cói” sản xuất năm 1973 được coi là bộ phim đầu tiên do phụ nữ làm đạo diễn trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. Tiếp đó là bộ phim nổi bật nhất trong sự nghiệp của bà, “Ngày lễ thánh” ra mắt năm 1976. Tính luôn cả hai phim “Câu chuyện làng dừa” (1977) và “Người chưa biết nói” (1979) thì đạo diễn - NSND Bạch Diệp chính là gương mặt nổi bật nhất của điện ảnh Việt thập niên 1970. Với gia tài gồm 15 phim truyện nhựa và hàng chục bộ phim truyền hình, “con hổ của trường quay” (biệt danh mà nhiều đồng nghiệp đặt cho bà) đã làm phim đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời (năm 2013).
Cũng trong những năm 70, nữ diễn viên điện ảnh - NSƯT Đức Hoàn (nổi tiếng với vai Mỵ trong phim “Vợ chồng A Phủ”) về nước sau khi hoàn tất 5 năm học đạo diễn tại Đại học Quốc gia Moskva (Liên Xô). Năm 1978, bà đã tạo dấu ấn rõ rệt khi đạo diễn liên tiếp hai phim “Từ một

cánh rừng” và “Hà Nội mùa chim làm tổ”. Nhưng sau đó là một khoảng lặng dài đến 5 năm, mãi đến năm 1984, bà mới trở lại với cương vị đạo diễn phim “Tình yêu và khoảng cách”. Trong sự nghiệp điện ảnh của mình, NSƯT Đức Hoàn đã tham gia đóng trong 6 phim truyện nhựa và đạo diễn 8 bộ phim điện ảnh.

Giữa thập niên 1980, miền Nam nổi lên một cái tên đáng nhớ, Việt Linh. Khởi đầu với bộ phim đầu tay “Nơi bình yên chim hót” (1986), và một loạt phim sau này trong đó có “Gánh xiếc rong” (1988) là một

Bộ phim “Người về đồng cói” sản xuất năm 1973 của NSND Bạch Diệp được coi là bộ phim đầu tiên do phụ nữ làm đạo diễn trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.

đỉnh cao trong sự nghiệp của bà với nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Từ đó, hầu hết các tác phẩm về sau của bà (“Dấu ấn của quỷ”, “Chung cư”, “Mê Thảo - Thời vang bóng”...) đều tham dự các liên hoan phim (LHP) quốc tế lớn nhỏ, khiến đạo diễn Việt Linh trở thành một trong những tên tuổi thành công nhất của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Sau đạo diễn Việt Linh, phải đợi đến giữa thập niên 1990, điện ảnh Việt Nam mới xuất hiện thêm một nữ đạo diễn nữa, đó là NSƯT Nhuệ Giang. Là con nhà nòi (con gái đạo diễn nổi tiếng Phạm Văn Khoa), chị kiên định đi theo con đường phim nghệ thuật. Tính từ bộ phim đầu tay “Bỏ trốn” (1996), đến nay gia tài nghệ thuật của chị chỉ có thêm ba phim điện ảnh nữa là “Thung lũng hoang vắng” (2001), “Tâm hồn mẹ” (2011) và “Lạc lối” (2013). Trong đó, “Thung lũng hoang vắng” đã tìm đường đến được khá nhiều LHP Quốc tế.

Như vậy, cả chặng đường 30 năm của điện ảnh Việt Nam chỉ có thể gọi tên bốn gương mặt nữ đạo diễn. Điện ảnh những năm 70 cho đến thời kỳ hậu bao cấp mang nặng dấu ấn chính trị; dù không thể thoát khỏi điều này, nhưng người xem có thể thấy rõ sự khác biệt giữa phim của đạo diễn nữ với phim của các đồng nghiệp nam. Các nhân vật, thân phận được sống đời hơn chứ không lên gân giáo điều với những lời thoại sáo rỗng.

Tiếc nuối lớn nhất là nhiều bộ phim của các nữ đạo diễn trong thời kỳ này gần như bị thất truyền, nếu còn thì chỉ rải rác trên mạng internet, hoặc được lưu hành dưới dạng đĩa DVD với chất lượng hình ảnh và âm thanh kém. Đó là một tổn thất không nhỏ trong lịch sử gần 100 năm của điện ảnh Việt.

Bộ phim “Người về đồng cói” sản xuất năm 1973 của NSND Bạch Diệp được coi là bộ phim đầu tiên do phụ nữ làm đạo diễn trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.

Điện ảnh có mặt tại Việt Nam từ rất sớm, nhưng mãi đến đầu thập niên 1970 mới xuất hiện một nữ đạo diễn đầu tiên của cả hai miền Nam – Bắc: NSND Bạch Diệp – người được các chuyên gia điện ảnh Liên Xô đào tạo trong thời chiến tranh.

Nếu không tính vở chèo “Trần Quốc Toản ra quân” được bà đưa lên màn ảnh rộng vào năm 1971, thì “Người về đồng cói” sản xuất năm 1973 được coi là bộ phim đầu tiên do phụ nữ làm đạo diễn trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. Tiếp đó là bộ phim nổi bật nhất trong sự nghiệp của bà, “Ngày lễ thánh” ra mắt năm 1976. Tính luôn cả hai phim “Câu chuyện làng dừa” (1977) và “Người chưa biết nói” (1979) thì đạo diễn - NSND Bạch Diệp chính là gương mặt nổi bật nhất của điện ảnh Việt thập niên 1970. Với gia tài gồm 15 phim truyện nhựa và hàng chục bộ phim truyền hình, “con hổ của trường quay” (biệt danh mà nhiều đồng nghiệp đặt cho bà) đã làm phim đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời (năm 2013).

Cũng trong những năm 70, nữ diễn viên điện ảnh - NSƯT Đức Hoàn (nổi tiếng với vai Mỵ trong phim “Vợ chồng A Phủ”) về nước sau khi hoàn tất 5 năm học đạo diễn tại Đại học Quốc gia Moskva (Liên Xô). Năm 1978, bà đã tạo dấu ấn rõ rệt khi đạo diễn liên tiếp hai phim “Từ một cánh rừng” và “Hà Nội mùa chim làm tổ”. Nhưng sau đó là một khoảng lặng dài đến 5 năm, mãi đến năm 1984, bà mới trở lại với cương vị đạo diễn phim “Tình yêu và khoảng cách”. Trong sự nghiệp điện ảnh của mình, NSƯT Đức Hoàn đã tham gia đóng trong 6 phim truyện nhựa và đạo diễn 8 bộ phim điện ảnh.

Giữa thập niên 1980, miền Nam nổi lên một cái tên đáng nhớ, Việt Linh. Khởi đầu với bộ phim đầu tay “Nơi bình yên chim hót” (1986), và một loạt phim sau này trong đó có “Gánh xiếc rong” (1988) là một đỉnh cao trong sự nghiệp của bà với nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Từ đó, hầu hết các tác phẩm về sau của bà (“Dấu ấn của quỷ”, “Chung cư”, “Mê Thảo - Thời vang bóng”...) đều tham dự các liên hoan phim (LHP) quốc tế lớn nhỏ, khiến đạo diễn Việt Linh trở thành một trong những tên tuổi thành công nhất của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Sau đạo diễn Việt Linh, phải đợi đến giữa thập niên 1990, điện ảnh Việt Nam mới xuất hiện thêm một nữ đạo diễn nữa, đó là NSƯT Nhuệ Giang. Là con nhà nòi (con gái đạo diễn nổi tiếng Phạm Văn Khoa), chị kiên định đi theo con đường phim nghệ thuật. Tính từ bộ phim đầu tay “Bỏ trốn” (1996), đến nay gia tài nghệ thuật của chị chỉ có thêm ba phim điện ảnh nữa là “Thung lũng hoang vắng” (2001), “Tâm hồn mẹ” (2011) và “Lạc lối” (2013). Trong đó, “Thung lũng hoang vắng” đã tìm đường đến được khá nhiều LHP Quốc tế.

Như vậy, cả chặng đường 30 năm của điện ảnh Việt Nam chỉ có thể gọi tên bốn gương mặt nữ đạo diễn. Điện ảnh những năm 70 cho đến thời kỳ hậu bao cấp mang nặng dấu ấn chính trị; dù không thể thoát khỏi điều này, nhưng người xem có thể thấy rõ sự khác biệt giữa phim của đạo diễn nữ với phim của các đồng nghiệp nam. Các nhân vật, thân phận được sống đời hơn chứ không lên gân giáo điều với những lời thoại sáo rỗng.

Tiếc nuối lớn nhất là nhiều bộ phim của các nữ đạo diễn trong thời kỳ này gần như bị thất truyền, nếu còn thì chỉ rải rác trên mạng internet, hoặc được lưu hành dưới dạng đĩa DVD với chất lượng hình ảnh và âm thanh kém. Đó là một tổn thất không nhỏ trong lịch sử gần 100 năm của điện ảnh Việt.

WOMEN IN FILM
WOMEN IN FILM
WOMEN IN FILM

NHỮNG TAY ĐUA MỚI TẤN CÔNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ẢNH

Đầu thế kỷ 21, điện ảnh Việt Nam có những bước chuyển mạnh mẽ sang phim thị trường. Các nhà làm phim nữ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, nhưng họ hiện diện chủ yếu ở vai trò sản xuất hoặc nhà đầu tư. Đạo diễn nữ giai đoạn này vẫn là của hiếm, mặc dù số lượng nữ sinh thi vào hai trường điện ảnh ở Hà Nội và Tp.HCM hàng năm không phải là ít. Đạo diễn nữ chỉ thấy xuất hiện tại các cuộc thi và liên hoan phim ngắn…

Khi các giá trị thương mại tấn công mạnh mẽ hơn vào môn nghệ thuật thứ bảy, thể hiện qua số doanh thu khổng lồ từ phòng vé, thì có một điều hiển nhiên mà không ai phủ nhận: thị trường điện ảnh gần như trở thành sân chơi độc quyền của các đạo diễn nam.

Chỉ đến ba năm trở lại đây, điện ảnh Việt mới xôn xao với những gương mặt mới nổi như đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp với phim “Đập cánh giữa không trung” (2014), đạo diễn Đặng Thái Huyền làm phim “Người trở về” (2015). Điều đáng quý là cả hai nữ đạo diễn này không bị tính thương mại chi phối, họ chọn con đường làm phim nghệ thuật, theo bước các đàn chị Việt Linh, Nhuệ Giang. Ấn tượng hơn là phim tài liệu “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng” của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm được công chiếu tại hệ thống rạp thương mại. Lần đầu tiên khán giả bỏ tiền để xem phim tài liệu, đó là một bước tiến mạnh mẽ của điện ảnh Việt, cho thấy con đường “độc đạo” mà các nữ đạo diễn này lựa chọn để dấn thân giữa cơn lốc phim thị trường thực sự rất đáng trân trọng.

WOMEN IN FILM

Lần đầu tiên khán giả bỏ tiền để xem phim tài liệu, đó là một bước tiến mạnh mẽ của điện ảnh Việt, cho thấy con đường “độc đạo” mà các nữ đạo diễn này lựa chọn để dấn thân giữa cơn lốc phim thị trường thực sự rất đáng trân trọng.

Năm 2016 cũng có thể coi là một năm chuyển mình của điện ảnh Việt khi số lượng nữ đạo diễn nhập cuộc thị trường phim ảnh, sòng phẳng đua tranh với các đồng nghiệp nam ngày một gia tăng, như đạo diễn Davina Hồng Ngân (phim “Valentine trắng”), đạo diễn Ngô Thanh Vân (phim “Tấm Cám: chuyện chưa kể”), đạo diễn Luk Vân (phim “4 năm, 2 chàng, 1 tình yêu”)… Dù mức độ thành công của các phim đầu tay kể trên được ghi nhận bằng những con số khác nhau từ phòng vé, nhưng các nữ đạo diễn này đã góp thêm màu sắc cho thị trường điện ảnh Việt đang ngày một sôi động.

Mới đây nhất, diễn viên Hồng Ánh đã gây ngạc nhiên khi ra mắt bộ phim điện ảnh đầu tay rất chững chạc “Đảo của dân ngụ cư” dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Đỗ Phước Tiến. Phim của Ánh đã đoạt 3 giải lớn tại LHP Asian 2017 cùng lịch chiếu bổ sung tại nhiều phòng vé cả hai miền Nam - Bắc.

Hiện giới làm phim đang hồi hộp chờ đợi đến ngày 18/8 khi thị trường điện ảnh đón nhận thêm nữ đạo diễn tiếp theo, Đặng Thái Huyền với phim kinh dị “Lời nguyền gia tộc”. Điều khiến cho tác phẩm này được trông đợi bởi Đặng Thái Huyền vốn theo đuổi đề tài chiến tranh nay được nhà đầu tư tin tưởng trao cơ hội bước chân vào thị trường phim giải trí vốn khốc liệt. Cùng “lên sóng” trong năm 2017 còn phải kể đến “Giấc mơ Mỹ” – bộ phim thứ hai của nữ đạo diễn Davina Hồng Ngân đang được bấm máy. Bộ phim được kì vọng sẽ là bom tấn phòng vé với số tiền đầu tư rất lớn.

Như vậy, chỉ trong 3 năm, sự xuất hiện của các nữ đạo diễn, trong cả hai dòng phim, thương mại và nghệ thuật, đã thực sự mở ra một làn sóng mới cho điện ảnh Việt. Với cách tiếp cận đề tài khác biệt, táo bạo trong cách thể hiện lẫn tư duy hình ảnh, phim của các nữ đạo diễn đang nhận được nhiều tín hiệu khả quan trong cuộc đua phòng vé. Và khi ấy, các nam đạo diễn hãy coi chừng!

WOMEN IN FILM

"Trước kia, khi nhận định về bình đẳng giới trong điện ảnh Việt, một nhà biên kịch có tiếng từng nói: “Trong lãnh địa điện ảnh, đàn bà không chỉ đơn thuần là phái yếu mà còn là thế yếu”. Nhưng phòng vé phim Việt trong thời gian gần đây đã chứng minh điều ngược lại khi nhiều bộ phim của nữ đạo diễn bình đẳng trong cuộc đua với nam giới.

Đẹp đã không thể dừng lại mong muốn được lưu giữ khoảnh khắc của những nàng thơ, những nữ hổ tướng trường quay của điện ảnh Việt, bởi chính họ, đang viết nên một kỉ nguyên mới tươi sáng cho thánh đường nghệ thuật này."

Xem thêm
WOMEN IN FILM

Diễn viên Diễm My 9x

Sở hữu nhan sắc xinh đẹp, sự chăm chỉ và cầu tiến,
Diễm My 9x đang ngày càng khẳng định khả năng
diễn xuất của mình.
“My nghĩ nghề nào cũng có sự đào thải, nếu không
liên tục trau dồi kỹ năng và nhạy bén với thời cuộc.
Vai diễn khó nhằn nhất mà My từng đảm nhận là Mai
Thị trong phim ‘Mỹ nhân kế’. Hai tháng rưỡi làm
phim ở Cam Ranh, liên tục phải tập võ dưới trời nắng
gắt. Khi phim đóng máy, diễn viên người nào người
nấy đen như mực và thương tích đầy mình. Nhưng
bù lại, bộ phim đã cho My nhiều bài học làm nghề và
kỉ niệm đẹp" - Diễm My 9x chia sẻ.

Trang điểm Kunny Lee
Trang phục Marchesa (Jacqueline)

WOMEN IN FILM

Diễn viên Vũ Ngọc Anh

Ở Vũ Ngọc Anh dễ thấy nhiều nét của một “femme
fatale”: gợi cảm, thông minh, sắc sảo và có chút
"nguy hiểm". Sau vai nữ chính đầu tiên - Quyên
trong bộ phim điện ảnh cùng tên, Ngọc Anh nhận
được nhiều lời khen ngợi về khả năng diễn xuất,
nhưng cô tự thấy mình không muốn đóng khung
vào một hình ảnh hay một tính cách nhất định, mà
mong thử sức ở nhiều dạng vai khác nhau.

Trang điểm Hoàng Hiển
Làm tóc Muôn Lê
Trang phục Zuhair Murad (Jacqueline)

WOMEN IN FILM

Diễn viên Miu Lê

Miu Lê đóng phim từ khá sớm. Ngay từ vai diễn
đầu tiên trong “Những thiên thần áo trắng”, cô đã
được đạo diễn Lê Hoàng để ý và đánh giá là có tố
chất. Tuy nhiên, các vai diễn sau đó của Miu Lê lại
không để lại ấn tượng nào đặc biệt cho đến vai cô
ca sĩ trong “Em là bà nội của anh”. Phim cán mốc
doanh thu 102 tỷ đồng, trở thành bộ phim có
doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Việt
Nam, trước khi nhường vị trí đầu bảng cho “Em
chưa 18”.

Trang điểm Lê Triển Lương
Trang phục Monique Lhuillier (Jacqueline)

WOMEN IN FILM

Nhà sản xuất - đạo diễn - diễn viên Hồng Ánh

Nhắc đến Hồng Ánh, khán giả sẽ nhớ ngay đến những
vai diễn từng gắn liền với tên tuổi của chị: Hạnh của
"Trăng nơi đáy giếng", Giao trong "Thung lũng hoang
vắng" hay Tâm của "Đời cát",... - những phụ nữ chịu
nhiều bi kịch trong cuộc sống nhưng chưa bao giờ tắt
ngọn lửa khát khao yêu thương. Một lần nữa, với “Đảo
của dân ngụ cư”, thân phận người phụ nữ được Hồng
Ánh khắc họa táo bạo và chân thực, chỉ khác, lần này
chị là người đứng sau khuôn hình.
Nói về bộ phim đầu tiên trong vai trò đạo diễn, Hồng
Ánh kể: "Dự án này tôi theo quá lâu, đến khi có cơ hội
thì chớp lấy và hoàn thành, chứ thực ra, tôi muốn kể
một câu chuyện của thời mình, nhẹ nhàng, trẻ trung,
lãng mạn và tươi mới hơn.”

Trang điểm Hùng Max
Trang phục Oscar de la Renta (Jacqueline)

WOMEN IN FILM

Diễn viên Quỳnh Chi

Quỳnh Chi là một trong số ít nữ MC thành công
trên truyền hình hiện nay. Năm 2015, cô đã chạm
ngõ điện ảnh với bộ phim “Vẽ đường cho hươu
chạy”. Sau vai diễn đầu tiên, Quỳnh Chi càng trân
trọng hơn các nghệ sĩ theo đuổi nghiệp diễn xuất,
bởi cô hiểu đằng sau những hào nhoáng nơi thảm
đỏ thì “Diễn viên là một nghề rất cực, cực hơn làm
MC nhiều. Cứ tưởng tượng cả tháng trời thức
khuya dậy sớm, dãi nắng dầm mưa, diễn đi diễn lại
một cảnh mà cảm xúc thì chỉ nuôi được một lần."

Trang điểm Eric Màu
Trang phục Marchesa (Jacqueline)

WOMEN IN FILM

Nhà sản xuất – diễn viên
Đỗ Thị Hải Yến

Đến nay, Đỗ Thị Hải Yến vẫn là diễn viên Việt Nam
đầu tiên và duy nhất được đảm nhiệm vai nữ chính
trong một phim của Hollywood (“Người Mỹ trầm
lặng”). Gần 20 năm đóng phim, Đỗ Thị Hải Yến xuất
hiện không nhiều, song các dự án mà cô tham gia
đều là những tác phẩm lớn, gây tiếng vang cả trong
nước lẫn quốc tế.

Đỗ Thị Hải Yến chia sẻ: “Tôi chỉ sợ mình làm việc
không tới, không xứng với nghiệp diễn, còn khi đã
nỗ lực, yêu công việc một cách chân thành thì vấn đề
còn lại chỉ là có một vai diễn hay, một đạo diễn xứng đáng
để mình được cộng tác. Tôi thực sự có thể chờ
đợi một vai diễn phù hợp trong nhiều năm, tôi thà
dành thời gian đi chăm cây, chơi với con nếu xét thấy
các kịch bản đưa đến chưa đủ hay.”

Trang điểm Cutie
Trang phục Monique Lhuillier (Jacqueline)

WOMEN IN FILM

Nhà sản xuất - diễn viên
Trương Ngọc Ánh

Đóng phim từ năm 17 tuổi, Trương Ngọc Ánh là một
trong số rất ít gương mặt của dòng phim “mì ăn
liền” những năm 90 còn trụ vững và tỏa sáng giữa
dàn diễn viên trẻ đẹp hiện nay. Gần đây, chị chuyển
hướng sang làm nhà sản xuất kiêm diễn viên chính
cho thể loại phim hành động.

Theo Ngọc Ánh, “Người làm phim cần có tư duy của
một doanh nhân, để trả lời được những câu hỏi: ‘Nhà đầu tư muốn gì?’, ‘Phim chiếu cho đối tượng nào?’, ‘Để kéo khán giả đến rạp, phim cần gì?’. Tôi chọn phim hành động ở thời điểm này vì tôi thấy xu hướng khán giả đang yêu thích nó hơn dòng phim tâm lý. Tuy nhiên, tôi cũng đang ấp ủ một dự án phim ‘nặng đô’, đòi hỏi diễn xuất nội tâm rất phức tạp.”

Trang điểm Đạt Hí
Trang phục Oscar de la Renta (Jacqueline)
GiàyGiuseppe Zanotti

WOMEN IN FILM

Nhà sản xuất - đạo diễn - diễn viên
Ngô Thanh Vân

Gần đây, khán giả thấy Ngô Thanh Vân năng động,
quyết liệt giữa phim trường của "Tấm Cám: Chuyện
chưa kể", hay mới nhất là "Cô Ba Sài Gòn". Từng kinh
qua nhiều vị trí trước khi thử sức với vai trò đạo diễn,
nhà sản xuất, "đả nữ" đã tìm được cho mình một
hướng đi riêng, độc đáo.
“Với Vân, điện ảnh là một cuộc chơi đường dài. Ước
mơ duy nhất của Vân là biến các bộ phim ‘made in
Vietnam’ trở thành công cụ truyền bá văn hóa Việt ra
thế giới. Vân chỉ sử dụng các kịch bản gốc, chất liệu
dân gian được sáng tạo bởi những nhà biên kịch Việt
để làm những bộ phim đậm chất Việt. Đây không
phải là con đường dễ dàng, nhưng lỡ đam mê rồi thì
phải cố gắng thôi.”

Trang điểm Cutie
Trang phục Zuhair Murad (Jacqueline)

WOMEN IN FILM

Diễn viên Jun Vũ

Jun Vũ là một người mẫu - diễn viên hoạt động tại
Việt Nam và Thái Lan. Vừa bén duyên với điện ảnh,
cô đã ngay lập tức giành được giải Cánh diều vàng
năm 2017 ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc
nhất cho vai diễn trong “Vẽ đường cho hươu chạy”.
Tuy nhiên, thành công này với cô gái trẻ đồng thời
cũng là một thử thách không nhỏ bởi “Các diễn viên
mới vào nghề dễ bị ‘đo ni đóng giày’ ở những vai
diễn đầu tiên". Với dự án điện ảnh sắp tới, Jun Vũ có
cơ hội được thử sức trong một hình tượng mới. Hãy
cùng chờ đợi xem cô gái trẻ này sẽ làm mới mình
như thế nào?!?

Trang điểm Ruan Đang
Trang phục và phụ kiện Docle & Gabbana

WOMEN IN FILM

Diễn viên Lan Ngọc

Sau vai Nương trong “Cánh đồng bất tận”, Lan Ngọc
trầm lắng một thời gian dài trước khi trở lại với
những dự án điện ảnh của Ngô Thanh Vân. Sở hữu
nhan sắc, khả năng biến hóa đa dạng và quan trọng
nhất là lòng say nghề, Lan Ngọc sẽ còn tiến xa trong
điện ảnh.
“Để hóa thân vào vai diễn, đòi hỏi diễn viên phải nếm
trải mọi cảnh đời, dầm mưa dãi nắng, lội xuống bùn
dơ. Có những ngày, Ngọc phải khóc liền mấy tiếng
đồng hồ chỉ vì một cảnh quay. Diễn xong kiệt sức,
nhưng vẫn phải sẵn sàng cho cảnh tiếp theo. Ban
đầu, Ngọc đến với nghề này vì muốn được nổi tiếng,
giờ nó trở thành một đam mê khiến mình luôn phải
trăn trở, suy nghĩ thấu đáo trước mỗi cảnh diễn.”

Trang điểm Ruan Đang
Trang phục và phụ kiện Docle & Gabbana

WOMEN IN FILM

Diễn viên Nhã Phương

Nổi lên như một hiện tượng sau phim ngắn “Xin lỗi
anh chỉ là thằng bán bánh giò”, Nhã Phương thừa
thắng xông lên với những bộ phim như “Tuổi thanh
xuân”, “Quả tim máu”, “Vừa đi vừa khóc”... Cô được
khán giả yêu quý bởi hình tượng trong sáng, hiền
dịu, có phần yếu đuối. Bộ phim gần nhất Nhã
Phương tham gia là tác phẩm “Lôi báo” của đạo diễn
Victor Vũ, dự kiến ra rạp vào tháng 10 năm nay.

Trang điểm Uyên Nguyễn
Trang phục và phụ kiện Docle & Gabbana

TRỞ LẠI
WOMEN IN FILM

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã xuất hiện trong chuyên đề "Người vá trời - Kẻ lấp bể" trên Tạp
chí Đẹp tháng Năm, đó là giai đoạn bận rộn của cô và nữ diễn viên Thùy Anh khi tất bật vào Nam
casting vai diễn cho dự án phim mới "Nỗi buồn đẹp nhất thế gian". Đẹp đã may mắn ghi lại được
khoảnh khắc đồng điệu của hai người phụ nữ, hai người bạn đồng hành trong điện ảnh.

Nhà sản xuất - đạo diễn
Nguyễn Hoàng Điệp

Nói về sự chênh lệch giới tính trong
điện ảnh Việt, đạo diễn Nguyễn
Hoàng Điệp chia sẻ: “Tôi nghĩ ở một
đất nước mà nhận thức bình đẳng
giới còn tương đối ‘sái’ như ở Việt
Nam thì ‘cơ hội âm thầm' cho các
đạo diễn nữ là rất ổn. Đấy là chưa kể,
phụ nữ còn kiên nhẫn, biết lấy nhu
để đáp lại cương. Còn bất lợi lớn
nhất chính là định kiến ‘nhất định
đạo diễn nữ sẽ phải thiệt thòi so với
đạo diễn nam’. Cứ như nam giới là
một chuẩn mực vậy! Như thể đạo
diễn nữ muốn làm nên chuyện thì
phải mạnh mẽ lắm, vượt khó ghê
lắm... Như vậy mất hết cả sự trong sáng
của điện ảnh!”.

Diễn viên Thùy Anh

Nổi lên sau vai Phan Linh trong phim
sitcom “Bộ tứ 10A8”, cái tên Thùy Anh
chỉ thực sự được nhắc đến nhiều sau
bộ phim điện ảnh của đạo diễn
Nguyễn Hoàng Điệp - “Đập cánh giữa
không trung”. Sau một thời gian tập
trung cho việc học, giờ là lúc Thùy
Anh theo đuổi đam mê diễn xuất của
mình bởi với cô, nghề diễn là mục tiêu
lớn nhất trong đời.

WOMEN IN FILM

Mê đến bao giờ?

Giống nhiều nền điện ảnh khác trên thế giới, điện ảnh Việt Nam dù ra đời từ rất sớm, nhưng sự đóng góp của các nhà làm phim nữ vẫn luôn là con số rất khiêm tốn. Vài năm trở lại đây, cuộc cách mạng về giới như một làn sóng khiến nhiều phụ nữ bước vào cuộc chơi bình đẳng với đàn ông, trở thành người đứng mũi chịu sào cho tác phẩm điện ảnh của mình.

Bài Việt Linh

“Là phụ nữ mà đi thi ngành đạo diễn, cô có thấy phi lý không?”, “Năm
nay tôi hai mươi bảy tuổi, ở xứ tôi hợp lý nhất là lấy chồng, sinh con. Còn
tôi đã lặn lội tới đây thì không có gì vô lý nữa”. Đó là lời đối đáp của tôi với
đạo diễn Vladimir Naoumov, chánh khảo cuộc thi đạo diễn ở trường điện
ảnh quốc gia Liên Xô (VGIK) năm 1980 - câu trả lời pha chút tự ái mà nhờ
đó, như thầy Naoumov về sau nói, tôi được nhận vào học sau nhiều năm
ông từ chối sinh viên nữ, vì (cũng theo ông) “các vị sẽ chẳng mấy chốc
tay bồng tay bế, bỏ dở cuộc chơi, uổng công rèn đúc” (!).

Nhưng đó là chuyện cách đây 37 năm, khi công nghệ sản xuất phim còn nặng nề phức tạp, khi giới đạo diễn điện ảnh đúng là khan hiếm phụ nữ. Thập niên 90 thế kỷ trước, thế giới có khoảng mười Liên hoan phim (LHP) Phụ nữ, riêng Nhật đã chiếm hai. Thoạt nghe có vẻ như nữ giới xứ này oách lắm, nhưng có dịp tham gia mới thấy không hẳn. Nếu những LHP khác là dịp cho các “anh hào” điện ảnh giao lưu, thì cứu cánh của

LHP phụ nữ Nhật nhằm gián tiếp tranh đấu bình quyền cho nữ giới, thông qua cánh cửa chưa bao giờ rộng mở với họ! Hai lần dự LHP Phụ nữ Tokyo, tôi thấy các thành viên nước chủ nhà quá khiêm tốn, sau nhiều năm vẫn quẩn quanh bấy nhiêu gương mặt, mà đa số đạo diễn phim tài liệu. Bà Etsuko Takano - cố chủ tịch LHP Phụ nữ Tokyo, sinh thời luôn tỏ ra phiền muộn khi nhắc tới những bất công mà hơn hai chục năm, với tư cách lãnh đạo LHP bà đã dày công tranh đấu.

Câu hỏi thường xuyên tôi phải nghe thời đó là làm nữ đạo diễn gian nan, cực nhọc ra sao. Câu trả lời: tiện và bất tiện. Tiện vì ê kíp không… nỡ đối xử thô bạo, bất tiện vì tư tưởng trọng nam khinh nữ lưu cữu. Phim đầu tay sau tốt nghiệp tôi bị mọi người đua nhau “ăn hiếp”, nhưng mọi thứ cũng qua mau khi bạn chứng tỏ khả năng nghề nghiệp, khả năng cầm cương mà nôm na gọi là vua của trường quay. Giống như mọi vị trí lãnh đạo, vua trường quay cũng cần ba tố chất: chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc, và chỉ số yêu thương. Không biết đo các chỉ số kia, tôi chỉ nhớ mình đã làm việc với đoàn phim như một gia đình (dù đôi khi bất cập), không phân biệt vị thế. Vừa phải là tấm gương lao động, ngọn lửa hâm nóng sự ngã lòng, nguội lạnh luôn rình rập trước muôn trùng gian khó. Và điều quan trọng, phải làm cho mọi người tin vào kết quả sản phẩm.

Jack Ma, doanh nhân nổi tiếng thế giới có câu nói nổi tiếng: “Muốn cuộc sống đơn giản, đừng làm lãnh đạo”. Tôi muốn mượn ý đó đổi thành: Muốn

cuộc sống đơn giản, đừng làm đạo diễn. Bởi từ khi có trong tay kịch bản, bạn đã bị nhân vật, khung hình, bối cảnh, âm thanh, ánh sáng… đeo ám, không còn thời gian, tâm trí cho cái gì khác, kể cả gia đình. Trải nghiệm thực tế vậy, nên khi các bạn nữ hỏi kinh nghiệm làm đạo diễn, tôi hay trả lời nửa vui nửa thật: Hãy biết xả thân vì phim và chọn một ông chồng biết xả thân vì… vợ! Tôi cũng từng nói vui, để chuộc tội vắng nhà miên man, các đạo diễn nữ rất đảm đang, chu đáo mỗi khi hồi gia. Như vậy há vẫn hơn ở nhà miên man mà không chu đáo, đảm đang? Bây giờ so với thế hệ trước, máy móc điện ảnh tinh gọn, điều kiện học hỏi tiện ích có làm bớt đi cực nhọc của người làm phim nói chung và phụ nữ nói riêng, nhưng do thiên chức, phụ nữ vẫn gặp khó khăn hơn ở vai trò đạo diễn. Họ phải “đạo diễn” hai thứ cùng lúc: phim và cuộc sống gia đình. Nên chi tôi cực kỳ ngưỡng mộ các đạo diễn nữ đông con. Bây giờ tỉ lệ nữ đạo diễn ở Việt Nam sắp ngang bằng các nam đạo diễn (đặc biệt vượt trội ở thể loại phim ngắn), và sản phẩm của họ không kém cạnh các nam đồng nghiệp.

Nếu để tâm tình một chút với thế hệ đi sau, tôi chỉ có hai ý. Một là, ông bà ta hay nói: “Người thanh nói tiếng cũng thanh, chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Đầu tiên hãy xem mình có “kêu” không, bởi khi đã “kêu”, thì đánh khẽ phim cũng vang xa. Thứ hai, đạo diễn không phải cái gì siêu việt, phi phàm. Đạo diễn là một nghề bình thường như mọi nghề khác: nghề may, nghề mộc, nghề nấu bếp... Sẽ có những sản phẩm phim bình thường như chiếc tủ, chiếc áo, bữa cơm bình thường, nhưng cũng có những sản phẩm mà nhìn vô thấy rõ sự đặc sắc, công phu, tinh tế, thông minh khiến ta phải rung động… Vậy nên những bạn nữ muốn làm phim cứ hăng hái lên đường, sau khi tự vấn mình có thật sự mê nghề nghiệp này không, và mê (được) đến bao giờ?

Nhưng đó là chuyện cách đây 37 năm, khi công nghệ sản xuất phim còn nặng nề phức tạp, khi giới đạo diễn điện ảnh đúng là khan hiếm phụ nữ. Thập niên 90 thế kỷ trước, thế giới có khoảng mười Liên hoan phim (LHP) Phụ nữ, riêng Nhật đã chiếm hai. Thoạt nghe có vẻ như nữ giới xứ này oách lắm, nhưng có dịp tham gia mới thấy không hẳn. Nếu những LHP khác là dịp cho các “anh hào” điện ảnh giao lưu, thì cứu cánh của LHP phụ nữ Nhật nhằm gián tiếp tranh đấu bình quyền cho nữ giới, thông qua cánh cửa chưa bao giờ rộng mở với họ! Hai lần dự LHP Phụ nữ Tokyo, tôi thấy các thành viên nước chủ nhà quá khiêm tốn, sau nhiều năm vẫn quẩn quanh bấy nhiêu gương mặt, mà đa số đạo diễn phim tài liệu. Bà Etsuko Takano - cố chủ tịch LHP Phụ nữ Tokyo, sinh thời luôn tỏ ra phiền muộn khi nhắc tới những bất công mà hơn hai chục năm, với tư cách lãnh đạo LHP bà đã dày công tranh đấu.

Câu hỏi thường xuyên tôi phải nghe thời đó là làm nữ đạo diễn gian nan, cực nhọc ra sao. Câu trả lời: tiện và bất tiện. Tiện vì ê kíp không… nỡ đối xử thô bạo, bất tiện vì tư tưởng trọng nam khinh nữ lưu cữu. Phim đầu tay sau tốt nghiệp tôi bị mọi người đua nhau “ăn hiếp”, nhưng mọi thứ cũng qua mau khi bạn chứng tỏ khả năng nghề nghiệp, khả năng cầm cương mà nôm na gọi là vua của trường quay. Giống như mọi vị trí lãnh đạo, vua trường quay cũng cần ba tố chất: chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc, và chỉ số yêu thương. Không biết đo các chỉ số kia, tôi chỉ nhớ mình đã làm việc với đoàn phim như một gia đình (dù đôi khi bất cập), không phân biệt vị thế. Vừa phải là tấm gương lao động, ngọn lửa hâm nóng sự ngã lòng, nguội lạnh luôn rình rập trước muôn trùng gian khó. Và điều quan trọng, phải làm cho mọi người tin vào kết quả sản phẩm.

Jack Ma, doanh nhân nổi tiếng thế giới có câu nói nổi tiếng: “Muốn cuộc sống đơn giản, đừng làm lãnh đạo”. Tôi muốn mượn ý đó đổi thành: Muốn cuộc sống đơn giản, đừng làm đạo diễn. Bởi từ khi có trong tay kịch bản, bạn đã bị nhân vật, khung hình, bối cảnh, âm thanh, ánh sáng… đeo ám, không còn thời gian, tâm trí cho cái gì khác, kể cả gia đình. Trải nghiệm thực tế vậy, nên khi các bạn nữ hỏi kinh nghiệm làm đạo diễn, tôi hay trả lời nửa vui nửa thật: Hãy biết xả thân vì phim và chọn một ông chồng biết xả thân vì… vợ! Tôi cũng từng nói vui, để chuộc tội vắng nhà miên man, các đạo diễn nữ rất đảm đang, chu đáo mỗi khi hồi gia. Như vậy há vẫn hơn ở nhà miên man mà không chu đáo, đảm đang? Bây giờ so với thế hệ trước, máy móc điện ảnh tinh gọn, điều kiện học hỏi tiện ích có làm bớt đi cực nhọc của người làm phim nói chung và phụ nữ nói riêng, nhưng do thiên chức, phụ nữ vẫn gặp khó khăn hơn ở vai trò đạo diễn. Họ phải “đạo diễn” hai thứ cùng lúc: phim và cuộc sống gia đình. Nên chi tôi cực kỳ ngưỡng mộ các đạo diễn nữ đông con. Bây giờ tỉ lệ nữ đạo diễn ở Việt Nam sắp ngang bằng các nam đạo diễn (đặc biệt vượt trội ở thể loại phim ngắn), và sản phẩm của họ không kém cạnh các nam đồng nghiệp.

Nếu để tâm tình một chút với thế hệ đi sau, tôi chỉ có hai ý. Một là, ông bà ta hay nói: “Người thanh nói tiếng cũng thanh, chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Đầu tiên hãy xem mình có “kêu” không, bởi khi đã “kêu”, thì đánh khẽ phim cũng vang xa. Thứ hai, đạo diễn không phải cái gì siêu việt, phi phàm. Đạo diễn là một nghề bình thường như mọi nghề khác: nghề may, nghề mộc, nghề nấu bếp... Sẽ có những sản phẩm phim bình thường như chiếc tủ, chiếc áo, bữa cơm bình thường, nhưng cũng có những sản phẩm mà nhìn vô thấy rõ sự đặc sắc, công phu, tinh tế, thông minh khiến ta phải rung động… Vậy nên những bạn nữ muốn làm phim cứ hăng hái lên đường, sau khi tự vấn mình có thật sự mê nghề nghiệp này không, và mê (được) đến bao giờ?