Hiên nhà ba gian ngập nắng sớm đầu hè, bà cụ lưng còng cầm mẩu bút chì đưa những nét xám bạc trên tờ giấy trắng, vẽ từng búp của bông hoa chuối nở vàng đang đặt trên nền gạch đỏ phủ rêu xanh. Bà tấm tắc: “Màu sắc thật hài hòa”. Đôi bàn tay ấy đã ký họa hàng trăm bức tranh thiên nhiên, chân dung con người dọc đất nước Việt Nam, những tác phẩm ký tên Mộng Bích. Ở tuổi 91, họa sĩ Mộng Bích rời xa Hà Nội ồn ã, sống một mình trong căn nhà vườn tại làng Na, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Yêu cảnh thiên nhiên bình dị nơi đây, bà tả về xưởng vẽ – ngôi nhà của mình như một áng văn: “Nhà nhỏ dựa lưng vào núi, trước là mặt ao xanh biếc điểm vài bông súng, thi thoảng có chú chim bói cá sà xuống. Bên cạnh mái ngói được xây cất kỹ lưỡng, cây mít năm nay đậu nhiều quả đã tỏa hương. Trong vườn, khóm lá lốt, gốc hẹ tốt um bên cạnh tía tô tím rực và mấy chậu lô hội căng mướt. Nhìn hoa hẹ, hoa tía tô cũng thấy mát lòng”.

Tại triển lãm “Đi giữa hai thế kỷ” năm 2020 của họa sĩ Mộng Bích, Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: “Tranh họa sĩ Mộng Bích như mặt hồ lặng yên phản chiếu đám mây trên bầu trời. Mỗi sáng thức giấc, ngắm tranh thấy lòng mình an tĩnh”.

Nét cọ an tĩnh ấy dường như giấu hết những gian truân của cuộc đời bà Mộng Bích. Tốt nghiệp trung cấp khóa II – Cao đẳng Mỹ thuật năm 1960, họa sĩ Mộng Bích nhận công tác ở Ty Văn hóa Thái Nguyên. Trên đường đi vẽ tranh cổ động, khẩu hiệu treo tường hay bản đồ, bà tranh thủ ký họa cảnh núi rừng, đời sống của người dân tộc thiểu số trên những trang giấy báo quét hồ trắng. Tối tối, họa sĩ Mộng Bích hoàn thiện những bức tranh đầu tiên dưới ánh đèn dầu tù mù. Vài khoang lụa Hà Đông và màu của Liên Xô cũ được bạn tặng, bà phải dùng dè sẻn. Bà vừa vẽ vừa nhớ lời thầy của mình – họa sĩ Trần Văn Cẩn – về cách “nói chuyện” với lụa sao cho màu lên đằm thắm. Cái đói khổ, ngặt nghèo của thời bao cấp chiến tranh không khiến đôi mắt nhìn cuộc đời của cô gái 25 tuổi ngày ấy trở nên u tối. Nhiều buổi sáng đi rừng, họa sĩ Mộng Bích lặng người trước cảnh tượng sương mù phủ trắng một vạt cây như lớp giấy bạc, bên kia núi mặt trời lên óng ánh. “Tôi lấy giấy bút ra vừa ký họa vừa khóc vì đẹp quá. Mải mê đến mức có anh người dân tộc lên rẫy sớm đi ngang mới giật mình nhớ ra phải đến chỗ làm”.

Trước khi có xưởng vẽ ở Hiên Vân, nhiều tác phẩm của họa sĩ Mộng Bích ra đời trong căn phòng 7 mét vuông thuê trên con phố Phó Đức Chính, nơi bà ở khi rời Thái Nguyên về Hà Nội để theo học Đại học Mỹ Thuật. Có những bức được vẽ tại căn phòng tập thể dựng bằng ván gỗ ở phố Hàm Tử Quan, mà theo bà miêu tả, thì là ngôi nhà tử thần có thể cháy bất cứ lúc nào. Giá vẽ của bà còn được dựng ở những ngôi nhà dân, lán tạm dọc đường thực tế. Có khi bà tranh thủ ký họa trên đường đi công tác, “lương không đủ bắt xe đò”. Vậy mà hồi ức về chặng đường làm nghệ thuật được bà gói ghém lại đầy yêu thương: “Cả thế hệ họa sĩ khi đó sống như vậy, tranh không để bán hay phục vụ khách hàng nào, vẽ chỉ vì đam mê nghệ thuật. Có những người vẽ tranh rồi mang đổi lấy ly cà phê, bình rượu. Tôi cảm ơn gian khổ vì nhờ có vậy mà mình giữ được những rung cảm giản dị, chân thành nhất. Bức lụa đẹp phải qua nhiều lần nhuộm, để tâm từng nét từ nhạt đến đậm thì màu mới ngấm. Cuộc sống cũng thế, dữ dội vô cùng mới đến được bình an”.

Nói về bức tranh đẹp, họa sĩ Mộng Bích không nhắc nhiều đến những kiến thức hàn lâm hay kỹ thuật xử lý lụa – chất liệu mỏng manh và khó tính. Với bà, tranh sơn mài, sơn dầu, điêu khắc gỗ… đều có ngôn ngữ riêng. “Mỗi người nhìn cái đẹp theo cách khác nhau, quan điểm cũng thay đổi theo thời đại. Nhưng nghệ sĩ thời nào cũng vậy, phải làm sao để người xem thấy tình trong tranh. Cái tình chỉ có khi người họa sĩ thực sự sống cùng nhân vật và yêu mến họ”.

Lật tìm những bức tranh cũ, bà kể tường tận câu chuyện đằng sau mỗi nét vẽ. Khi lang thang giữa những cánh rừng Thái Nguyên rét mướt, họa sĩ nhớ gương mặt ngây ngô của cậu con trai mỗi chiều chờ mẹ về. Đúng lúc đó, bà bắt gặp cảnh người phụ nữ dân tộc ôm ấp, cho con bú sau một sáng miệt mài lên rẫy, gương mặt ngập tràn niềm vui. Nhờ từng chia đôi củ khoai, bắp ngô với cụ già ăn xin, bà lột tả được chân thực nét khắc khổ trong bức tranh “Bà già”. Những bữa ăn nhờ, ngủ tạm cùng người dân ở Cà Ná, Ninh Thuận của bà Bích đã giúp hội họa Việt Nam có được bức tranh ghi dấu vẻ đẹp của ông già Chăm với chòm râu như suối nước… Mỗi lần chuyển từ ký họa lên lụa, từng câu chuyện lại hiện lên sống động như thước phim trong bà.

Nói về bức tranh đẹp, họa sĩ Mộng Bích không nhắc nhiều đến những kiến thức hàn lâm hay kỹ thuật xử lý lụa – chất liệu mỏng manh và khó tính. Với bà, tranh sơn mài, sơn dầu, điêu khắc gỗ… đều có ngôn ngữ riêng. “Mỗi người nhìn cái đẹp theo cách khác nhau, quan điểm cũng thay đổi theo thời đại. Nhưng nghệ sĩ thời nào cũng vậy, phải làm sao để người xem thấy tình trong tranh. Cái tình chỉ có khi người họa sĩ thực sự sống cùng nhân vật và yêu mến họ”.

Lật tìm những bức tranh cũ, bà kể tường tận câu chuyện đằng sau mỗi nét vẽ. Khi lang thang giữa những cánh rừng Thái Nguyên rét mướt, họa sĩ nhớ gương mặt ngây ngô của cậu con trai mỗi chiều chờ mẹ về. Đúng lúc đó, bà bắt gặp cảnh người phụ nữ dân tộc ôm ấp, cho con bú sau một sáng miệt mài lên rẫy, gương mặt ngập tràn niềm vui. Nhờ từng chia đôi củ khoai, bắp ngô với cụ già ăn xin, bà lột tả được chân thực nét khắc khổ trong bức tranh “Bà già”. Những bữa ăn nhờ, ngủ tạm cùng người dân ở Cà Ná, Ninh Thuận của bà Bích đã giúp hội họa Việt Nam có được bức tranh ghi dấu vẻ đẹp của ông già Chăm với chòm râu như suối nước… Mỗi lần chuyển từ ký họa lên lụa, từng câu chuyện lại hiện lên sống động như thước phim trong bà.

Sau triển lãm đầu tiên và có lẽ là duy nhất của họa sĩ Mộng Bích, bà không đếm nổi lượt khách ra vào ngôi nhà của mình, cũng chẳng nhớ có bao nhiêu lần được lên báo. Tài sản nâng niu là quyển sổ ghi cảm tưởng của khách tham quan mà bà thuộc lòng từng dòng. Đôi mắt nheo nheo ánh lên niềm tự hào khi bà nhắc đến một em nhỏ đòi bố mẹ đưa đến triển lãm mấy lần để chép lại tranh và ghi: “Cháu yêu bà lắm”.

Khi tay đã run, lưng đã còng và chân lê những bước mỏi, không thể đi đây đó ghi lại chuyện cuộc đời, họa sĩ Mộng Bích vẫn duy trì niềm vui vẽ mỗi ngày. Bà nhìn thấy vẻ đẹp ở từng cái rổ, trái bí, mớ rau… Vẽ một bó rau muống, bà dành nhiều giờ để chỉnh sửa chi tiết nút thắt trên sợi lạt vì mỗi vùng miền có cách buộc khác nhau. Không tả thực nhưng mỗi tác phẩm của bà đều mang hơi thở cuộc sống.

“Vincent Van Gogh từng mua một đôi giày cũ nát từ chợ trời, đem vào xưởng họa tại Montmartre làm mẫu vẽ tĩnh vật. Một vật tưởng tầm thường như thế đã trở nên bất tử qua nét vẽ của họa sĩ Hà Lan. Tôi yêu và trân trọng mọi thứ nên bất cứ cái gì cũng có thể thành tranh được”.

“Đi giữa hai thế kỷ”, chứng kiến hết những thay đổi của thời cuộc, trải qua bao nỗi đau của chính mình, người thân và đất nước, bà Bích vẫn nhìn cuộc đời bằng trái tim đầy rung động. Một mình trong căn nhà thơ mộng, bà tận hưởng từng chén trà ngon đến vệt nắng chiếu trên thềm. Bà dễ rơi nước mắt khi nhắc đến một bộ phim, một cuốn sách cảm động. Đứng trước di ảnh người chồng đã ra đi gần nửa thế kỷ, bà vẫn thấy ông thật đẹp trai.

Nghĩ đến trạm cuối của đời mình, họa sĩ không mơ về cõi cực lạc mà muốn tâm hồn bay tới đầm nước tràn ngập hoa sen. Ở đó, bà sẽ nhìn ngắm thật lâu và vẽ một bức tranh lụa.

Được biết bà đam mê vẽ tranh từ nhỏ nhưng phải đến 25 tuổi, bà mới được theo học mỹ thuật một cách chính thức phải không?
Ngày nhỏ tôi rất thích đọc sách vì bố tôi là nhà giáo, ông có nhiều cuốn truyện hay. Trong số đó, tôi thích nhất tác phẩm “Không gia đình” của Hector Malot, có nhân vật Rémi. Cậu bé được đi nhiều nơi, gặp nhiều người, có gian khổ và cũng nhiều trải nghiệm quý giá. Tôi thích sau này được lang thang như thế. Lớn hơn chút, tôi được anh trai là kiến trúc sư truyền cho niềm đam mê hội họa, tôi nuôi giấc mơ trở thành họa sĩ. Rồi chiến tranh, tôi phải theo gia đình đi sơ tán lên chiến khu Việt Bắc đến tận năm 1956 mới được về Hà Nội, ổn định cuộc sống và theo học trung cấp mỹ thuật.

Thời đó tốt nghiệp trung cấp xong ai cũng phải đi làm, là lao động tiên tiến mới được lấy bằng và tiếp tục học lên cao hơn. Tôi xung phong lên Ty Văn hóa Thái Nguyên để làm việc, ở đó 5 năm mới đủ điều kiện quay lại Hà Nội học lên đại học.

Sao bà không ở lại công tác tại Hà Nội mà xung phong lên rừng?
Vì yêu nghề đấy! Tôi có thể chọn làm trong nhà máy gạch hoặc trường Cao đẳng Y khoa để ở lại Hà Nội, nhưng nếu thế thì chỉ được vẽ hoa văn trên gạch hoặc bản mô tả cơ thể người thôi. Nghĩ đến công việc lặp đi lặp lại, xa rời cuộc sống, tôi không chịu được. Tôi nghĩ nếu nhận công tác tại Ty Văn hóa Thái Nguyên sẽ được đi vẽ lang thang. Nhưng thật ra lên đó tôi cũng không được sáng tác nghệ thuật mà phải vẽ tranh cổ động, khẩu hiệu, bản đồ… Lúc đầu cũng nản nhưng vì lẽ mưu sinh, mình phải cố gắng. Làm dần rồi lại thấy việc nào cũng có những giá trị riêng.

Nuôi tình yêu nghệ thuật trong bối cảnh đó hẳn không phải chuyện dễ dàng?
Thời chiến tranh đói khổ, mấy ai quan tâm đến nghệ thuật đâu. Họa sĩ ngày ấy cũng không ai bán tranh cả. May mắn là tôi có thể tranh thủ ngắm cảnh thiên nhiên, ký họa cuộc sống trên đường đi làm, đến tối lại lấy những ký họa đó ra để chuyển thành tranh lụa. Mà phải vẽ giấu giếm nhé, vì thời đó nghiêm lắm, lãnh đạo quan niệm cán bộ ngày đi làm, tối phải về nghỉ ngơi lấy sức, ai vẽ tranh là ủy mị. Vẽ xong tôi cất hết đi, chẳng dám khoe với ai.

Thú thực, tôi cũng không có nhiều thời gian sáng tác vì còn phải chăm lo gia đình. Tôi gặp ông nhà ở Thái Nguyên. Trở về từ chiến trường, ông bị thương nặng, đau ốm liên miên, một tay tôi nuôi hai con nhỏ và chăm chồng. Trong nhiều năm như vậy, tôi phải cố gắng thu vén những khoảng thời gian ít ỏi để vẽ chỉ vì thích quá.

Khi trở lại Hà Nội, bà có nhiều thời gian dành cho những sáng tác nghệ thuật của riêng mình hơn không?

Thời đó ở đâu cũng vậy. Tôi đi học đại học lúc đã gần 40 tuổi, chồng tôi sức khỏe vẫn còn yếu nhiều, các con đến tuổi ăn học. Tôi lên giảng đường, bạn bè còn đùa: “Không biết sau cái Mộng Bích có thành họa sĩ được không, chứ thấy nó yếu ớt mà vất vả quá”.

Ra trường, tôi công tác ở báo Độc Lập, phụ trách vẽ minh họa, trình bày báo, viết bài về mỹ thuật… Khi báo Độc Lập giải thể, tôi được điều sang Viện Năng lượng Nguyên tử. Cả ngày tôi quanh quẩn không biết vẽ gì, phó viện trưởng đành ký cho tôi đi Đà Lạt vẽ… lò phản ứng hạt nhân. Trên đường đi, đến Cà Ná thấy cảnh đẹp quá, tôi bèn liều cáo ốm ở lại. Đó là chuyến đi thực tế sáng tác đầu tiên và cũng là duy nhất của tôi đấy, vui lắm, dù mình không có công tác phí, cũng chẳng được ở nhà cao cửa rộng. Tôi toàn ở nhờ nhà người dân, có gì ăn nấy. Nhưng chắc chính vì thế mà tranh tôi vẽ người Chăm được một nhà nghiên cứu khen là đúng tinh thần của người dân tộc thiểu số.

Có bức tranh nào bà tiếc nuối vì chưa thể hoàn thiện không?
Tôi chỉ tiếc vì thời gian và sức khỏe có hạn, nhiều bức ký họa chưa thể chuyển thành tranh lụa. Đã từng gặp nhiều người phụ nữ lam lũ, vất vả, mất chồng và con trong chiến tranh, tôi bị ám ảnh về thân phận của họ. Tôi tiếc vì không thể vẽ nhiều tranh về những thân phận ấy để làm một cuộc triển lãm mang tên “Đợi chờ”. Lúc chồng tôi mất, tôi rất nhớ những ngày tháng ông ấy đi ghép làn điệu cổ của người dân tộc ở Thái Nguyên. Mỗi dịp lễ Tết, tôi luôn nghĩ liệu có ngày gặp lại ông ấy ở nơi nào đó? Những người phụ nữ đã dành cả cuộc đời để chờ đợi chồng con trở về, chắc chắn họ cũng mong gặp người thân như tôi.

Bà đã cao tuổi rồi, vì sao lại chọn sống một mình ở đây mà không ở cùng con cháu?
Trước tôi ở với con trai cả là họa sĩ Bùi Hoài Mai và muốn xây dựng căn nhà này thành xưởng vẽ, bảo tàng của gia đình. Nhưng vài năm trước Mai bị bệnh nặng, không thể đi lại, làm việc như trước nữa mà phải về Hà Nội điều trị. Con trai thứ hai và các cháu cũng có việc làm, việc học riêng cần ở trung tâm để thuận tiện nên tôi sống một mình.

Tôi cũng yếu và mệt lắm. Nhiều khi tự hỏi không biết làm sao mà mình sống được gần cả thế kỷ. Nhiều người đến nhà tôi chơi bảo đây là chốn thiên đường, song họ không biết những ngày mưa to gió lớn không bóng người qua lại, tôi cũng hãi lắm, sợ mình làm sao thì không ai hay.

Bây giờ tôi vẫn gắng ăn uống giữ sức khỏe, vẽ tranh để tìm niềm vui. Mình khỏe để con cháu còn yên tâm, chúng nó đỡ phải lo cho mình.

Bên cạnh vẽ, bà có dành thời gian cho niềm vui nào khác?
Tuổi già ngủ ít lắm. Tôi dành nhiều thời gian để đọc sách. Sách giúp mình hiểu biết, không lỗi thời. Gần đây, tôi đọc “Đại tượng vô hình” – một cuốn sách về triết học rất lý thú. Trước đó thì có cuốn “Tên tôi là Đỏ”, vừa có câu chuyện trinh thám, vừa có vẻ đẹp hội họa.

Sách cũng giúp tôi có chuyện mà nói với lũ cháu nội và bạn bè của chúng. Toàn lứa 9x cả. Nói chuyện về sách vở, nghệ thuật vẫn có thể xưng “mình” với các cháu mà không thấy già nua hay ngượng ngập. Khi Tạp chí Đẹp muốn phỏng vấn, tôi định từ chối vì từ bé mình vừa còi vừa xấu, lớn lên cũng không xinh đẹp, lại già rồi. Nhưng tôi thích trò chuyện về cái đẹp của một bức tranh, cuốn sách hay câu thơ. Mình đọc, viết và ôn lại kỷ niệm xưa để minh mẫn hơn

Khi trở lại Hà Nội, bà có nhiều thời gian dành cho những sáng tác nghệ thuật của riêng mình hơn không?

Thời đó ở đâu cũng vậy. Tôi đi học đại học lúc đã gần 40 tuổi, chồng tôi sức khỏe vẫn còn yếu nhiều, các con đến tuổi ăn học. Tôi lên giảng đường, bạn bè còn đùa: “Không biết sau cái Mộng Bích có thành họa sĩ được không, chứ thấy nó yếu ớt mà vất vả quá”.

Ra trường, tôi công tác ở báo Độc Lập, phụ trách vẽ minh họa, trình bày báo, viết bài về mỹ thuật… Khi báo Độc Lập giải thể, tôi được điều sang Viện Năng lượng Nguyên tử. Cả ngày tôi quanh quẩn không biết vẽ gì, phó viện trưởng đành ký cho tôi đi Đà Lạt vẽ… lò phản ứng hạt nhân. Trên đường đi, đến Cà Ná thấy cảnh đẹp quá, tôi bèn liều cáo ốm ở lại. Đó là chuyến đi thực tế sáng tác đầu tiên và cũng là duy nhất của tôi đấy, vui lắm, dù mình không có công tác phí, cũng chẳng được ở nhà cao cửa rộng. Tôi toàn ở nhờ nhà người dân, có gì ăn nấy. Nhưng chắc chính vì thế mà tranh tôi vẽ người Chăm được một nhà nghiên cứu khen là đúng tinh thần của người dân tộc thiểu số.

Có bức tranh nào bà tiếc nuối vì chưa thể hoàn thiện không?
Tôi chỉ tiếc vì thời gian và sức khỏe có hạn, nhiều bức ký họa chưa thể chuyển thành tranh lụa. Đã từng gặp nhiều người phụ nữ lam lũ, vất vả, mất chồng và con trong chiến tranh, tôi bị ám ảnh về thân phận của họ. Tôi tiếc vì không thể vẽ nhiều tranh về những thân phận ấy để làm một cuộc triển lãm mang tên “Đợi chờ”. Lúc chồng tôi mất, tôi rất nhớ những ngày tháng ông ấy đi ghép làn điệu cổ của người dân tộc ở Thái Nguyên. Mỗi dịp lễ Tết, tôi luôn nghĩ liệu có ngày gặp lại ông ấy ở nơi nào đó? Những người phụ nữ đã dành cả cuộc đời để chờ đợi chồng con trở về, chắc chắn họ cũng mong gặp người thân như tôi.

Bà đã cao tuổi rồi, vì sao lại chọn sống một mình ở đây mà không ở cùng con cháu?
Trước tôi ở với con trai cả là họa sĩ Bùi Hoài Mai và muốn xây dựng căn nhà này thành xưởng vẽ, bảo tàng của gia đình. Nhưng vài năm trước Mai bị bệnh nặng, không thể đi lại, làm việc như trước nữa mà phải về Hà Nội điều trị. Con trai thứ hai và các cháu cũng có việc làm, việc học riêng cần ở trung tâm để thuận tiện nên tôi sống một mình.

Tôi cũng yếu và mệt lắm. Nhiều khi tự hỏi không biết làm sao mà mình sống được gần cả thế kỷ. Nhiều người đến nhà tôi chơi bảo đây là chốn thiên đường, song họ không biết những ngày mưa to gió lớn không bóng người qua lại, tôi cũng hãi lắm, sợ mình làm sao thì không ai hay.

Bây giờ tôi vẫn gắng ăn uống giữ sức khỏe, vẽ tranh để tìm niềm vui. Mình khỏe để con cháu còn yên tâm, chúng nó đỡ phải lo cho mình.

Bên cạnh vẽ, bà có dành thời gian cho niềm vui nào khác?
Tuổi già ngủ ít lắm. Tôi dành nhiều thời gian để đọc sách. Sách giúp mình hiểu biết, không lỗi thời. Gần đây, tôi đọc “Đại tượng vô hình” – một cuốn sách về triết học rất lý thú. Trước đó thì có cuốn “Tên tôi là Đỏ”, vừa có câu chuyện trinh thám, vừa có vẻ đẹp hội họa.

Sách cũng giúp tôi có chuyện mà nói với lũ cháu nội và bạn bè của chúng. Toàn lứa 9x cả. Nói chuyện về sách vở, nghệ thuật vẫn có thể xưng “mình” với các cháu mà không thấy già nua hay ngượng ngập. Khi Tạp chí Đẹp muốn phỏng vấn, tôi định từ chối vì từ bé mình vừa còi vừa xấu, lớn lên cũng không xinh đẹp, lại già rồi. Nhưng tôi thích trò chuyện về cái đẹp của một bức tranh, cuốn sách hay câu thơ. Mình đọc, viết và ôn lại kỷ niệm xưa để minh mẫn hơn.

Bài Nha Trang

Nhiếp ảnh Nguyễn Thắng

Thiết kế Lê Hoa

BẢN QUYỀN NỘI DUNG THUỘC TẠP CHÍ ĐẸP