Đội bóng rổ hàng đầu của Litva (một nước vùng Baltic) đã bị thua trong trận đấu
quan trọng. Vị huấn luyện trưởng đã chấp thuận cho Augusto Lima, cầu thủ xuất sắc
nhất đội được phép rời trận đấu vào viện đón con gái đầu lòng. Tại buổi họp báo, ông
huấn luyện viên phải đối diện nhiều câu hỏi
khó, trong đó có câu hỏi của một phóng viên trẻ.
“Phóng viên: Ông nghĩ gì mà cho Augusto Lima rời trận đấu để đến viện chờ vợ sinh?
Huấn luyện viên: Cậu đã làm bố chưa, chàng trai? Khi nào có con, cậu sẽ hiểu.
Đó là khoảnh khắc đẹp nhất trong đời.
Phóng viên: Nhưng đây là trận đấu vô cùng quan trọng.
Huấn luyện viên: Cậu nghĩ rằng bóng rổ là
việc quan trọng nhất ư? Làm bố mới là điều quan trọng nhất và tuyệt vời nhất. Tôi nghĩ lúc này, Augusto Lima đang bay trên
mây vì hạnh phúc. Tôi rất mừng cho anh ấy.”...

Có thể, câu chuyện thể thao này dễ bị bỏ qua trong hằng hà tin tức mỗi ngày, nhưng Đẹp tin, câu trả lời của vị huấn luyện viên khiến những ai đang là bố sẽ gật gù tán đồng, còn chị em phụ nữ thì mỉm cười hài lòng.
Với mong muốn vẽ lại những khoảnh khắc trong cuộc đời làm bố của người đàn ông, lần đầu tiên chuyên đề của Đẹp vắng bóng phụ nữ. Đàn ông vốn kiệm lời và có cách thể hiện tình yêu rất riêng, nhưng khi viết về cha, về con mình, những mảnh ghép cảm xúc đã hiện lên trong veo và ấm áp. Ai đó từng nói “Làm bố thật khó!”, và Đẹp sẽ đáp lại “Làm bố... thật oách!”.

Đạo diễn Lương Đình Dũng

Cha đã từ mặt tôi đến năm lần bảy lượt

Đạo diễn Lương Đình Dũng thú nhận, anh làm "Cha cõng con" và sắp tới là "578" một phần xuất phát từ tình cảm và lòng hối lỗi với cha mình. Trong tâm niệm của Lương Đình Dũng, cha là người suốt đời bao bọc, mang đến cho anh sức mạnh, lòng chính trực và cả sự hối lỗi.

XEM THÊM

Bài NGỌC TRẦN

Nhiếp ảnh LÊ LAI (LIETA STUDIO)

Stylist CINDY NGUYỄN

Làm bố thật... oách

Việc làm bố không ngờ khiến mình trở nên ‘oách’ đến vậy. Tôi nghĩ mình đã làm tốt vai trò của một người đàn ông với vợ con – ca sĩ Tuấn Hưng chia sẻ.

Ảnh TUẤN ANH (LIETA STUDIO)

THỤC KHÔI ghi

Làm bố thật... oách

Việc làm bố không ngờ khiến mình trở nên ‘oách’ đến vậy. Tôi nghĩ mình đã làm tốt vai trò của một người đàn ông với vợ con – ca sĩ Tuấn Hưng chia sẻ.

Ảnh TUẤN ANH (LIETA STUDIO)

THỤC KHÔI ghi

Khi Su Hào (tên gọi ở nhà của con trai ca sĩ Tuấn Hưng – PV) chào đời, tôi thấy cuộc sống của mình có nhiều thay đổi. Tôi dần thấu hiểu những hi sinh và lo lắng ba mẹ tôi đã trải qua để nuôi tôi khôn lớn. Những ngày đầu, cả hai vợ chồng tôi đều lóng ngóng tập làm cha mẹ. Tôi ở bên cạnh Hương (vợ ca sĩ Tuấn Hưng - PV) mọi lúc và dần trở thành ông bố đảm đang. Tôi có thể pha sữa, thay bỉm, cắt tóc, tắm, làm ngựa, cho con ăn... và dạy con đá bóng.

Có Son (con gái thứ hai của nam ca sĩ, hơn 2 tháng tuổi - PV), tôi cứ tưởng mình đã quen với cảm giác làm bố, nhưng không phải. Vì hóa ra, là bố của một cậu con trai hoàn toàn khác với là bố của một công chúa. Nhìn con cười mong manh, tôi thấy thế giới này sao nhẹ nhàng và đáng yêu đến thế.

Như bao đứa trẻ khác, Su Hào ban đầu hay ghen với em, nhưng chỉ vài ngày sau cậu chàng đã rất thân thiết với em, thích nựng em, thơm em. Nhìn hai anh em ôm nhau như mèo tha chuột, tôi thấy mình đã tạo ra cả một công trình và thấy cuộc sống đang vần xoay thật dễ chịu, qua mọi cung bậc cảm xúc: hạnh phúc, lo lắng, tự hào. Tôi nhìn thấy cuộc đời của hai vợ chồng tôi đang được nối dài trong hình hài các con. Cảm giác đó lạ lẫm nhưng thiêng liêng vô cùng.

Giờ đây mỗi lần xách va li lên đường đi diễn, điều khó khăn nhất với tôi là phải chia tay hai tình yêu bé nhỏ của mình. Nỗi nhớ con vón thành cục trong lòng tôi. Tôi sẽ đi hát thêm vài năm nữa và sẽ sớm dành thời gian bên con. Làm cha giúp tôi nhận ra, những thứ mình đang có - gia đình và những đứa con - quý giá bao nhiêu.


Làm bố ruột
hay bố dượng,
sẽ không khó,
nếu có tấm lòng

Trước khi trở thành bố ở tuổi 34, ít ai biết ca sĩ Tùng Dương đã được “tập sự” 5 năm trước đó trong vai trò là bố dượng của bé Hến (tên gọi ở nhà của con riêng vợ ca sĩ Tùng Dương – PV). Đó là khoảng thời gian tuyệt vời để Tùng Dương vững vàng chào đón Voi, cậu con trai bé bỏng của anh, đến với cuộc đời này.

XEM THÊM

Bài THỤC KHÔI

Nhiếp ảnh LÊ LAI (LIETA STUDIO)

Trang điểm CAO TUẤN ĐẠT

Stylist CINDY NGUYỄN

Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện trong một chương trình tìm kiếm tài năng nhí trên truyền hình, Minh Khang đã trở thành một trong những cái tên được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng. Ít ai có thể hình dung cậu bé 4 tuổi, vẫn ngọng líu lô, lại biết nhiều thứ đến vậy. Bằng những câu hỏi trắc nghiệm thú vị với hai bố con (anh Phùng Hữu Thanh Huy và bé Minh Khang), Đẹp đã vẽ nên chân dung trong trẻo của cậu bé “Biết Tuốt”.

Bài HÒA BÌNH

Nhiếp ảnh LÂM MINH KHANG

Stylist NHƯ NGUYỄN

XEM THÊM

Những câu nói ngộ nghĩnh của bé Minh Khang

  • Ba Huy rất nghiêm khắc ạ. Khi con hư, ba sẽ lấy đi một món đồ chơi của con, hoặc bắt con úp mặt vô tường.
  • Ba Huy không giống siêu nhân, không phần trăm nào luôn ạ. Siêu nhân không đeo kính như ba, và siêu nhân phải biết bay cơ
  • Ba hơi giỏi giỏi, nhưng chưa được 100 điểm đâu nha ba. Nếu ba tập trung và ngoan hơn thì ba sẽ đạt được 100 điểm sớm thôi!
  • Con thấy chú Trấn Thành rất giỏi ạ!

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Tôi
nợ ba
mình
một lời
hứa

Phim đầu tay “Con gà trống” của tôi được chuyển thể từ truyện ngắn của ba (nhà văn Nguyễn Quang Sáng – PV), và tôi cũng đã từng hứa với ba một ngày nào đó sẽ dựng “Chiếc lược ngà” thành phim nhưng chưa thành. Tôi không có gì hối tiếc khi ba ra đi song vẫn nghĩ nếu có thêm kỷ niệm cùng ba, cuộc sống hẳn tuyệt vời hơn.

Ảnh nhân vật cung cấp

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Tôi
nợ ba
mình
một lời
hứa

Phim đầu tay “Con gà trống” của tôi được chuyển thể từ truyện ngắn của ba (nhà văn Nguyễn Quang Sáng – PV), và tôi cũng đã từng hứa với ba một ngày nào đó sẽ dựng “Chiếc lược ngà” thành phim nhưng chưa thành. Tôi không có gì hối tiếc khi ba ra đi song vẫn nghĩ nếu có thêm kỷ niệm cùng ba, cuộc sống hẳn tuyệt vời hơn.

Ảnh nhân vật cung cấp

  • Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (đứng thứ tư từ trái qua) trong một lần đến thăm đoàn phim của con trai - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

  • Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (ngày nhỏ) chụp hình cùng ba và anh trai

Lúc còn nhỏ, tôi hay bị áp lực là con nhà văn nổi tiếng mà lại học dở văn. Khi tôi theo học trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, nhiều người nghĩ Quang Dũng đậu vào được là nhờ tên tuổi và cái bóng của ba Sáng. Áp lực là có, nhưng chuyện đó không quan trọng, vì trên hết, được là con ba đã là một diễm phúc lớn.

Ba hay dẫn tôi đi chơi, từ nơi bình dân đến nơi sang trọng (dù gia đình không quá khá giả), thỉnh thoảng tôi còn được theo ba đi nhậu với bạn bè của ba, bởi ông quan niệm, cuộc sống cần có trải nghiệm. Ông không nói nhiều và là người tương đối nghiêm khắc, tuy vậy, ông lại coi con như bạn.


Ngày tôi còn nhỏ, ba muốn tôi trở thành vận động viên bóng bàn, rồi làm nhạc sĩ nhưng sau cuối, tôi lại chọn nghề đạo diễn, ba vẫn rất vui. Khi tôi nói sẽ làm phim từ truyện của ba, ba chỉ cười.

Sinh thời, phim nào của tôi, ba cũng xem. Ba không khen cũng không chê, chỉ cười. Dạo gần đây tôi có mong ước viết một cuốn sách - có lẽ, một điều gì đó từ ba đã lớn lên trong tôi, giống như khi làm phim “Dạ cổ hoài lang”, nhiều người nói: “Năm Triều giống ông già (nhà văn Nguyễn Quang Sáng – PV) thế!”. Thực tế, nhân vật Năm Triều không có nét gì của ba, nhưng tinh thần sống ấy là của ba – một anh Hai Nam bộ thứ thiệt.


Ca sĩ Bằng Kiều

Tôi
yêu con
hơi quá...

Là bố của ba cậu con trai, nhưng ca sĩ Bằng Kiều tự nhận cách anh yêu thương bọn trẻ, đôi khi, khiến người phụ nữ bên cạnh anh cảm thấy thiệt thòi, thậm chí có phần bất công. Nhưng đó là điều anh không thể thay đổi, bởi các con chính là toàn bộ cuộc sống của anh.

Bài THỤC KHÔI

Ảnh JUNDAT

Ca sĩ Bằng Kiều

Tôi
yêu con
hơi quá...

Là bố của ba cậu con trai, nhưng ca sĩ Bằng Kiều tự nhận cách anh yêu thương bọn trẻ, đôi khi, khiến người phụ nữ bên cạnh anh cảm thấy thiệt thòi, thậm chí có phần bất công. Nhưng đó là điều anh không thể thay đổi, bởi các con chính là toàn bộ cuộc sống của anh.

Bài THỤC KHÔI

Ảnh JUNDAT

Nhà có bốn người đàn ông, như bốn chàng ngự lâm, vậy câu chuyện giữa anh và các con trai có gì đặc biệt không?

Với cậu cả Beckham, tôi thường xuyên trò chuyện cùng con về tất cả mọi thứ, từ lớp học, chơi đàn đến chuyện bạn gái. Cậu hai Colin thì thích lý luận, còn cậu út Kenzi thì rất tình cảm.

Hiện ba con của tôi đều ở với mẹ (ca sĩ Trizzie Phương Trinh – PV), nhưng nhà tụi tôi gần nhau nên bọn trẻ thường xuyên chạy qua nhà bố. Khi tôi không bận đi diễn, các con sẽ qua chỗ tôi ngủ. Bốn bố con cứ ngủ chung giường với nhau, dù các bé đều có phòng riêng.

Bốn người đàn ông hẳn là mạnh mẽ lắm?

Ngược lại, không có anh chàng nào mạnh mẽ cả (cười). Các con tôi hiền lành giống bố, chứ không hề gai góc. Chúng tôi là những người đàn ông rất tình cảm.

Tôi không chủ trương dạy con phải trở thành người mạnh mẽ theo quan điểm cổ điển. Tôi muốn các con hạnh phúc và biết yêu thương mọi người. Lòng nhân hậu cần hơn cho cuộc đời này.

Tình yêu của một ông bố không được thường xuyên bên con sẽ thế nào?

Tình yêu cho con là một phản xạ tự nhiên. Khi hai vợ chồng tôi chia tay, tôi muốn bù đắp để các con không có cảm giác thiếu vắng bố hoặc mẹ.

Nhưng có lẽ, tình yêu ấy hơi quá so với bình thường, điều đó có thể khiến người phụ nữ của tôi đôi lúc cảm thấy thiệt thòi, thậm chí bất công.

Biết là vậy, sao anh vẫn… bất công?

Tôi không thể thay đổi chuyện mình đã là một ông bố ba con. Tôi không đòi hỏi, nhưng một cách khách quan, người phụ nữ nào đến với tôi thì phải chấp nhận hoàn cảnh của tôi; tôi không thể yêu họ theo cách của một người đàn ông chưa vướng bận gì được. Tôi tôn trọng lựa chọn của họ.

Bây giờ, các con và mẹ tôi là những người quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi. Mẹ tôi là người phụ nữ đến sau trong cuộc đời bố tôi. Bà đã nuôi mười mấy anh chị em tôi và yêu thương tất cả như con mình dứt ruột đẻ ra. Cho đến giờ, các anh chị tôi đều coi bà như mẹ đẻ. Chính vì vậy mà tôi tin nếu đủ lòng nhân hậu thì yêu thương sẽ đến.

Các con anh có thần tượng “ông bố nổi tiếng” của mình không?

Tôi không mong trở thành thần tượng của con. Tôi chỉ muốn các con hiểu tôi yêu chúng đến thế nào.

Ảnh nhân vật cung cấp

Tổ chức VIỆT TÚ

Sản xuất E-Magazine THÙY ANH

Phụ trách thiết kế TRẦN THỊ THANH TÂM

Thiết kế NGUYÊN PHẠM

Visual Effect NGỌC ANH HOÀNG

Kỹ thuật PHẠM NGỌC HUYỀN

BẢN QUYỀN NỘI DUNG THUỘC TẠP CHÍ ĐẸP

hà tôi ở Tuyên Quang, có 6 anh em. Mẹ kể, lúc sinh, tôi bị tràng hoa cuốn cổ mấy vòng, lại sinh đúng rằm tháng 7, có thể đó là lí do tôi khóc liên tục nhiều ngày trời, không sao dỗ được. Có ông thầy tướng nói: "Cậu này nếu sống qua năm 13 tuổi thì sẽ làm được nhiều việc lớn".

Vì câu nói ấy, 13 năm cha mẹ tôi lo lắng không yên. Cuối những năm 80, tôi vào học trường Dạy nghề Hà Tuyên, nơi quy tụ rất nhiều tay anh chị đầu gấu. Thứ đầu tiên mà tôi học được là đánh bạc và đánh nhau. Tôi đánh nhau nhiều đến mức mặt không kịp lành sẹo, còn cầm cả sợi xích to quật vào mặt đối thủ.

Có lần, cha tôi bị ăn chặn tiền, tôi cầm cuốc chim bổ thủng xe ô tô người ta. Cha tôi phải đền tiền. Tôi nhìn thấy ánh mắt cha đầy đau đớn. Sau đó, ông giơ gậy đánh tôi, đánh bên này, tôi nhảy bên kia, chạy mất. Cha đuổi theo tôi ra tới suối, tôi “phanh” lại, ông đang đà lao xuống suối. Lúc thấy cha ngã, tôi khoái lắm.

Lần khác, tôi cầm vũ khí về nhà giữa đêm khuya, cha tôi thì thầm sợ hàng xóm nghe thấy: "Mày đi đi, không làm ảnh hưởng đến cả cái nhà này". Tôi ra khỏi nhà, sau đó lẳng lặng quay lại khoét tường vào ngủ. Sáng ra nhìn thấy tôi, ông bảo: "Mày có muốn tao đánh mày một trận không?", tôi nhơn nhơn: "Cha đánh đi. Thoải mái đi". Cha tôi bất lực thốt lên: "Vậy thì sớm muộn tao cũng chết vì mày". Tôi càng làm già: "Đằng nào chẳng chết. Cha chết thử tôi xem". Mẹ tôi bật khóc vì sợ.

Tôi lấy chiếc xe máy mới mua của cha, thời ấy là cả một gia tài, đi luôn 15 ngày. Rồi tôi bán nó, từng bộ phận một, từ xi nhan, đèn, yếm, gương... đến lúc chiếc xe trơ khung như con gà trụi lông thì tôi mang về vứt bên kia đường gần nhà, hét lên: "Cha ơi, trả nhé!", xong bỏ chạy.

Sau lần đó, cha quyết định từ mặt tôi, ông bảo: "Sau này khi tao chết, mày không được nhìn mặt tao". Tôi bảo: "Không nhìn mặt thì nhìn ảnh, có vấn đề gì đâu". Trong suốt quãng đời của tôi, cha tôi đã từ mặt tôi đến năm lần bảy lượt.

Không cứng rắn như cha, mẹ tôi yếu đuối và bị bệnh tim. Mỗi lần tôi đánh nhau bà đều khóc. Bà sợ không dám nhìn vào mặt đứa con đầu trọc để tóc mào gà, phất pha phất phơ. Đầu những năm 90, tôi làm phu vàng, bỏ đi biệt đến khi bị nhiễm sốt rét mới chịu về nhà. Lúc ấy, tôi như người sắp chết.

Trở về, tôi đi dạy võ, rồi làm công nhân lò rèn, thợ bốc xếp quặng. Cãi nhau với quản đốc phân xưởng, tôi lại đánh nhau rồi bỏ việc.

Năm 1995, tôi linh cảm không ổn về mẹ, tôi nói với bà: "Mẹ ơi, con không đánh bạc nữa. Con đi thi đại học". Mẹ tôi vui lắm, cha thì bảo: "Mày chỉ có thi đại học chữ to thôi". Tôi cầm que vạch toẹt một đường, tuyên bố: "Không đỗ đại học, con sẽ bỏ nhà đi. Cha cứ yên tâm".

Năm 1996, mẹ tôi mất. Từ đó, tôi không bao giờ đánh nhau nữa. Tôi đi dọc con phố hàng đêm vì nhớ mẹ. Tôi buồn vì mẹ đã không nhìn thấy tôi trở thành một người tử tế. Còn cha chưa khi nào yên tâm về tôi. Năm 2003, tôi làm ăn thất bại, cha đến chỗ tôi ngủ với tôi một đêm. Ông bảo: "Nói thật, cha vẫn còn ít tiền đề phòng đau ốm, giờ cha mang hết cho con".

Đến ngày tôi làm "Cha cõng con", cha vẫn không tin tôi đã nên người. Khi phim gặp khó khăn tưởng không thể ra rạp, tôi quyết định bỏ tất cả, đưa ông đi Nhật, dù ông đã 80 tuổi, vừa đi vừa phải dìu. Tôi muốn cho cha được đi chơi với thằng con trai hư nhất nhà, để chứng kiến nó có bạn bè và họ là người tử tế.

Khi phim được giải ở Mỹ, tôi cũng đưa cha đi cùng. Hạnh phúc lớn nhất của tôi là đã cho cha chứng kiến khoảnh khắc đứa con trai của cha được trao giải, được vỗ tay chúc mừng. Khi phim chiếu ở Boston, ở Arizona, cha ngồi xem, thấy hàng trăm người ôm tôi, nhiều người khóc và hỏi chuyện. Tôi bảo ông: "Cha thấy thằng con của cha được không?", ông bảo: "Ừ, mày làm cũng được con ạ". Hai cha con vừa đi vừa trêu nhau, cha tôi cao hứng: "Được làm cha mày lúc này thấy cũng vui con ạ".

LÀM BỐ GIÚP TÔI HIỂU NHÂN DUYÊN TỒN TẠI

Trở thành bố có phải là cú rẽ bất ngờ nhất của Tùng Dương tính đến thời điểm này?

Đúng hơn là món quà trời cho – giống ca khúc “Trời cho” mà tác giả Sa Huỳnh viết riêng cho tôi mấy năm trước. Trở thành bố giúp tôi hiểu nhân duyên là thứ có thật trong cuộc đời.

Có Voi, tôi biết yêu thương hơn những người phụ nữ bên cạnh mình. Khi chứng kiến vợ mang bầu 9 tháng 10 ngày, tôi thấy thương vợ hơn, hiểu vì sao đàn bà dám sống hơn đàn ông. Những lý thuyết về sự hi sinh được chứng nghiệm bằng chính cuộc sống diễn ra mỗi ngày.

Làm bố có là một hành trình “vượt khó” với một nghệ sĩ có chất “quái” như anh?

Đàn ông dù thế nào vẫn thua phụ nữ về sự tinh tế, sâu sát khi làm bố làm mẹ. Có lẽ quyền năng của người mang nặng đẻ đau đã cho phụ nữ khả năng hiểu con mình một cách tuyệt đối. Tôi vẫn phải dựa vào vợ để hiểu được tâm lý của con.

Tôi có sự nhạy cảm để không bị choáng khi chăm sóc một đứa trẻ từ khi ẵm ngửa, nhưng dù sao, đó vẫn là điều mới mẻ mà tôi phải tập làm quen mỗi ngày. Hành trình ấy giúp tôi bớt lơ lửng hơn, biết sống thực hơn.

Bé Voi đã giúp bố Tùng Dương hạ cánh xuống mặt đất như thế nào?

Chẳng hạn như tắm cho con, nửa đêm dậy pha sữa cho con, chăm con khi bé bị viêm họng khó thở. Nhiều lần lên sân khấu giọng tôi bị khàn đi vì ngủ ít...

Các ông bố dù cứng rắn, bản lĩnh đến đâu hẳn cũng từng rớt nước mắt vì con. Với tôi, đó là lần đầu tiên khi Voi cất tiếng gọi “Bố ơi!”, lúc đó, tôi thấy rưng rưng nghẹn ngào. Nhìn con lẫm chẫm đeo ba lô tới trường, tôi cũng không cầm được nước mắt. Voi dạy cho tôi nhiều điều để hoàn thiện chính mình. Mỗi ngày bên con, tôi càng thấm thía hơn về sứ mệnh làm cha, đó là một tình yêu luôn được đắp bồi, giúp tôi tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống và nhận ra mình là típ người của gia đình.

TÔI VUI VÌ BÉ HẾN TỰ HÀO VỀ CHA DƯỢNG

Anh ứng xử thế nào với con riêng của vợ?

Thời đại này rồi mà vẫn phân định con riêng – con chung là rất lạc hậu. Tôi đã làm bạn với vợ gần 10 năm, và sống với nhau khoảng 5 năm, khi đó Hến mới 8 tuổi.

Chăm sóc Hến như con khiến tôi trưởng thành và hiểu mình phải là chỗ dựa vững chắc cho vợ con. Cả Voi và Hến đều được bao bọc trong tình yêu thương của cả bố và mẹ.

Hến có từng dễ dàng chấp nhận anh như một thành viên mới trong gia đình không?

Không có gì là dễ dàng cả. Tôi cũng cố gắng để Hến không gợn lên bất kì sự so sánh nào giữa bố ruột và bố dượng. Tôi vui vì chúng tôi thân thiết với nhau, cho dù tôi có thể hơi trẻ so với một cô con gái tuổi teen. Tôi thấy Hến tự hào về mình, không phải vì tôi nổi tiếng, mà vì đam mê âm nhạc tôi truyền cho mọi người trong nhà.

Vậy làm cha ruột và cha dượng, vị trí nào khó hơn?

Không có gì là khó, nếu bạn có một tấm lòng. Từ lúc có Voi, tôi càng hiểu đứa trẻ là người thiệt thòi hơn cả khi cha mẹ không còn chung đường. Vì thế mà tôi thương và muốn chia sẻ với Hến nhiều hơn.

Hến đang ở độ tuổi dậy thì nên tôi cần nhẹ nhàng và tinh tế hơn để con có thể tâm sự với mình. Voi vẫn còn nhỏ, điều bé cần chỉ là được chơi cùng bố mẹ, và xem video ca nhạc của bố nữa (cười).

Tôi tự tin về tình yêu của mình dành cho các con.

Anh Phùng Hữu Thanh Huy
Ba bé Minh Khang.

“Tôi muốn con
nhìn thế giới
như nó vốn có”

inh Khang rất hay hỏi, chuyện gì con cũng muốn biết đến cùng. Mỗi câu hỏi của con là một bài tập cho cả nhà, ba mẹ sẽ giải đáp cho con bằng cách xâu chuỗi và hệ thống các thông tin, rồi hỏi lại con.

Trước khi tham gia chương trình truyền hình “Biệt tài tí hon”, Minh Khang có lần đề nghị cả nhà cùng tham gia gameshow “Cố lên con yêu”. Vì đang bận việc, nên tôi ậm ừ cho qua. Không ngờ một tuần sau con vẫn nhắc lại. Minh Khang khóc và bảo: “Ba biến thành cậu bé nói dối mất rồi, cái mũi ba sẽ dài ra cho xem". Đó là bài học giúp tôi hiểu, trong mọi trường hợp phải giữ lời hứa với con.

Trong bất kỳ lựa chọn cuộc sống nào của con sau này, tôi mong con sẽ luôn đi đến cùng cuộc hành trình, không dừng bước trước bất kì khó khăn nào. Tôi muốn con được tìm hiểu thế giới như nó vốn có, chứ không phải qua sự chở che của ba mẹ.

Minh Khang rất chịu khó đọc sách. Cho đến giờ, tủ sách riêng của bé đã lên tới hơn 150 cuốn, bao gồm cả sách tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Mỗi khi đi nhà sách, bé liên tục xin mua sách mới. Khi gia đình đi du lịch nước ngoài, hai ba con cũng hay đi nhà sách. Có lúc bé cầm quyển sách bé thích, tôi lại hồ nghi hỏi con hình như cuốn này đã có trong tủ sách của con, nhưng bé khẳng định là chưa có cuốn đó. Khi về tới nhà, hai bố con kiểm tra lại đúng là chưa có thật. Điều này khẳng định trí nhớ của bé khá tốt, và bé rất trân trọng từng cuốn sách của mình.

Trên truyền hình, Minh Khang đã cho mọi người thấy là con biết rất nhiều chuyện thú vị. Vậy con có thích đọc sách không?

Ba Huy Khang rất thích đọc sách, nhất là sách về khoa học vũ trụ.

Bé Minh Khang Đúng ạ, con thích quyển “Cuốn sách lớn đầu tiên của tớ”, về khoa học vũ trụ ạ.

Minh Khang thích nhân vật hoạt hình nào nhất?

Ba Huy Nhân vật hoạt hình Miles trong bộ phim “Miles từ xứ sở tương lai”.

Bé Minh Khang Dạ, chính xác luôn.

Minh Khang thích màu gì nhất?

Ba Huy Màu đỏ

Bé Minh KhangSai rồi ba ơi. Con thích những màu mát như xanh lá cây, xanh dương, màu trắng.

Minh Khang thích đồ chơi nào nhất?

Ba HuyBé thích xe ô tô

Bé Minh KhangChính xác ạ. Con thích ô tô lắm.

Minh Khang mơ ước sau này sẽ làm gì?

Ba Huy Làm nghề tái chế.

Bé Minh Khang Chính xác ạ. Con muốn làm nghề tái chế ạ. Con muốn môi trường xanh hơn, sạch hơn. Con thấy Việt Nam bây giờ còn nhiều rác quá, rác ở khắp nơi, cây xanh thì vẫn chưa đủ ạ. Con muốn Việt Nam tương lai sẽ sạch như Singapore.

Lát nữa con sẽ mang chiếc ly này về tái chế lại lần nữa (vừa nói cậu bé vừa chỉ vào chiếc ly trên bàn – PV). Chiếc ly này cũng là đồ tái chế đó ạ (bé chỉ vào biểu tượng tái chế “recycle” dán trên góc chiếc ly – PV).

Minh Khang thích nhà lãnh đạo nào nhất?

Ba HuyTổng thống Mỹ Donald Trump

Bé Minh Khangg Tổng thống Donald Trump, cựu Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tên bác Phúc hay đến nỗi chẳng ai quên được luôn ạ.

Minh Khang thích đi nghỉ hè ở đâu?

Ba Huy Bé thích đi biển.

Bé Minh KhangBa sai rồi ạ. Con thích đi ra nước ngoài.