Năm ngoái, TTVH & Đàn Ông có dịp trò chuyện cùng Christian Nguyễn, doanh nhân gây chú ý khi được Quỹ đầu tư Nhật Bản (Yahoo Japan) rót vốn hàng triệu USD cho dự án khởi nghiệp của mình. Suốt buổi trò chuyện, Christian thích được gọi bằng tên tiếng Việt là Hưng và chẳng mấy vui vẻ nếu ai đó xem anh là Việt Kiều. "Tôi rời Việt Nam từ năm 2 tuổi nhưng vẫn nhớ rõ địa chỉ nhà ở số 18 Bùi Viện, Quận 1 và cho đến tận bây giờ tôi luôn tự hào về nguồn gốc Việt Nam của mình. Tôi rất bực mình khi người ta luôn đính kèm cụm từ "gốc Việt" hay "Việt kiều" mỗi khi giới thiệu tôi. Phải mất bao lâu mới xác định được người đó là Việt kiều? Hay là vì tôi không nói rành tiếng Việt?" – Hưng thẳng thắn chia sẻ.
Hưng là một trong số rất nhiều những người con của đất Việt đã ra đi và quay trở về. Chẳng hạn như đạo diễn Hàm Trần từng nghĩ rằng mình chỉ muốn là người Mỹ nhưng tình yêu điện ảnh dẫn lối anh tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc và quyết định về hẳn Việt Nam làm phim. Là đầu bếp Peter Cường Franklin với hàng thập niên bôn ba xứ người, để rồi dừng chân tại quê nhà bắt đầu công cuộc đưa ẩm thực đường phố Việt lên một tầm cao mới. Là chàng trai trẻ Trần Hùng John vẫn miệt mài với những dự án kết nối cộng động giữa hai nước Việt Nam-Mỹ. Hay như doanh nhân Trần Lâm khẳng định dù sinh ra, lớn lên tại Paris nhưng chỉ quay lại đây để du lịch "vì nơi tôi muốn định cư lâu dài là Việt Nam".
mỗi người đều mang trong mình khối tình đẹp đẽ cho cố hương, cho gia đình, cho bạn hữu. Mỗi người lại đóng góp theo một cách riêng, giúp “làn gió mới” lại tiếp tục thổi trên quê hương nước Việt. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng để chúng tôi thực hiện chuyên đề đặc biệt “Born in Việt Nam”. Không cần biết anh sinh ra ở đâu, lớn lên nơi nào, nghề nghiệp ra sao. Chỉ cần anh trở về thì với chúng tôi anh chắn chắn là người con của đất Việt. Bởi, tận sâu trong tiềm thức là nỗi đau đáu về nguồn cội. Móng có chắc thì nhà mới vững. Gốc có sâu thì cây mới có thể vươn cao. Ai ai cũng có nguồn cội. Nguồn cội là tất cả để hình thành nên dáng vóc - theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen - của một con người.
“Tôi cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở tại Việt Nam”
“Ban đầu tôi cũng khá lưỡng lự khi quay về. Nhưng kể từ khi dọn hẳn về đây hai vợ chồng như có sinh khí hẳn lên. Thật ra là vợ tôi. Hồi trước ở Mỹ, Jayne (vợ đạo diễn Hàm Trần, là một nhà thiết kế người Thái Lan - PV) cái gì cũng không thích nhưng ở Việt Nam rồi thì không có gì là cô ấy không thích (cười). Vợ vui thì đời vui. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến tôi muốn ở đây lâu dài.
Cuộc sống ở Việt Nam với tôi rất thoải mái, an toàn. Mọi người sống thư thái, an nhiên ngay cả khi đầu tắt mặt tối. Muốn gì cứ bước ra đường là có. Muốn gặp bạn bè a lô “cà phê không?” là 15 phút sau đã thấy đông đủ cạnh nhau rồi. Hoàn toàn khác với khi ở Mỹ. Chỉ riêng chuyện muốn ăn phở thôi cũng đã khó trần ai, huống chi tụ tập bạn bè ở cách nhau cả ngàn cây số. Càng ngày tôi càng thấy nhiều người từ Mỹ chuyển về Việt Nam sống nhiều hơn. Riêng tôi cũng đã ba năm chưa về Mỹ. Thật ra tôi chỉ làm phim và làm phim thôi, nên chưa từng nghĩ đến điều gì chưa thích nghi được với cuộc sống hiện tại.”
“10 năm nữa à? Chắc lúc đó vợ chồng tôi sẽ có 1, 2 nhóc tỳ. Cả nhà lúc thì ở Việt Nam, lúc thì ở Thái Lan. Điện ảnh Việt sẽ có tiếng nói trên trường quốc tế. Tôi vẫn sẽ làm phim và chỉ làm những phim gợi cho tôi nhiều cảm hứng.”
Sau 7 năm, tôi nhận ra là Hùng vẫn luôn ở đó, là một phần của John. John và Hùng vẫn và sẽ luôn tồn tại cùng một lúc trong con người mình. Tôi rất tự hào và vui vì trong người vừa có một phần John rất Mỹ và vừa có một phần Hùng rất Việt Nam, rất thích ăn đồ ăn Việt như mắm tôm, cá khô.
Tôi muốn đóng góp cho đất nước bằng những ý tưởng, dự án của mình, bằng việc truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam dám nghĩ, dám làm hơn. Sau nhiều năm, đây vẫn là mục tiêu của Hùng. Mục tiêu này không dễ. Vì cách tư duy và văn hóa của thế hệ cũ vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình, thậm chí cả nơi làm việc. Người Việt Nam mất nhiều thời gian để thích nghi với ý tưởng và cách làm mới. Tôi hy vọng có thể đẩy nhanh tiến độ đó.
Tôi muốn đóng góp cho đất nước bằng những ý tưởng, dự án của mình, bằng việc truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam dám nghĩ, dám làm hơn. Sau nhiều năm, đây vẫn là mục tiêu của Hùng. Mục tiêu này không dễ. Vì cách tư duy và văn hóa của thế hệ cũ vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình, thậm chí cả nơi làm việc. Người Việt Nam mất nhiều thời gian để thích nghi với ý tưởng và cách làm mới. Tôi hy vọng có thể đẩy nhanh tiến độ đó.
“Tôi muốn đóng góp cho đất nước bằng những ý tưởng, dự án của mình, bằng việc truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam dám nghĩ, dám làm hơn.”
đầu bếp
peter cường
franklin
Tôi sinh ra và lớn lên ở ngôi làng nhỏ mang tên Cầu Đất, một vùng ngoại ô cách Đà Lạt khoảng 20km. Gia đình tôi thuở đó nghèo lắm, nhịn đói là chuyện thường ngày. Ăn uống là để sinh tồn chứ không phải thưởng thức. Chính bởi thế mà tình yêu ẩm thực của tôi hơi khác so với những đầu bếp khác. Tôi học được cách trân trọng những điều đơn giản trong cuộc sống như bánh mì quẹt bơ và đường, xoài xanh chấm muối ớt hay tôm chua lên men.
Vài năm sau, mẹ tôi mở một quán mì quảng nhỏ trong phòng khách căn nhà của chúng tôi. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc của tuổi thơ khi thấy đồ ăn tràn ngập khắp ngôi nhà. Mẹ tôi nấu ăn rất giỏi, bà là một trong nhiều đầu bếp có tiếng trong làng. Quán ăn của bà nổi tiếng với món mì quảng, chả lụa và nem nướng. Mẹ cũng là người truyền tình yêu ẩm thực đầu tiên cho tôi. Món ăn của bà không nhiều nhưng luôn chú trọng vào chất lượng. Điều này về sau đã trở thành triết lý ẩm thực trong suốt sự nghiệp của tôi: Ưu tiên vào chất lượng và chỉ tập trung làm thứ mình giỏi nhất.
Sau khi gia đình chuyển hẳn qua Mỹ định cư, tôi tiếp tục đi học và tốt nghiệp Đại học Yale chuyên ngành Nghệ thuật, Tâm lý và Sinh vật học. Vốn không phải là người an phận nên khi có chút gọi là thành công ở lĩnh vực đầu tư tài chính, tôi cảm thấy đã đến lúc nên đặt ra thách thức mới cho bản thân và quyết định theo đuổi niềm đam mê ẩm thực bấy lâu.
Tôi chọn Hong Kong là nơi bắt đầu sự nghiệp vì đây là một trong những thiên đường ẩm thực của thế giới. Không đâu có nhiều nhà hàng danh tiếng như tại đây cùng với đó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, gắt gao. Chính trở ngại này càng khiến tôi quyết tâm thực hiện ước mơ mang ẩm thực đường phố Việt Nam ra thế giới.
Để khác biệt so với những nhà hàng khác, tôi tập trung nhiều vào thứ tôi làm tốt nhất. Tôi cùng đội ngũ luôn giữ menu nhà hàng chỉ trong một trang và trong đó phải là những món ăn tinh tuyển nhất của ChômChôm và Việt Kitchen. Nhờ vậy dù cho ở Hong Kong, hai nhà hàng của tôi vẫn giữ được bản sắc riêng biệt, tạo được dấu ấn đậm nét đối với thực khách.
Sự ổn định của ChômChôm và Viet Kitchen một lần nữa khiến tôi lại muốn bản thân được thử thách hơn. Câu hỏi đặt ra lúc này là cái gì, ở đâu, và khi nào? Và tôi nhận ra đây là thời điểm thích hợp để trở về Sài Gòn. Có thể nói rằng “mẹ Việt Nam” tha thiết gọi tôi trở về hơn là bản thân tôi quyết định. Việt Nam là điểm đến ẩm thực tuyệt vời và Sài Gòn là thành phố ẩm thực thú vị nhất trên thế giới. Người dân ở đây và văn hóa đường phố là nguồn cảm hứng bất tận cho tôi.
“Đi ăn gì không?” hay “Đi ăn cái gì đi!” là hai câu cửa miệng người Việt thường ngày rủ nhau đi ăn. Và bắt nguồn từ lời mời giản dị đó tôi đặt tên cho nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam là “ănăn”.
Phóng tầm mắt từ “ănăn” ở tầng trên thực khách có thể thấy tòa nhà Bitexco - Biểu tượng tài chính của Sài Gòn. Còn ngay dưới nhà hàng là khu chợ cũ tấp nập người bán kẻ mua cùng nguồn nguyên liệu phong phú. Điều này phù hợp với triết lý ẩm thực của tôi khi mở một nhà hàng nào đó: Nằm trong trung tâm ngôi chợ và đầy đủ nguyên liệu. Chợ cũ và Bitexco là hai biểu tượng cho sự giao thoa giữa cái cũ kỹ và nét hiện đại.
Tại “ănăn”, tôi cũng chỉ mang đến những thứ mình giỏi nhất, không tham lam menu dài miên man. Là đầu bếp từng phục vụ nhiều nhà hàng đẳng cấp thế giới. Tôi biết thế nào để kết hợp và cách tân những món ăn đường phố Việt như mì quảng, bún chả, bánh xèo theo phong cách nấu kiểu Pháp, Ý, Mexico khiến nó trở nên thật đặc biệt. Điều đó sẽ mang lại cho thực khách cảm giác vừa quen thuộc cũng vừa mới lạ.
Tôi chọn Việt Nam làm nơi để bắt đầu, vì chưa ai khác từng làm như thế. Về cơ bản, đó là một thách thức: Liệu có thể thành lập một công ty công nghệ tại một nước đang phát triển như Việt Nam, đưa nó ra khắp toàn cầu, và đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD? Tôi hy vọng rằng mình có thể làm được điều đó. Đó là động lực thôi thúc tôi thức dậy mỗi sáng, làm việc hết mình, và suy nghĩ cách để không ngừng cải tiến sản phẩm.
Có nhiều người Việt Nam than phiền về việc thiếu cơ hội kinh doanh ở trong nước, nhưng nhiều người nước ngoài thì lại vô cùng hào hứng tìm kiếm cơ hội mới ở đây. Nghịch lý này theo anh là từ đâu?Đây là chuyện xảy ra ở gần như mọi nước khác trên thế giới. Ở đâu người dân cũng than phiền về luật lệ của nước mình. Ở Pháp thì nhiều người than phiền về thuế, ở Việt Nam cũng có vấn đề khác. Đó không phải là hiện tượng quá khác thường. Với cái nhìn của riêng tôi thì hiện nay Việt Nam có mức tăng trưởng GDP tốt, nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi đồng đều từ sự tăng trưởng đó. Việc hành xử như thế nào, tiêu cực hay tích cực, là tùy vào cái nhìn của mỗi người.
Theo cá nhân tôi, thì những người từ nước ngoài sẽ lạc quan vì họ biết một thứ gì đó rất hữu dụng, chẳng hạn như trường hợp tập đoàn Rocket Internet (Đức) tới Đông Nam Á để xây dựng nên những công ty thương mại điện tử như Lazada hay Zalora. Họ có tầm nhìn rõ ràng, và lạc quan về triển vọng của khu vực này. Tôi còn nhớ vào năm 2012, chúng tôi thấy họ tới đây và đặt câu hỏi rằng họ đang làm gì thế này. Chỉ sau 4-5 năm, họ vươn lên vị trí số 1 khu vực và Lazada được Alibaba mua lại với cái giá 1 tỷ USD. Họ đã thua lỗ rất nhiều lúc ban đầu, và bây giờ vẫn thế nhưng họ có tầm nhìn rõ ràng. Họ lạc quan vì biết mình đang làm gì.
Gia đình anh đã nói gì về quyết định làm việc lâu dài tại Việt Nam của anh?Thực ra, gia đình tôi chẳng vui vẻ gì lắm đâu, vì lo rằng có quá nhiều rủi ro và thị trường Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng. Do đó ai cũng khuyên tôi thôi thì xin việc lại rồi đi làm thuê. Vấn đề là tôi đã có máu làm giàu trong người rồi, nên không thể quay lại với chuyện đi làm công ăn lương lần nữa. Mọi người sợ tôi sẽ bị thất bại, và điều đó cũng có thể xảy ra lắm chứ, nhưng tôi thà nắm bắt cơ hội ngay bây giờ, thay vì tìm kiếm sự an toàn để rồi về sau phải hối tiếc.
Đầu tiên mà nói thì tôi vẫn thấy biết ơn về chuyện được sinh ra tại Pháp, nơi tôi có được một nền tảng tốt về mặt giáo dục để lớn lên. Về mặt tư duy, người phương Tây có suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc, có quy trình, và khi về Việt Nam thì ban đầu tôi phải tập làm quen với một lối suy nghĩ mới. Nhưng giờ đây người Việt cũng đang “Tây hóa” nhiều hơn về mặt tác phong kinh doanh, ít ra là trong lĩnh vực công nghệ.
Cuộc sống ở Việt Nam thực ra tốt và dễ chịu lắm, nhưng bạn không nên đánh mất những giá trị và sự tập trung của mình. Dù sống ở Việt Nam hay một nước phát triển hơn như Singapore, thì nhân cách, giá trị và động lực thôi thúc cá nhân mới là điều quan trọng nhất.
Có phải nhờ hưởng được nền giáo dục tiên tiến ấy mà khi về Việt Nam anh ít gặp trở ngại trong kinh doanh?Trải nghiệm ở nước ngoài hoàn toàn tuyệt vời nhưng không nên bị đánh giá cao quá mức. Đó chỉ là một yếu tố cần để thành công, nhưng không phải là duy nhất. Tôi vẫn rất trân trọng việc mình được lớn lên và hưởng nền giáo dục
của Pháp, nhưng bản thân có được như ngày hôm nay chính là nhờ vào những nỗ lực theo đuổi hướng đi mà tôi đã chọn.
Điều kỳ diệu gì có ở Việt Nam mà những nơi khác không hề có?Cưới vợ, vì ở đây tôi tìm được người phụ nữ của đời mình (cười).
Bây giờ có lúc nào anh lại nhớ về Paris hay New York?Tôi sẽ quay lại Paris hay New York nhưng chỉ để đi chơi và thăm thú, vì nơi tôi muốn định cư lâu dài là Việt Nam. Đó cũng là lý do chính tôi xây dựng trụ sở công ty của mình tại đây. Thỉnh thoảng tôi cũng nhớ gia đình, người thân bên ấy nhưng vào lúc này, tôi không muốn sống ở nơi nào khác. Đơn giản tôi cảm thấy hạnh phúc ở đây. Phải mất 10 năm tôi mới nhận ra điều này.
Ngày trước, mục tiêu của Trần Lâm là phải đi càng nhiều nơi càng tốt. Còn bây giờ anh ta chỉ tập trung xây dựng và phát triển sự nghiệp của mình tại đây. Đôi khi bạn cần phải đi khắp thế giới thì mới biết nơi đâu là nhà.
"Tôi rời Việt Nam từ năm 2 tuổi nhưng vẫn nhớ rõ địa chỉ nhà ở số 18 Bùi Viện, Quận 1 và cho đến tận bây giờ tôi luôn tự hào về nguồn gốc Việt Nam của mình. Tôi rất bực mình khi người ta luôn đính kèm cụm từ "gốc Việt" hay "Việt kiều" mỗi khi giới thiệu tôi. Phải mất bao lâu mới xác định được người đó là Việt kiều? Hay là vì tôi không nói rành tiếng Việt?
May mắn khi được giáo dục trong một gia đình luôn đề cao nếp sống truyền thống và gìn giữ văn hóa cội nguồn, nên tôi không bị… mất "gốc" như nhiều đứa trẻ khác. Lần đầu tiên về Việt Nam vào năm 15 tuổi tôi nhận thấy cảm giác khi đó tôi dành cho quê hương của mình không còn là tò mò và háo hức mà là một tình yêu thật sự. Đây mới chính là nhà của mình. Nhà của mình!
Vì lẽ đó dù phải thừa nhận tôi có tương lai rất ổn định tại Pháp nhưng vẫn quyết định về Việt Nam vì trái tim tôi lỡ để trên đầu rồi. Hiển nhiên cũng không thể thừa nhận Việt Nam là mảnh đất màu mỡ dành cho bất kỳ ai muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên tận dụng được sự màu mỡ này hay không nó lại là một vấn đề khác.
Tôi thích cuộc sống nơi đây, tôi thích Sài Gòn, thích cả văn hóa và con người Việt Nam. Sống ở đâu thì cũng có cái này cái nọ miễn là tìm được điều phù hợp với mình. Ở đây tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ những người xa lạ, điều mà chắc chắn có sống ở đời ở trời Âu tôi cũng không bao giờ được nếm trải.