Ra đời từ miền Tây hoang dã, chiếc quần jeans truyền thống gắn liền với thương hiệu Levi’s. Nhưng jeans đã vượt khỏi bán cầu Bắc châu Mỹ, hòa nhập vào văn hóa ăn mặc toàn thế giới. Từ đường phố đến sàn diễn thời trang cao cấp, từ tuyên ngôn của giới trẻ ngông cuồng của Levi’s hay Wrangler, tới sự chấm phá – cách tân của dòng couture đắt giá ở nhà Chanel và Yves Saint Laurent, chất vải bông dày dặn, thô ráp jean đã trở thành một biểu tượng thời trang. Tại châu Âu, tinh thần jeans được đặc tả qua hai lối tiếp cận khác biệt rõ rệt. Một Nam Âu nóng bỏng, gợi cảm với các hãng jeans hàng hiệu, có gắn mác nổi bật sau lưng quần; đối nghịch với dòng jeans Tây-Bắc Âu thực dụng, tối giản và tinh tế. |
Nói về thời trang Ý, người ta nghĩ tới những đồ da thuộc đắt giá hay làn váy lụa in họa tiết rực rỡ. Nhưng Ý cũng là nơi mà khái niệm “jeans đồ hiệu” – “jeans cao cấp” phát triển và biến nó trở thành xu hướng tiêu dùng thịnh hành khắp thế giới. Tại sao một loại chất liệu thô ráp của người lao động đào vàng lại có thể trở thành món hàng xa xỉ? Câu trả lời chỉ có thể là: vì chất vải đó được xử lý bằng tay một cách tỉ mỉ, công phu bởi người thợ thủ công lành nghề.
Diesel – Nguồn “năng lượng jeans”
Diesel được sáng lập bởi Renzo Rosso, người tiên phong cho ý tưởng “xử lý chất liệu jean thủ công và lăng xê thời trang tiện dụng như quần jeans, áo thun,… thành thứ mốt hàng hiệu có chất lượng cao”. Đối với Rosso, tôn chỉ của Diesel là sản xuất ra những mẫu quần jeans thật ngầu, thật “chất”. Số lượng bán được không cần thật nhiều như hàng đại trà, mà quan trọng hơn hết, nếu người tiêu dùng cao cấp muốn mua trang phục “jeans couture”, một trong những nhãn hiệu đầu tiên họ nhớ đến phải luôn là Diesel.
BST Thu Đông 2011 của Diesel
Jeans hàng hiệu đã có mặt trên thị trường trước khi Renzo Rosso khởi nghiệp với Diesel. Tuy nhiên, thời điểm đó, khách hàng mua chiếc quần jeans đắt tiền hơn vì nó có cái mác thương hiệu đã nổi danh gắn trên túi sau. Quần jeans đa phần vẫn được may từ chất liệu jean thô, không hề qua xử lý. Tại Diesel, cùng với sự cộng tác đắc lực của Wilbert Das, nhà thiết kế tài ba người Hà Lan, bề mặt vải jean biến hóa đa dạng thành vô vàn mô típ khác nhau. Chúng được tẩy acid, chà nhám, vò, ép nhầu, xé, nhuộm,… sao cho cuối cùng, mỗi sản phẩm xuất hiện màu sắc và mặt vải độc nhất. Người mặc không nhất thiết phải vận chiếc quần hàng ngày trong cả năm trời, cũng có thể có được vết bạc thếch ở dọc hai chân, nếp nhăn nơi đầu gối hay lỗ rách gợi cảm giữa đùi. Phong cách phủi bụi nhanh chóng chiếm lĩnh tinh thần thời trang giới trẻ khắp mọi nơi.
Nhà thiết kế Renzo Rosso
Nhà thiết kế Renzo Rosso và ông Claudio Luti, CEO của thương hiệu đồ nội thất cao cấp Kartell
Cho tới năm 2009, Wilbert Das và Renzo Rosso là cặp bài trùng ăn ý nhất của thế giới thời trang jeans. Giới trẻ đổ xô tậu bằng được chiếc quần thương hiệu Ý này. Họ, một phần mê mệt tính “cực ngầu”; ngoài ra còn bị cuốn hút bởi hình ảnh quảng cáo có một không hai của hãng Diesel do Das cùng Rosso trực tiếp chỉ đạo nghệ thuật. Năm xưa, James Dean mặc chiếc quần jeans thô xanh đậm có mác đỏ hiệu Levi’s trên túi quần sau, là biểu tượng của giới trẻ phá cách; cuối thập niên 80 đến nay, Diesel tượng trưng cho lớp thanh niên khá giả mà không ngu ngốc, cợt nhả kiểu thông minh, phá phách một cách hóm hỉnh.
Đường cong Jeans – Cô nàng Miss Sixty
BST Thu Đông 2006 của Miss Sixty
BST Thu Đông 2006 của Miss Sixty
Nhà thiết kế Wichy Hassan
Thực hiện: Arlette Quỳnh Anh
Câu chuyện về jeans |