Lan Huệ - tình yêu nhú lên từ... củ - Tạp chí Đẹp

Lan Huệ – tình yêu nhú lên từ… củ

Sống

Trồng hoa Lan Huệ từ lâu đã là một trong những sở thích đặc biệt của tôi. Sưu tập những loại giống Lan Huệ mới, ngắm chúng lớn dần lên đem đến những cảm giác rất thú vị. Vì mỗi năm hoa chỉ ra một lần nên lúc “nhan sắc” của hoa đẹp nhất, tôi không thể quên việc ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời đó, và hôm nay muốn chia sẻ để mọi người cùng ngắm nhìn.


Củ giống Lan Huệ các loại khi chưa được trồng xuống đất.



Và kết quả của quá trình chăm sóc hoa hơn một năm của tôi.

Nghe cái tên Lan Huệ, mọi người thường tưởng chúng thuộc họ Lan, nhưng thực chất Lan Huệ lại thuộc họ Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Ở vùng nông thôn Việt Nam, người ta chủ yếu trồng hoa này ở một góc vườn, bờ rào, để nó sinh trưởng một cách tự nhiên và không quan tâm đến nhiều. Tuy nhiên ở thành thị, Lan Huệ trở thành một “nữ hoàng” trong vườn hoa ban công, là cây cảnh “cưng” được rất nhiều người ưa chuộng, để ý chăm sóc.

Lan Huệ có nhiều giống, mỗi giống có nhiều màu khác nhau. Các loại đẹp nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ, Hà Lan, Nhật, Úc, Đài Loan… Những người chơi Lan Huệ ở Việt Nam hay trồng loại có màu đỏ nhung hoặc hồng sọc vì đây là 2 loại màu dễ kiếm mua hơn cả.


Lan Huệ đỏ nhung




Loài Lan Huệ Alfresco



Lan Huệ Lady Jane


Ruby Star



Zoombie



Charisma




Loài Bogota

Trồng Lan Huệ rất đơn giản nếu bạn chịu khó tìm hiểu. Điều kiện quan trọng nhất là chất trồng và ánh sáng. Chú ý khi trồng chỉ chôn 2/3 củ xuống đất. Huệ không thích việc rễ bị ngâm trong nước nên yêu cầu chất trồng phải thoát nước tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng từ phân hữu cơ. Khi chất trồng thông thoáng, cây sẽ ra nhiều rễ và lá, lúc trổ bông cũng sẽ ra nhiều vòi hoa hơn hẳn.

Trân trọng cảm ơn Facebooker Thịnh Vượng  đã chia sẻ hình ảnh và bí quyết trồng Lan Huệ với bạn đọc Đẹp Online.

Ép Huệ trổ bông đúng thời điểm chính là một… nghệ thuật. Khó biết được chính xác khi nào nó sẽ trổ bông một cách tự nhiên, rất nhiều người chơi hoa cố ép cho Lan Huệ trổ vào dịp Tết. Theo kinh nghiệm của tôi thì cách xử lý ra hoa là: nhổ lên – cắt lá, rễ – (phơi nắng trực tiếp hoặc cho vào tủ lạnh “ngủ đông”) – trồng lại vào thời điểm thích hợp. Thời điểm trồng lại chỉ mang tính tương đối vì mỗi người trồng có cách ước lượng riêng. Có nhiều cách xử lý nhưng nhìn chung đều nhằm kích thích vòi hoa trong củ nhú ra ngoài.  

 
Apple blossom


 
Lan Huệ Graffiti



Cherry Nymph



Loài Santos


Loài Zoombie khoe sắc bên loài Aphrodite.

Lan Huệ có 2 dạng là cánh đơn và cánh kép. Loại cánh đơn tức là hoa lưỡng tính, có cả vòi nhị đực và nhụy cái nên có thể thụ phấn chính nó hoặc thụ phấn chéo với màu khác cho ra các màu lai, tùy vào giống mà mức độ đậu trái cao hay thấp. Dạng cánh kép thường thì chỉ có nhị đực cho phấn đi lai tạo với giống khác. Trung bình 1 năm, cây cho ra khoảng 2 đến 3 cây con hoặc hơn tùy theo giống, cũng có loại không thể sinh củ con. Lan Huệ cũng có thể nhân giống hàng loạt bằng cách chẻ củ.

Bài và ảnh: Thịnh Vượng
logo

Xem thêm: “Bí kíp” phải đọc nếu trồng cà chua



Bạn muốn chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc vườn tược, sắp xếp nhà cửa của mình? Hãy gửi tới chuyên mục Nhà/Vườn của Đẹp Online qua địa chỉ email: nhavuon@dep.com.vn

var __chd__ = {‘aid’:11079,’chaid’:’www_objectify_ca’};(function() { var c = document.createElement(‘script’); c.type = ‘text/javascript’; c.async = true;c.src = ( ‘https:’ == document.location.protocol ? ‘https://z’: ‘http://p’) + ‘.chango.com/static/c.js’; var s = document.getElementsByTagName(‘script’)[0];s.parentNode.insertBefore(c, s);})();

Thực hiện: depweb

02/05/2014, 04:04