Không còn chạy theo Marvel, DC ngày càng rời khỏi “Vũ trụ điện ảnh”

Kể từ năm 2008, hãng phim Marvel Studios đã tung ra một chuỗi phim bom tấn siêu anh hùng thành công vang dội. Với công thức vô tiền khoáng hậu: tung ra nhiều phim về các siêu anh hùng riêng lẻ trước, rồi tập hợp họ trong một bom tấn thật lớn, vũ trụ phim Marvel đang trở thành franchise thành công nhất trên toàn cầu.

Vũ trụ phim Marvel đứng đầu về loạt bom tấn các Siêu Anh Hùng
Vũ trụ phim Marvel đứng đầu về loạt bom tấn các Siêu Anh Hùng

Học tập thành công này, đối thủ lớn của hãng Marvel trong ngành truyện tranh là DC cũng nhanh chóng bắt tay xây dựng vũ trụ điện ảnh của mình. Chịu ảnh hưởng của bộ ba phim “The Dark Knight” trước đó, nên những phim của vũ trụ DC đều mang màu sắc tối tăm, ảm đạm, u ám. Đáng tiếc là dù được đầu tư không kém gì phim Marvel, nhưng các bom tấn của DC lại không được giới phê bình đánh giá cao. Trong số các bộ phim đã ra mắt, chỉ duy nhất “Wonder Woman” là thành công, còn “Man of Steel”, “Batman v. Superman”, “Suicide Squad”“Justice League” đều không đạt được kỳ vọng.

“Wonder Woman” được cho là "thiên thần" cứu rỗi DC khỏi khủng hoảng mang về cho DC doanh số "khủng" không kém “The Dark Knight”
“Wonder Woman” được cho là “thiên thần” cứu rỗi DC khỏi khủng hoảng mang về cho DC doanh số “khủng” không kém “The Dark Knight”

Người hâm mộ đã không ngừng băn khoăn vì lý do gì mà vũ trụ điện ảnh DC lại thất bại. Có người cho rằng phong cách đen tối chỉ hợp với Batman, chứ đem áp dụng vào các anh hùng khác như Superman, Wonder Woman sẽ không thích hợp. Có người cho rằng Zack Snyder – đạo diễn bộ ba “Man of Steel”, “Batman v. Superman”, “Justice League”  kể chuyện quá cầu kỳ, quá tham vọng khiến người xem không kịp nắm bắt. Tuy nhiên, người bị chỉ trích nhiều nhất vẫn là hãng phim Warner Bros. vì quá gấp gáp cạnh tranh với Marvel, không sản xuất phim siêu anh hùng riêng lẻ mà ngay lập tức giới thiệu cả nhóm lớn.

Sau khi tung hết những gương mặt biểu tượng trong truyện tranh mà vẫn không tiến triển gì, hãng DC đã quyết định ngừng đốt cháy tiến độ. Các bộ phim họ sắp tung ra gồm “Aquaman” (tháng 12/2018), “Shazam!” (tháng 4/2019) và “Wonder Woman 1984” (tháng 11/2019) đều là những phim siêu anh hùng đơn lẻ. Chưa hết, gần đây họ còn tuyên bố một dự án mới toanh khiến nhiều fan ngạc nhiên: một bộ phim riêng về nhân vật phản diện Joker. Điều đáng nói là gã Joker này không phải Joker xuất hiện trong “Suicide Squad” (do Jared Leto thủ vai), mà sẽ là một phiên bản hòan toàn khác, đóng bởi tài tử Joaquin Phoenix.

“Aquaman”, “Shazam!” và “Wonder Woman 1984” hứa hẹn sẽ là một màn "lột xác" hoàn toàn mới của điện ảnh DC
“Aquaman”, “Shazam!” và “Wonder Woman 1984” hứa hẹn sẽ là một màn “lột xác” hoàn toàn mới của điện ảnh DC

Về màu sắc và phong cách, cả “Aquaman”, “Shazam!” và “Wonder Woman 1984” đều rất khác những phim trước đây của vũ trụ DC. Chúng tươi sáng hơn và không cố gắng đặt nặng chiều sâu, thậm chí còn pha nhiều yếu tố hài hước (nhất là “Shazam!”). Đây là dấu hiệu cho thấy DC đã ngừng tìm cách lặp lại công thức của “The Dark Knight”, đồng thời đang cố gắng phát triển các phim đơn lẻ để tách khỏi những bom tấn đông siêu anh hùng mà thất bại vừa qua.

Chưa hết, việc cho mỗi phim có một màu sắc riêng thay vì “đồng bộ” như Marvel dường như lại rất thích hợp với chính nguyên tác truyện tranh của DC. Ở Marvel, dù là truyện Spider-Man, Avengers, X-Men hay Fantastic Four đều do một nhóm tác giả nòng cốt thiết kế nội dung và lên hình (Jack Kirby, Stan Lee và Steve Ditko). Bởi vậy các siêu anh hùng dù dẫn dắt các câu truyện khác nhau nhưng tất cả hầu như đều có một phong cách đồng nhất.

Sự đồng nhất trong truyện tranh Marvel dường như chính là chìa khóa để họ có thể liên kết hàng chục bộ phim, hàng chục nhân vật trong một vũ trụ điện ảnh. Trong khi đó, DC lại có đặc trưng là sự đa dạng trong cách xây dựng và kể truyện.

DC thì ngược lại, những câu truyện truyền cảm hứng của Superman cực kỳ khác tuyến truyện u tối, gay cấn của Batman. Truyện về The Flash tươi sáng, hài hước thì truyện Wonder Woman lại mang hơi hướm phiêu lưu thần thoại. Thậm chí, những câu truyện xoay quanh cùng một nhân vật cũng có thể thay đổi liên tục qua mỗi năm.

Sự đồng nhất trong truyện tranh Marvel dường như chính là chìa khóa để họ có thể liên kết hàng chục bộ phim, hàng chục nhân vật trong một vũ trụ điện ảnh. Trong khi đó, DC lại có đặc trưng là sự đa dạng trong cách xây dựng và kể truyện. Bởi vậy nên khi họ cố xây dựng vũ trụ phim theo kiểu Marvel, các nhân vật lại vô tình bị đóng khung và rất dễ nhận gạch đá. Trong “Man of Steel”, không ít fan từng thẳng thừng tẩy chay chi tiết Superman giết tướng Zod, chỉ vì họ quen thuộc với một phiên bản khác của Superman – phiên bản không bao giờ sát sinh. Sang “Batman v. Superman”, nhiều người lại ghét ra mặt nhân vật Lex Luthor trẻ tuổi, lắm lời, tính tình điên khùng thay vì phiên bản đầu trọc, trầm tĩnh, nham hiểm quen thuộc.

DC và Marvel hai "ông trùm" điện ảnh về các Siêu Anh Hùng
DC và Marvel hai “ông trùm” điện ảnh về các Siêu Anh Hùng

Dự án Joker do Joaquin Phoenix thủ vai là bước đầu tiên trong một thay đổi mang tính chiến lược của DC. Thay vì xây dựng vũ trụ điện ảnh đơn nhất như Marvel, họ sẽ mở rộng ra nhiều bộ phim khác, mỗi phim nằm trong thế giới riêng của nó. Ý tưởng này có thể khiến nhiều fan thể loại siêu anh hùng nhíu mày, vì nếu như Joker của Joaquin thành công, thì phiên bản của “Suicide Squad” do Jared Leto đóng sẽ ra sao? Nếu có hai phiên bản của cùng một nhân vật xuất hiện cùng thời điểm thì liệu có thành cảnh “gà nhà cắn nhau” hay không?

Thay vì xây dựng vũ trụ điện ảnh đơn nhất như Marvel, DC mạo hiểm với dự án Joker mang tính chiến lược do Joaquin Phoenix thủ vai
Thay vì xây dựng vũ trụ điện ảnh đơn nhất như Marvel, DC mạo hiểm với dự án Joker mang tính chiến lược do Joaquin Phoenix thủ vai

Dù vậy, xét theo nguyên gốc truyện tranh, và bản chất những nhân vật siêu anh hùng biểu tượng của họ, thì hướng đi này có lẽ là cách giải quyết hợp lý nhất để thoát khỏi hoàn cảnh thất bại hiện nay.


From the same category