Lên kế hoạch
1. Bạn có bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho đám cưới?
2. Bạn có thể chi trả bao nhiêu tiền?
3. Bạn có thể nhận được những sự giúp đỡ nào?
Và nhớ là, trả lời 3 câu hỏi này cùng nhau nhé! Đây là 3 thông tin đầu tiên cho dự án 1 trang giấy của bạn. Bạn cần gì cho một đám cưới?
“Cần phải mất bao lâu để chuẩn bị cho một đám cưới?” không phải là một câu hỏi đúng. Mà phải là: “Bạn có bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho đám cưới của mình?”.
Nếu bạn muốn một kế hoạch dễ hình dung, có thể tham khảo các dạng “lịch cưới” thường được đính kèm những quyển tạp chí, trong đó hướng dẫn từng bước chuẩn bị từ cả năm trước. Nhưng hãy nhớ, thời gian là yếu tố tương đối. Với cặp đôi này, 12 tháng là đủ cho một đám cưới đàng hoàng. Cặp đôi khác lại mất đến 3 năm để tích lũy tài chính. Và cũng có những đôi chỉ mất 3 tháng, hoặc thậm chí 3 ngày. Tương tự, với chuyện tài chính, cũng không có con số cố định nào cho cái gọi là “trị giá của một đám cưới”. Điều bạn cần làm để mọi thứ diễn ra đơn giản và dễ dàng nhất là: tự xác định nguồn lực của mình.
Chia kế hoạch tổ chức đám cưới ra thành những đầu việc nhỏ, theo từng thời điểm:
Trước khi cưới
+ Cầu hôn
+ Trò chuyện với gia đình hai bên
+ Thống nhất về quy mô, tài chính, nhân sự
+ Chuẩn bị cưới
+ Tiệc cưới
+ Chụp ảnh cưới
+ Trang phục cưới
+ Thiệp cưới
Ai sẽ là người tổ chức?
1. Wedding Planner
2. Tự chuẩn bị
Tự chuẩn bị cho đám cưới của mình sẽ lấy mất kha khá thời gian, bởi bạn phải giải quyết tất cả các đầu việc như: dọ giá nhà hàng, tìm nơi tổ chức, chọn mẫu hoa, thiệp và 1001 mối bận tâm khác. Mà thực ra, việc này cũng chưa hẳn giúp bạn tiết kiệm tiền hơn là nhờ đến dịch vụ cưới, đơn giản vì bạn không nắm rõ giá cả thị trường và dễ “chi lố” cho các hạng mục. Thế nhưng, tự tay chuẩn bị đám cưới sẽ đem đến những trải nghiệm cực kỳ thú vị, là dịp kết nối và nhờ cậy người thân, bạn bè, đồng thời cũng là cơ hội giúp hai bạn hiểu nhau hơn (dù có thể trong quá trình đó sẽ xảy ra tranh cãi). Và có lẽ, sau khi tự làm mọi thứ để “dìu nhau đến bến hôn nhân”, bạn sẽ nhận ra cưới hỏi mệt mỏi đủ để… không cần có lần thứ 2 trong đời.
Bản kế hoạch của bạn đã khá hoàn chỉnh, với một “to do list” rõ ràng kèm theo thời gian, người thực hiện và mức chi phí. Giờ thì, sẵn sàng thôi!
“Giờ G”
. Kế hoạch B – xử lý những tình huống và sự cố phát sinh
Chuyện cũng không có gì mới đúng không? Nhưng bằng cách liệt kê và sắp xếp theo một trình tự hợp lý, bạn sẽ quản lý được đám cưới của mình một cách khoa học và tiết kiệm năng lượng. Quan trọng hơn, bạn sẽ có một hình dung rõ ràng về đám cưới của mình, biết mình muốn gì, cần gì và thôi… phát khiếp về sự kiện này. Nhắc lại nếu bạn cảm thấy “dự án cưới” thật khô khan và chẳng có xíu lãng mạn nào: Cưới không phải để lo, mà để vui. Mà muốn vui thì trước hết cần tỉnh táo, khoa học.