+ 3 trái chuối già
+ 2 thìa canh mật ong
+ 100ml whipping cream
+ 20g đường
+ 100g bột gạo nếp
+ 100ml nước cốt lá dứa
+ 1/2 thìa cà phê đường
5. Nước đường đen (Kuromitsu) hoặc nước đường nâu:
+ 100g đường đen (có thể thay bằng đường nâu hoặc mật ong)
+ 100g đường trắng
+ 100ml nước
Cách làm:
Bước 1: Mứt đậu đỏ
– Ngâm đậu đỏ qua đêm rồi rửa qua nước sạch. Nấu sôi đậu đỏ trong lần nước đầu tiên, sau đó tắt bếp và đậy nắp nồi trong 5 phút.
– Rây lấy phần đậu, bỏ phần nước. Tiếp tục cho nước mới vào nồi, nấu đậu đỏ trong lửa vừa khoảng 1 giờ đến khi đậu chín mềm.
– Khi đậu chín thì tiếp tục cho đường vào nấu đến khi cạn nước. Lúc này đậu đỏ đã bắt đầu đặc lại, cho thêm muối rồi tắt bếp. Khi nguội đậu đỏ sẽ trở nên đặc hơn.
Bước 2: Thạch rau câu
– Cho bột rau câu và đường vào nước lọc, quấy tan. Nấu trên lửa vừa, khi bột và đường tan hoàn toàn thì tắt bếp.
– Múc 1 thìa canh thạch hòa tan với nước cốt lá dứa, sau đó trút phần hỗn hợp lá dứa hòa cùng với thạch rau câu trong nồi.
– Đổ thạch vào khuôn, đợi thạch nguội thì cho vào tủ lạnh, xắt thành những miếng vừa miệng.
Bước 3: Kem trái chuối
– Xắt chuối ra thành từng phần nhỏ và cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với mật ong.
– Đánh bông whipping cream và đường, sau đó trộn chuối xay nhuyễn và kem whipping đã đánh bông với nhau.
– Cất ngăn đá tủ lạnh 6 tiếng hoặc qua đêm là mình có kem chuối ngon lành rồi.
Bước 4: Bánh dẻo:
– Hòa tan đường với nước lá dứa rồi cho bột gạo nếp vào nhồi mịn.
– Chia bột thành từng phần nhỏ, vo tròn, sau đó dùng ngón tay ấn dẹp viên bột.
– Bắc nồi nước sôi, thả từng viên bột vào luộc giống như cách luộc bánh trôi bánh chay, khi bột nổi lên tức là bánh đã chín.
Bước 5: Nước đường đen
– Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ, nấu trong 15-20 phút, quậy đều đến khi đường tan và hỗn hợp đặc lại.
– Để hỗn hợp nguội và cho vào hộp/lọ thủy tinh. Ở đây mình dùng mạt ong thay thế cũng ổn lắm.
Bước 6:
– Khi ăn các bạn cho các thành phần vào tô, rưới mật ong lên đậu đỏ và trái cây, thêm vài viên đá để làm mát.
– Các bạn cũng không nhất thiết phải làm đủ hết thành phần nêu trên đâu, hãy thay đổi tùy theo khẩu vị của bạn nhé.
Thành phần của Anmitsu cũng khá phong phú, nhưng phổ biến gồm: thạch rau câu, mứt đậu đỏ, bánh dẻo, kem vanilla hoặc kem trà xanh, các loại trái cây theo mùa hoặc tùy sở thích, và đậu luộc. Món Anmitsu thường được ăn kèm với nước đường đen (black sugar syrup) được gọi là kuromitu.
Bài và ảnh: Trúc Giang