Cắt tóc vỉa hè - Tạp chí Đẹp

Cắt tóc vỉa hè

Sao
Chuyên đề: Những người muôn năm cũ

–  Những người khắc chữ ở Sài Gòn
–  Người khắc bút cuối cùng ở Hà Nội
–  Nghề gia truyền ngõ Thanh Miến
–  Cắt tóc vỉa hè
–  Người chụp ảnh dạo
–  Biến rác thải thành đồ lưu niệm

                                                                     Tổ chức: Vũ Thủy
                                                                     Bài: Nha Trang, Bích Diệp
                                                                    Ảnh: Tuấn Đào, Dy Duyên



 

Hoàng Hoa Thám – “phố cắt tóc” nổi tiếng một thời giờ chỉ còn lác đác chưa tới chục bàn gương. Đúng 7 giờ sáng, buộc sau chiếc xe đạp Thống Nhất cũ kĩ một hộp gương gập gọn, vài chiếc kéo đủ loại, dao cạo, máy cắt tóc điện… ông Phạm Duy Lai (62 tuổi) bắt đầu một ngày làm việc. Vẫn giữ thói quen hơn hai mươi năm nay, ông không quên là phẳng bộ quần áo, chải mái tóc cho bóng mượt bởi “đó là cách tôn trọng khách hàng”. Ông Lai mở hàng cắt tóc trên đường Hoàng Hoa Thám từ năm 1991, sau một thời gian dài sinh sống ở Hungari. Những ngày ở xứ người, nghề cắt tóc dạo là cách mưu sinh duy nhất của chàng trai không giỏi buôn bán ấy.

Chuyên đề: Những người muôn năm cũ - Cắt tóc vỉa hè 

Thời vàng son của “cắt tóc vỉa hè”, khách hàng của ông có đủ thành phần, nhưng rồi thưa vắng dần. Ngày cuối tháng, nếu may mắn, ông có khoảng hai chục khách, như vậy đã là quá nhiều. Những ngày đầu tháng hay mưa lạnh, chỉ lác đác vài bóng khách, thậm chí không có người lui tới. Phải đến năm, sáu năm nay, ông Lai không thấy có thêm bàn gương lược nào mới dọn ra trên phố Hoàng Hoa Thám, người dọn đi là nhiều. “Cũng đã rất lâu rồi không có ai tìm đến đây học nghề. Thanh niên bây giờ phải tiếp xúc với bụi tóc, hít bụi đường thì vất vả quá nên chọn lối đi khác”. Kể về cậu con trai duy nhất, ông rất tự hào khi hướng được con theo nghề làm tóc của cha bằng một cửa tiệm sang trọng trên phố chứ không phải bàn gương nơi vỉa hè: “Như vậy là may mắn, đời con đỡ vất vả hơn cha”.

 

logo

>>> Có thể bạn quan tâm: Ông Bảo Nguyên đã ngồi ở phố Hàng Ngang hành nghề truyền thần được 53 năm, qua chiến tranh, tới hòa bình.

Hãy gửi thông tin, bài viết và hình ảnh bạn có cho chuyên mục Giải trí của Đẹp Online tại đây. Bài viết được đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy chế của Tòa soạn. Trân trọng!

Thực hiện: depweb

17/12/2013, 21:08