Tình yêu, cũng theo Frédéric Beigbeder, “bắt đầu trong nước hoa hồng và kết thúc trong nước rửa lòng lợn”, và người ta sẽ bỏ nhau giống như khi người ta yêu nhau – đều không biết lý do tại sao. Ai dám tin rằng tình yêu nồng cháy hôm nay sẽ không nguội lạnh vào ngày mai?
Nhưng lý thuyết này liệu có chính xác? Và người ta có nên nghi ngờ sự mách bảo của trái tim? Tình yêu thời nay sẽ kết thúc trong chậu nước bẩn hay còn chứa đựng nhiều điều tuyệt diệu hơn thế?
Chuyên đề “Tình nhạt” của Đẹp Online xin gửi tới độc giả những góc nhìn thú vị, với thông điệp nhân ngày lễ Tình yêu: Thật khó để luôn giữ được lửa cho tình yêu trong đời sống hiện đại nhiều lo toan, nhưng không thể vì thế mà tình yêu bị mất đi, hay bị làm sai lệch giá trị.
Các bài viết trong chuyên đề:
– Cứ trả lời điện thoại trong lúc làm tình
– Tình dục thoáng làm mờ đục tình yêu?
– Tình nhạt – ảo tưởng về tình yêu
– Làm gì có tình nào là tình nhạt!
– Admin Triết Học Đường Phố: Trong tình yêu, coi trọng trinh tiết là vô minh
Tổ chức: Đinh Phương Linh
Hẳn nhiều người sẽ giật mình khi nghe đến thống kê ấy, bởi chính họ cũng sẽ hành động như thế. Thời đại đã thay đổi tình yêu bằng những chi tiết rất nhỏ mà đôi khi nếu không nhắc chúng ta sẽ không nhận ra bởi đã quá quen thuộc. Chắc chắn là cách đây một thế kỷ rưỡi, trước khi tiếng chuông điện thoại đầu tiên xuất hiện trên hành tinh này, thì những cuộc làm tình thường trọn vẹn hơn rất nhiều.
Một khảo sát khác thực hiện tại Mỹ của hãng Sachs Media đầu năm 2013: khi đứng trước câu hỏi bạn sẽ lựa chọn từ bỏ thứ gì trong một tuần nếu phải chọn một, chỉ số người sẵn sàng từ bỏ sex trong một tuần nhiều gấp đôi số người sẵn sàng rời xa chiếc smartphone của họ.
Những phương thức bày tỏ tình cảm mới ra đời theo thời gian. Hãy thử nghĩ đến việc bạn muốn tổ chức hôn lễ mà chỉ muốn mua một chiếc nhẫn đeo cho cô dâu thay vì một cặp. Hẳn là không thể, bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị nhà gái dè bỉu vì thói hà tiện và đánh mất tình yêu. Nhưng vấn đề là: tới tận cuối thập kỷ 40 của thế kỷ trước món “nhẫn đôi” mới được phát minh ra, bởi các nhà buôn trang sức. Đó không phải là truyền thống. Thời kỳ mà nước Mỹ mới chiến thắng sau Thế chiến 2, kinh tế bùng nổ, các nhà kim hoàn đã khai thác đám đông bằng một chiến dịch marketing quy mô để truyền bá cho một thứ văn hóa mới mang tên “nhẫn đôi”. Văn hóa này là sản phẩm của thời đại.
Vấn đề của mối gắn kết này, giữa tình yêu và thời đại, là con người ta luôn để cho tập tính sống và các quy ước chung ảnh hưởng đến thứ tình cảm riêng tư của họ. Cách này hay cách khác, ít hay nhiều, chúng ta cũng sẽ làm giống số đông trong cách biểu hiện tình yêu đôi lứa. Cho dù nó khác với tình cảm gia đình, tính luân lý và định ước rõ ràng thấp hơn rất nhiều, có thể tự do sáng tạo hơn rất nhiều.
Bài: Đức Hoàng
>>> Có thể bạn quan tâm: Có một thực tế là đàn ông nếu không còn biết rung động trước phụ nữ đẹp thì không còn giống đàn ông. Thế mà tại sao không phải tất cả họ đều đi ngoại tình? Vì họ mệt.