Khách du lịch trên đảo Cheju. (Nguồn: Yonhap)
Việc này làm ảnh hưởng đến các công ty lữ hành có du khách bỏ trốn và hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – cơ quan được Chính phủ ủy quyền hợp tác với phía Hàn Quốc chưa nhận được thông tin gì từ cơ quan chức năng của nước bạn về việc ảnh hưởng đến chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc phái cử lao động sang làm việc.
Trước hết, phải tìm ra những người đã mất tích để xem các hành khách này bỏ trốn theo tổ chức, đường dây hay rủ nhau mất tích.
Thông tin về tình trạng lao động sang làm việc tại Hàn Quốc hết hợp đồng bỏ trốn, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp, ông Tống Hải Nam nêu rõ ngay từ năm 2012, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ đề ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.
Năm 2015, việc này đã đạt được những kết quả rất khả quan nhưng chưa đạt được như mong muốn của cả hai bên.
Theo số liệu thống kê, quý 1/2015, tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước có tỷ lệ là 47,7%, đến hết quý 3/2015, con số này khoảng 31,9%.
Ước tính bình quân cả năm 2015, vẫn còn khoảng 35% lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước. Con số này vẫn cao hơn kỳ vọng của cả hai bên là giảm xuống dưới mức 30%.
Ông Tống Hải Nam nhấn mạnh để giảm thiểu tình trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 62/NQ-CP, trong đó có nội dung thống nhất miễn xử phạt cho những lao động Việt Nam có hành vi cư trú trái phép tự nguyện về nước từ ngày 1/9 đến hết ngày 31/12/2015 (sau thời gian này, tất cả những lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ bị áp dụng xử phạt theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ).
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã và đang khẩn trương triển khai các giải pháp thông tin tuyên truyền, kêu gọi lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn và những lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hồi hương, để tỷ lệ lao động về nước đúng hạn tăng lên…
Theo VietnamPlus