Các lời khuyên hữu ích dành riêng cho dịp Tết sẽ giúp cho bạn đón một năm mới lành mạnh, tươi vui, ngập tràn hạnh phúc.
Ai nói Tết là được nghỉ ngơi? Khi những người nội trợ không cặm cụi quét dọn, trang hoàng nhà cửa thì cũng phải cuống cuồng đi sắm đồ để đón Tết. Có lẽ vì mải suy nghĩ đón Tết thật thịnh soạn, chu đáo, để vừa mắt gia đình, họ hàng và khách khứa, mà đôi khi chúng ta vô tình quên rằng ý nghĩa của ngày Tết là hưởng thụ, vui chơi.
1. Vạch kế hoạch những việc cần làm trong ngày Tết với thời gian nhất định. Càng cụ thể, càng rõ ràng chừng nào càng tốt chừng ấy.
2. Vạch ngay kế hoạch mua sắm từ sớm để không phải vội vã tất bật vào những ngày cận Tết.
3. Chia sẻ nỗi lo với vợ/chồng để yêu cầu được giúp đỡ trong những ngày này.
4. Hãy học cách chấp nhận bạn không phải là siêu nhân có thể quán xuyến tất cả mọi việc. Nếu không, bạn sẽ đổ bệnh bất cứ lúc nào đấy.
5. Tết là thời gian mọi người tận hưởng niềm vui, không phải lúc để bạn gồng mình sửa soạn cho gia đình.
6. Đừng cố thức khuya làm việc hoặc làm quá sức nếu bạn không muốn mình trở nên xơ xác trong ngày xuân.
7. Tập hít thở sâu. Dành 15 phút cho bản thân chỉ để lấy lại tinh thần sau khi hoạt động quá nhiều.
8. Nghỉ ngơi bằng các hoạt động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi dạo, nghe nhạc, đọc sách, nhất là những tựa sách nhẹ nhàng, lãng mạn, sẽ giúp cơ thể thư giãn rất nhiều.
9. Tranh thủ ngủ trưa ít nhất 30 phút mỗi ngày, bạn nhé!
10. Dành một ngày cho chính mình chỉ để xả những bực bội trong lòng với người bạn thân nhất.
11. Dành thời gian ở nhà nhiều hơn đi mua sắm. Đôi khi chỉ việc quấn chăn cùng cả nhà xem chương trình yêu thích cũng đủ tạo nên một cái Tết ấm áp của riêng bạn.
12. Ăn nhiều rau vào dịp Tết để ngăn ngừa chứng khó tiêu và nóng trong người.
13. Nhai thật chậm và kỹ để dạ dày không bị quá tải.
14. Đừng quên vừa nhai vừa thở. Cứ thử đi, hiệu quả lắm đấy.
15. Ăn một vài món ăn vặt trước khi đến dự tiệc hoặc thăm nhà ai đó. Ưu tiên trái cây và các món bổ dưỡng thay cho bánh kẹo nhé!
16. Ăn kèm các món chứa nhiều chất béo như thịt ba rọi, bánh tét, bánh chưng nhân mỡ, lạp xưởng… với thực phẩm lên men như dưa cải, kim chi,…
16. Giới hạn sẵn phần ăn của mình bằng cách lấy vừa đủ thức ăn vào đĩa hoặc chén.
17. Không được bỏ bữa dù mệt thế nào chăng nữa.
18. Hạn chế đồ chiên, dầu mỡ và thức ăn chứa nhiều gia vị. Nếu buộc phải chiên, nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
19. Cười thật nhiều để tận hưởng một mùa Tết tươi vui.
20. Uống thật nhiều nước mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến kiệt sức và táo bón.
21. Kiềm chế nước uống gây hại. Ba mẹ cần hạn chế uống rượu, bia và các thức uống có cồn, còn bé yêu thì cắt giảm luôn nước uống có ga nhé!
22. Các ông chồng nên lót dạ bằng thức ăn dầu mỡ trước khi nâng chén, và sau đó uống nước cam, chanh để giải rượu.
23. Ngăn bé yêu uống quá nhiều nước đá hoặc ngậm đá.
24. Dùng trà gừng hoặc bột nghệ khi cảm thấy khó tiêu hoặc ợ hơi.
25. Cuối ngày có thể dắt cả nhà đi dạo công viên sau bữa tối nặng nề.
26. Trong mùa lễ hội này, khả năng bệnh tật hoặc các rủi ro về sức khỏe ngày càng cao khi bạn phải tiếp xúc nhiều người. Đây cũng là mùa để mọi người về quê đoàn tụ hoặc đi du lịch tới một nơi hấp dẫn nào đó. Chính vì vậy, quá trình đi lại cũng cần phải có cách ứng phó để cuộc vui không bị gián đoạn giữa chừng.
27. Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, bạn nhé!
28. Luôn mang băng, gạc và dụng cụ y tế cơ bản khi đi xa. Chuẩn bị các loại thuốc hoặc cao dán chống say tàu xe khi đi xa nếu trong gia đình có người cần đến.
29. Mang đầy đủ mũ nón, dù, áo tay dài vào ban ngày, đặc biệt là khi đi ra ngoài nắng.
30. Không nên tiếp xúc nhiều với môi trường nhang khói.
31. Nên khuyên chồng bỏ hút thuốc đồng thời hạn chế nước trà quá đặc và rượu mà thay bằng nước lạnh, nước trái cây để cổ họng giữ ẩm nhiều hơn.
32. Khi đi du lịch, nhiều người có xu hướng “chơi tới bến”, “bạ đâu ăn đó”. Điều này vô cùng nguy hiểm vì chúng có thể gây bệnh tiêu hóa, viêm nhiễm giun sán cho cả nhà.
33. Rửa tay mỗi khi trở về nhà, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
34. Trên máy bay, bạn nên tắt lỗ thông khi trên đầu để tránh tiếp xúc với hơi thở của người khác.
35. Luôn nạp nước đầy đủ và tuyệt đối không để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước.
36. Sau một ngày đi nhiều, nên giúp cơ thể hồi phục bằng cách ngâm chân trong nước ấm và thư giãn. Hạn chế sử dụng giày cao gót và tránh những đôi giày chật khi đi xa.
37. Đối với chị em mê đi biển, để chữa tình trạng lột da, hãy dùng nước vo gạo hoặc mặt trong của vỏ cam chà lên lớp da sần.
38. Với trẻ nhỏ, mẹ cần ở bên con 24/24 mỗi khi ra biển hoặc hồ bơi, dù con có mặc áo phao đi chăng nữa.
39. Bôi thuốc chỗng muỗi nếu cơ thể bạn (hoặc bé yêu) dễ bị muỗi cắn. Ngoài ra, hãy mặc đồ sáng màu vào chiều tối và tránh tiếp cận các khu vực đầm lầy hoặc ẩm ướt.
40. Dùng 2 muỗng mật ong từ 3 – 5 lần mỗi ngày khi cục cưng nhà bạn có triệu chứng đau bụng.
41. Uống thuốc viên hoặc dán miếng chống say khoảng 1 tiếng trước khi lên tàu, xe.
42. Không nên ăn quá no, cũng không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và khó tiêu trước khi khởi hành.
43. Nên chọn ghế ngồi phía trước khi đi tàu, xe. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
44. Tránh nhìn đồ vật di chuyển bên ngoài cửa sổ xe. Tuyệt đối không hút thuốc lá và đọc sách sau khi xe đã khởi hành.
45. Trong cuộc hành trình dài, cần thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, đứng để lưu thông máu.
46. Cách một tiếng có thể làm các động tác đơn giản như xoay xoay cổ chân, nhún nhún bàn chân để tránh chứng phù thủng.
47. Dùng các thảo dược như gừng (trà gừng, kẹo gừng, gừng tươi,…) để chống buồn nôn; bôi dầu gió hoặc cao giảm đau vào lỗ rốn cũng là cách hiệu quả.
48. Cố gắng ngủ càng nhanh càng tốt trong những cuộc hành trình dài. Đây là cách giúp bạn “bảo toàn năng lượng” để tiến vào những hành trình khám phá đầy thú vị phía trước.
49. Khi xuống xe, hãy vận động nhẹ, hít thở không khí trong lành để cơ thể dịu lại. Rồi bạn sẽ cảm thấy thật sảng khoái và tràn trề năng lượng, hoàn toàn sẵn sàng cho hành trình thú vị ngày xuân.
50. Quan trọng nhất vẫn là giữ tinh thần thoải mái khi bước lên xe. Ngừng ám thị bản thân về hành trình mệt mỏi này trước khi chúng thành sự thật.
Tổng kết lại, để đón Tết với trạng thái sức khỏe và tinh thần ổn định nhất, chúng ta không nên làm việc quá sức, lo lắng quá độ, và hơn hết và phải giữ một tinh thần tích cực để đón năm mới một cách tươi vui và trọn vẹn nhất.