Nhiều người thường nói với nhau rằng, qua được 5 năm đầu tiên của hôn nhân, hai bạn đã vượt qua 50% rủi ro li dị. Rồi sau 5 năm, nhiều người… vỡ mộng vì hóa ra cuộc hôn nhân của họ vẫn có thể lung lay bất kỳ lúc nào. Thấu hiểu lẫn nhau, xây dựng một cuộc hôn nhân bền vững theo những bí quyết dưới đây mới là điều bạn nên làm thay vì cắn răng chờ thời gian trôi qua.
Việc tăng cân sau khi kết hôn khiến chúng ta mất đi sức hấp dẫn trong mắt bạn đời. Điều này còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe gia đình. Một nghiên cứu của Anh phát hiện ra rằng, sau khi vợ/chồng của mình béo hơn, chính bản thân chúng ta cũng có nguy cơ tăng cân đến 37%. Do đó, các cặp vợ chồng nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cùng với các môn thể thao để duy trì vóc dáng.
Vấn đề tiền bạc thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc cãi nhau của các cặp vợ chồng. Khi tình hình tài chính gặp vấn đề, hôn nhân sẽ là thứ đầu tiên phải chịu đựng. Vì vậy, các cặp vợ chồng nên thảo luận, cùng lập ra và duy trì nguyên tắc chi tiêu trong gia đình.
Một nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ, chỉ ra rằng, khoảng 5-10 năm đầu của cuộc hôn nhân là thời điểm vợ chồng xảy ra nhiều bất đồng nhất. Vì vậy, trong giai đoạn này, các cặp vợ chồng nên hợp tác tìm ra con đường chung nhưng cần đảm bảo tính độc lập.
Nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ, chỉ ra rằng các cặp vợ chồng nên coi chuyện chăn gối là vấn đề quan trọng hàng đầu trong cuộc sống hôn nhân, nhưng cần “trọng chất” chứ không “trọng lượng.” Có nghiên cứu chỉ ra rằng vợ chồng chỉ cần duy trì tiếp xúc gần gũi, lượng hoóc-môn liên quan đến stress sẽ giảm.
Những “thỏa thuận” về tài chính, công việc nhà của các cặp vợ chồng xây dựng từ khi họ 20, 30 tuổi cần điều chỉnh nếu xảy ra những thay đổi. Ví dụ như khi một trong hai người thất nghiệp thì cần bàn bạc để vượt qua khó khăn.
Chuyên gia khuyên rằng bạn nên trò chuyện với bạn bè, chia sẻ về những vấn đề xảy ra gần đây trong đời sống họ. Sau này, bạn có thể áp dụng vào những trường hợp tương tự xảy ra với mình.
Một nghiên cứu cho thấy khi những đứa trẻ lớn lên và chúng có cuộc sống riêng, cuộc sống hôn nhân có thể được cải thiện. Được giải thoát khỏi những áp lực dạy dỗ con cái, các cặp vợ chồng sẽ tự do hơn, và có thời gian khám phá lại nhau.
Chuyên gia nói rằng sau khi vợ/chồng bị bệnh, người được chăm sóc sẽ cảm thấy tội lỗi và chán nản, nhưng đôi khi cũng cảm thấy bị gò bó, không thoát ra được. Vì vậy, hãy trở thành một người chăm sóc tận tâm, không những thấu hiểu người bạn đời mà còn cần giúp bản thân duy trì sự lạc quan, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.