Quảng Ninh vốn nổi tiếng với nhiều món ăn ngon chế biến từ các loại hải sản, trong đó có chả mực giã tay Hạ Long được đông đảo du khách thập phương biết đến.
Nghề làm chả mực ở Hạ Long (Quảng Ninh) đã có từ lâu đời. Rất nhiều cơ sở chế biến chả mực truyền thống bằng phương pháp giã tay để đem lại sự thơm ngon của món đặc sản này (Ảnh: Minh Sơn)
Để làm ra một miếng chả mực ngon cần phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm (Ảnh: Minh Sơn)
Hiện tại chả mực có 3 giai đoạn chính. Thứ nhất là chọn nguyên liệu và sơ chế qua. Tiếp đến là quá trình giã và trộn nguyên liệu. Quá trình cuối cùng là bỏ ra chiên (Ảnh: Minh Sơn)
Mực nguyên liệu phải đảm bảo những tiêu chí về độ tươi, da xanh, mắt trong, thịt dày, cân nặng (Ảnh: Minh Sơn)
Chẳng biết tự bao giờ, những miếng chả mực vàng ruộm ngọt lừ lại hấp dẫn du khách đến với vùng đất Quảng Ninh. Khoảng mười năm trở lại đây, nghề làm chả mực giã tay đem lại nguồn thu nhập ổn cho rất nhiều hộ gia đình (Ảnh: Minh Sơn)
Sau giai đoạn sơ chế, người làm chả mực phải lau thật khô con mực, có như vậy miếng chả mới kết dính được (Ảnh: Minh Sơn)
Mực phải được vắt thật ráo nước và sạch sẽ trước khi đem vào xay qua (Ảnh: Minh Sơn)
Chủ một cơ sở là chả mực tại Hạ Long cho biết việc xay qua mực giúp cho việc giã tay được nhàn hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của miếng chả mực. Nếu xay hết mực rồi mang rán luôn sẽ khiến miếng chả mực bị bở, ăn không ngon (Ảnh: Minh Sơn)
Các loại gia vị được trộn với chả mực: muối, hạt tiêu. nước mắm, tỏi, hành và một ít bột nếp nhằm tạo độ kết dính. Tùy theo công thức riêng của mỗi hộ gia đình, mỗi miếng chả mực sẽ có độ ngon khác nhau (Ảnh: Minh Sơn)
Các miếng mực được mang xay sơ qua trước khi mang vào giã (Ảnh: Minh Sơn)
Trong suốt quá trình làm việc, mỗi công nhân đều tự giác đeo găng tay để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh: Minh Sơn)
Trong suốt quá trình trộn thịt mực, người công nhân phải liên tục “nếm” gia vị bằng cách… ngửi mùi. Một lô chả mực ngon được xuất xưởng là bao tâm huyết của những người làm ra (Ảnh: Minh Sơn)
Giã tay là công đoạn vất vả nhất, thoạt nhìn người thợ thạo việc vung chày lên xuống một cách nhẹ nhàng, nhưng những con mực khi được giã bắt đầu sệt lại, kết dính thành một hỗn hợp dẻo đặc như keo làm cho việc vung chày trở nên khá vất vả, chỉ những thợ quen tay mới có thể đảm đương công đoạn này (Ảnh: Minh Sơn)
Hiện nay, việc xay sơ qua thịt mực khiến công việc của những người giã tay nhàn hơn rất nhiều (Ảnh: Minh Sơn)
Sau khi giã, chả mực sẽ được cho vào một cái khay, cấp đông trong vòng 2 tiếng để miếng chả thêm kết dính (Ảnh: Minh Sơn)
Các miếng mực sau khi mang ra bắt đầu được nặn thành hình để mang đi rán (Ảnh: Minh Sơn)
Miếng chả được nặn xong sẽ được cho ngay vào chảo ngập dầu rán vàng đều hai mặt (Ảnh: Minh Sơn)
Vào lúc cao điểm, cơ sở này có thể sản xuất đến 100kg chả mực mỗi ngày (Ảnh: Minh Sơn)
Những miếng chả sau khi hoàn tất có mùi thơm của mực và màu vàng ươm cực kỳ bắt mắt (Ảnh: Minh Sơn)
Theo chủ cơ sở sản xuất chả mực, miếng chả tiêu chuẩn trước nhất là màu sắc. Khi bên ngoài có màu vàng cánh gián, trong cắt ra mà trắng (Ảnh: Minh Sơn)
Tiếp đó khi ăn, miếng chả mực phải dai, giòn sần sật, thơm, bùi, đồng thời có vị thơm của hành tỏi, vị dai giòn của miếng chả mực (Ảnh: Minh Sơn)
Theo sự phát triển của ngành du lịch tại Quảng Ninh, chả mực Hạ Long đã trở thành một trong những món ăn đặc sản, được bạn bè trong nước cũng như quốc tế ưa chuộng (Ảnh: Minh Sơn)
Tác giả: Vietnam+