14 việc nên làm trong lĩnh vực giao thông năm 2019

Đối với nhiều người dân Việt Nam, năm mới thực sự đến khi kỳ nghỉ lễ Tết cổ truyền kết thúc, nhưng đối với thế giới năm mới đã qua được gần 2 tháng. Năm cũ đi qua với nhiều khó khăn của nền kinh tế, giao thông cũng không ngoại lệ. Vẫn còn những vụ tai nạn thảm khốc bên cạnh nhiều con đường mới được mở ra. Và chắc hẳn, cả nhà nước và người dân lại cùng kỳ vọng một năm 2019 với nhiều điều tốt hơn, làm được nhiều con đường, giải quyết được các vấn nạn giao thông còn tồn đọng.

ban-dong-hanh-honda-hr-v-cua-chung-toi

Đối với người dân, chắc hẳn bạn đang lên cho mình những kế hoạch cho năm mới như có nên mua xe ôtô không, đi du lịch ở đâu, nên đi lại thế nào cho an toàn. Các nhà hoạch định chính sách hay cơ quan công quyền chắc hẳn cũng sẽ đầy rẫy những kế hoạch cho năm mới với hi vọng sẽ cải tổ được giao thông Việt Nam. Đẹp đưa ra một số điều nên làm trong lĩnh vực giao thông trong năm 2019 có thể phù hợp với chính bạn hay là mong muốn tới nhà chức trách.

1. Hãy học bằng lái xe ôtô một cách cẩn thận

Năm qua, không ít vụ “xe điên”, không ít vụ tai nạn thảm khốc mà nguyên nhân là thiếu kỹ năng điều khiển xe. Trong đó một phần do việc đào tạo cấp bằng lái xe và tâm lý ngại học, chạy chọt để có bằng hoặc mua bằng giả. Nên biết rằng, việc nắm chắc kỹ năng lái xe không chỉ giữ an toàn cho bạn, mà còn là gia đình và những người xung quanh. Chúng tôi khuyên bạn nên học lái xe một cách cẩn thận và bài bản. Các cơ quan sát hạch lái xe cũng cần đổi mới phương pháp dạy học để học viên có thể tập làm quen với những tình huống thực tế hơn khi tham gia giao thông.

shutterstock_796175089

2. Hãy đào đường một cách có kế hoạch hơn

Vấn nạn đào đường triền miên qua ngày tháng, lô-cốt cứ dựng lên giữa đường vẫn xảy ra không ít trên khắp các tuyến đường. Năm 2019, mong các chức trách, các đơn vị thi công cầu đường, thi công điện, nước, cáp viễn thông, truyền hình… hãy ngồi lại với nhau để quy hoạch dài hơi một chút, tránh vấn nạn nay đào, mai lấp, mốt lại đào.

shutterstock_299347067

3. Nâng cao ý thức tham gia giao thông

Trong loạt bài “Người Việt xấu xí trong văn hóa giao thông”, Đẹp đã từng đề cập đến những mặt hạn chế của một bộ phận không nhỏ người Việt. Thói quen đi lại bừa bãi, chen lấn, vượt đèn đỏ, đi sai làn, không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, đi lên vỉa hè, nhồi nhét hành khách, dừng đỗ lộn xộn… đang làm tình hình giao thông ngày càng xấu và hỗn loạn. Mỗi người hãy ý thức hơn trong tham gia giao thông để ra đường là an toàn, niềm vui chứ không phải là nỗi lo nơm nớp sợ tai nạn. Có lẽ, môn học an toàn giao thông cũng nên được triển khai bài bản và chuyên sâu hơn từ cấp tiểu học để giáo dục thế hệ tương lai của đất nước.

img_8537

4. Hãy đi du lịch và tham gia câu lạc bộ xe cộ

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc ôtô hay mô-tô thì năm mới 2019 là năm thích hợp cho việc ngao du bằng chính chiếc xe của mình. Xu hướng tự đi du lịch đang rất phát triển, còn gì tuyệt hơn khi cuối tuần bạn cùng gia đình và bạn bè vi vu khắp các nẻo đường đất nước. Bạn vừa có thể mở rộng kết nối bạn bè, cũng như nâng cao trải nghiệm lái xe từ nhiều cung đường khác nhau.

img_2811

5. Giảm giá xe, giảm phí trước bạ

Hiện tại, tổng mức tiền mà người Việt Nam phải bỏ ra để sở hữu một chiếc xe hơi đang cao gấp 1,5-3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới. Giá xe cao vời vợi, thuế, phí trước bạ cũng ngất ngưởng khiến việc sở hữu xe ô tô riêng quá xa vời so với nhiều người. Bên cạnh đó, phí đường bộ nên được sử dụng phân bố và đầu tư ngược lại cho phát triển giao thông. Bên cạnh đó, các dự án BOT cần giải quyết dứt điểm những tồn đọng, bức xúc của người dân trong thời gian qua khi “không đi một mét đường nào mà vẫn phải trả tiền”.

p18_0889_a5_rgb

6. Đi làm bằng phương tiện công cộng

Đi làm bằng các phương tiện công cộng sẽ góp phần làm giảm mật độ phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông. Năm 2019, hi vọng các bác tài xe bus nhà mình niềm nở hơn với khách hàng, đừng chạy ẩu, lấn làn, tạt đầu hay bỏ bến nữa. Rồi những dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội, Sài Gòn nhanh chóng đi vào hoạt động để người dân có nhiều lựa chọn hơn, góp phần làm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

shutterstock_433311934

7. Học lớp kỹ năng an toàn

Năm 2018 đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm từ việc đi phượt của giới trẻ, người bị nạn không được cấp cứu kịp thời do việc thiếu hiểu biết hay không có kỹ năng xử lý tình huống. Vì thế, mỗi người hãy dành thời gian học các lớp dạng như hướng đạo sinh hoặc khóa sơ cấp cứu nhanh cho người bị nạn. Điều này không chỉ giữ an toàn cho bản thân mà còn hữu dụng khi vô tình bắt gặp tai nạn.

shutterstock_92467534

8. Xử lý mạnh tay và minh bạch

Để kìm chế tai nạn giao thông và nâng cao ý thức của người dân, cần thiết lực lượng chức năng phải tổ chức xử lý thường xuyên và minh bạch. Bằng chứng nhiều năm qua đã cho thấy, cứ tháng nào là cao điểm giao thông, lực lượng ra quân xử lý thì tháng đó số tai nạn giao thông giảm hẳn. Bên cạnh đó việc minh bạch trong công tác xử lý vi phạm cũng cần được nâng cao, tránh các hành vi mãi lộ hay nhận mãi lộ, nhất là với các trường hợp uống rượu bia, sử dụng ma túy mà vẫn lái xe hay chạy quá tốc độ cho phép.

shutterstock_509243719

9. Quản lý xe ba bánh tự chế

Hiện nay xe ba bánh đang phát triển một cách mạnh mẽ tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội. Những loại xe này chủ yếu là tự chế, không được kiểm định về chất lượng nhưng có khi khối lượng hàng chở được (theo tìm hiểu của phóng viên Đẹp) có thể lên tới 01 tấn, xe lại không có biển số, thiếu các trang bị an toàn, không đèn xi-nhan, không bằng lái.

img_9611

10. Cập nhật thông tin về giao thông và phương tiện

Bạn có thể theo dõi tin tức, chương trình truyền hình, trang web hoặc tạp chí chuyên về lĩnh vực này. Không chỉ là những thông tin về chính sách, giá cả hay sản phẩm mới, những nguồn tin này sẽ giúp bạn bổ sung những kỹ thuật, tư vấn, luật và cách xử lý những tình huống giao thông hàng ngày.

shutterstock_1020000523

11. Phổ biến luật giao thông tới mọi người dân

Nếu việc này thực hiện được, mọi người dân đều hiểu biết về luật giao thông khi ra đường thì chắc hẳn tai nạn giao thông sẽ giảm, cùng với đó là nạn tắc đường, kẹt xe hay các vấn nạn khác cũng sẽ được giải quyết. Những công tác “phòng bệnh hơn chữa bệnh” này ít nhiều cũng sẽ chấn chỉnh những quan niệm hay suy nghĩ sai của nhiều người.

12. Nâng cao chất lượng công trình giao thông

Năm 2018 đã chứng kiến nhiều vụ việc về chất lượng công trình có vấn đề (nhiều tai nạn chết người vì đường xấu), rồi nhiều công trình giao thông vừa đưa vào đã hỏng đã phải sửa mất hàng chục hàng trăm tỷ đồng. Năm 2019, bộ ngành chức năng cần quản lý chặt chẽ các công trình để tránh lãng phí, tham nhũng, nâng cao chất lượng  công trình, đảm bảo giao thông an toàn.

shutterstock_311461310

13. Nâng cao an toàn đường sắt

Năm 2019, ngành đường sắt cần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách chạy tàu để lôi kéo nhiều hơn nữa số người đi tàu, rồi an toàn tại các đường ngang dân sinh, xử lý tình trạng lấn chiếm hành lang đường sắt làm nơi kinh doanh buôn bán…

img_8531

14. Hãy tự bảo vệ mình

Đừng quên những nguyên tắc cơ bản: chuẩn bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn, bảo dưỡng xe thường xuyên, trang bị đồ bảo vệ và sơ cứu khi đi xa. Hãy tự bảo vệ mình bằng nhiều cách khác nhau, từ việc nâng cao ý thức tham gia giao thông đến các kỹ năng xử lý tình huống.


From the same category