Đêm nhạc ác mộng
Thủ tướng Theresa May nói rằng vụ việc này đang được coi là một cuộc tấn công khủng bố. Nếu được xác nhận, nó sẽ là cuộc tấn công quân sự nguy hiểm nhất tại Anh kể từ khi bốn người Hồi giáo khiến 52 người thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát nhằm vào hệ thống giao thông London vào tháng 7 năm 2005.
Một nhân chứng tham dự buổi hòa nhạc kể lại rằng, Ariana Grange vừa mới kết thúc bài hát cuối cùng và đi vào cánh gà thì một tiếng nổ lớn xảy ra. Một video được đăng trên Twitter cho thấy người hâm mộ, la hét và chạy ra khỏi Manchester Arena. Hàng chục phụ huynh tìm kiếm con mình, đăng ảnh và cầu xin thông tin trên các mạng xã hội.
Vụ nổ bom diễn ra chỉ cách cuộc bầu cử Anh khoảng hai tuần rưỡi, trong đó, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, bà May nhận được phần lớn phiếu ủng hộ. “Chúng tôi đang làm việc để xác định đầy đủ, chi tiết về những gì đang được cảnh sát điều tra như một cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng. Tất cả những hành động và suy nghĩ của chúng tôi đều gắn liền với nạn nhân và gia đình của họ”, bà May tuyên bố trong bài phát biểu trước báo chí vào ngày 23/5 và các hoạt động vận động tranh cử được tạm hoãn để tập trung vào điều tra vụ nổ bom kinh hoàng.
Đánh bom tự sát?
Các quan chức Mỹ đã so sánh các cuộc tấn công vào tháng 11 năm 2015 bởi các chiến binh Hồi giáo trên phòng hòa nhạc Bataclan và các địa điểm khác ở Paris. Hai quan chức Mỹ đã tiết lộ với tờ Reters rằng các dấu hiệu ban đầu cho thấy một kẻ đánh bom tự sát là người đứng sau vụ nổ.
Một nhân viên chống khủng bố của Mỹ cũng nói: “Nếu không có đủ bằng chứng để kết luận thì việc lựa chọn địa điểm, thời gian và phương thức tấn công đều cho thấy đây là khủng bố”. Thêm vào đó, Anh là quốc gia có mức cảnh báo cao thứ hai về “nghiêm trọng”, đồng nghĩa, giả thuyết về tấn công khủng bố được coi là có khả năng xảy ra.
Nhất là khi, cuộc tấn công vào ngày 22/3 vẫn còn là cơn ám ảnh đối với người dân xứ sương mù. 5 người chết và ít nhất 40 người bị thương khi một kẻ tấn công lái xe vào vỉa hè ở Westminster, dùng dao đâm chết một cảnh sát và bị bắn chết trong khu Nghị Viện Anh. Hay năm 2013, Abid Naseer – sinh viên Pakistan, đã bị kết án tại tòa án Mỹ về việc âm mưu thổi bay trung tâm mua sắm Arndale ở trung tâm Manchester vào tháng 4 năm 2009.
Những cuộc tìm kiếm hoảng loạn
Manchester Arena là sân vận động trong nhà lớn nhất ở Châu Âu, mở cửa từ năm 1995 và có sức chứa 21.000 người. Đây là địa điểm nổi tiếng chuyên tổ chức các buổi hòa nhạc và các sự kiện thể thao. Buổi biểu diễn của nữ ca sĩ Ariana Grande thu hút rất đông người hâm mộ trẻ tuổi.
Nhiều phụ huynh tuyệt vọng và bạn bè đã sử dụng phương tiện truyền thông để tìm kiếm người thân trong khi người bị thương đang được điều trị tại sáu bệnh viện trên khắp Manchester. Những lời nhắn tương tự: “Mọi người đều chia sẻ điều này, em gái tôi Emma đã ở buổi hòa nhạc Ari tối nay ở # và cô ấy không trả lời điện thoại của tôi. Hãy giúp tôi” tràn ngập trên các mạng xã hội.
Paula Robinson (48 tuổi) cho biết, khi cô đang ở nhà ga xe lửa Manchester Victoria gần địa điểm xảy ra vụ nổ cùng chồng mình, cô nhìn thấy hàng chục cô gái tuổi tuổi teen la hét trong cơn hoảng loạn. Sau khi đưa họ đến khách sạn Holiday Inn Express gần đó và thông báo số điện thoại của mình lên twitter.
Tính đến thời điểm hiện tại, 22 người đã thiệt mạng và 59 người bị thương, các cuộc tìm kiếm vẫn đang được diễn ra. Và điều khiến nhiều người lo lắng là liệu vụ việc ở Manchester đã chấm dứt hay chỉ là một phần của âm mưu lớn hơn?