Thuốc tránh thai gây tăng cân
Việc tăng cân phụ thuộc vào đơn thuốc của bạn. Năm 2011, theo kết quả phân tích các nghiên cứu về các phương pháp tránh thai của tổ chức Cochran Database System Review, các nhà khoa học đã kết luận không có đủ bằng chứng để khẳng định thuốc tránh thanh gây tăng cân. Tuy nhiên, 2 năm trước đó theo một báo cáo được đăng trên American Journal of Obstetrics and Gynecology (Tạp chí về thai sản và phụ khoa của Mỹ), những phụ nữ tiêm thuốc tránh thai Depo – Provera trung bình tăng 5kg và lượng mỡ trong cơ thể tăng 3,4% trong 3 năm. Những phụ nữ này cũng thừa nhận họ không chắc chắn về nguyên nhân tăng cân của mình. Do đó nếu bạn lo ngại về vấn đề cân nặng của bản thân khi sử dụng thuốc tránh thai, hãy tìm lời khuyên từ các bác sỹ.
Trong thời gian cho con bú, phụ nữ không cần sử dụng các biện pháp tránh thai
Giáo sư, tiến sĩ y khoa Mary Jane Minkin, chuyên gia lâm sàng thuộc khoa thai sản và phụ khoa trường Đại học Yale, cho rằng đây là một quan niệm sai lầm. Sự thật là việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (mà không sử dụng bất cứ loại sữa ngoài nào khác) giúp ngăn chặn hoạt động của các hoóc môn sinh dục nữ, giảm khả năng thụ thai. Tuy nhiên nếu bạn cho con sử dụng sữa ngoài bên cạnh việc dùng sữa mẹ, phương pháp tránh thai này không còn tác dụng nữa.
Hàng ngày phải uống thuốc tránh thai vào cùng 1 thời điểm
Việc mỗi ngày uống thuốc tránh thai cùng thời gian không làm tăng hiệu quả của thuốc, tiến sĩ y khoa Vanessa Cullins cho biết, tuy nhiên với các loại thuốc tránh thai chỉ có progestin (POP hay mini – pill), bạn phải uống hàng ngày vào 1 giờ cố định.
Dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài khiến phụ nữ khó thụ thai
Theo tiến sĩ y khoa Minkin, bạn sẽ mang thai ngay ngay sau khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai, trừ trường hợp bạn tiêm thuốc tránh thai Depo – Provera. Sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai, cần 6 – 9 tháng để các hoóc môn trong mũi tiêm bị đào thải khỏi cơ thể, mặc dù vậy bạn vẫn có khả năng mang thai trong khoảng thời gian này. Vì vậy, các biện pháp tránh thai không hề ảnh hưởng đến khả năng mang thai trở lại của phụ nữ.
Các biện pháp tránh thai mới không an toàn như các phương pháp cũ
Bạn có lo ngại về độ an toàn của các loại thuốc tránh thai mới như Yaz, Yasmin, hoặc vòng tránh thai âm đạo NuvaRing vì chúng có thể chứa nhiều loại hoóc môn và có khả năng gây ra các tác dụng phụ. Sự thật là các biện pháp tránh thai hiện đại có lượng hoóc môn thấp hơn. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ bị máu đóng cục ở phụ nữ dùng các biện pháp tránh thai mới còn thấp hơn phụ nữ sử dụng phương pháp tránh thai cũ.
Phụ nữ chưa sinh con không nên đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là một biện pháp có hiệu quả cao với bất kỳ người phụ nữ nào kể cả phụ nữ chưa có con. Nguyên nhân của hiểu lầm này là một số vòng tránh thai như Mirena hoặc Para Guard chỉ dành cho phụ nữ đã từng sinh con vì tử cung phụ nữ sau khi sinh rộng hơn nên sẽ dễ chịu hơn đối với họ khi sử dụng những loại vòng này. Gần đây vòng tránh thai mới Skyla được thiết kế nhỏ hơn và chứa ít hoóc môn hơn là lựa chọn thích hợp cho những phụ nữ chưa có con. Đặt vòng có hiệu quả tránh thai đến 99% vì thế đừng nên bỏ qua biện pháp này nếu bạn chưa sinh con.
Chu kì kinh nguyệt bị gián đoạn do thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
Nếu bạn dưới 35 tuổi, có sức khỏe tốt, không bị huyết áp cao và không hút thuốc thì hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Dùng bao cao su khiến anh ấy giảm khoái cảm
Theo một bài báo cáo trên Journal of Sexual Medicine, bao cao su không ảnh hưởng đến khoái cảm của cả đàn ông lẫn phụ nữ khi “yêu”.
Ngưng sử dụng thuốc tránh thai giúp cơ thể nghỉ ngơi
Lý do duy nhất bạn muốn ngưng dùng thuốc tránh thai là bạn muốn có con, nếu không hãy thường xuyên sử dụng các biện pháp tránh thai. Với thuốc tiêm Depo – Provera bạn nên chỉ sử dụng liên tục trong 2 năm do loại thuốc này có thể gây giảm tỷ trọng xương.
Ngọc Diệp
Biên dịch từ Women Health