Bạn đã nghe đến phong cách sống “xanh” chưa? Ở thành phố Melbourne nơi tôi sống cũng như nhiều nước khác trên khắp thế giới, đây là phong trào được rất nhiều người hưởng ứng. Cách sống này có muôn màu, muôn vẻ, nhưng thông điệp chung là ý thức bảo vệ môi trường, sống hòa đồng với thiên nhiên và thế giới xung quanh.
Lẽ dĩ nhiên, thông điệp “ăn xanh” được rất nhiều người quan tâm, nhưng đây cũng là vấn đề “nóng”, có nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng ăn chay là giải pháp tốt nhất cho môi trường và sức khỏe. Cũng có người hoàn toàn từ bỏ đồ hộp hay đồ sản xuất công nghiệp. Tuy thế, phần lớn cộng đồng “xanh” có cái nhìn rộng hơn, vươn tới một phong cách sống cân bằng, hòa hợp với thiên nhiên và thế giới quanh mình.
Nhiều hướng đi là thế, nhưng sống theo phong cách “xanh” cũng có những quy tắc nhất định! Ví như chọn đồ ăn được nuôi trồng ở địa phương, ủng hộ người nông dân nơi mình đang ở chẳng hạn. Như thế, không những được dùng đồ ăn tươi ngon, bạn còn giúp nền nông nghiệp địa phương tiếp tục phát triển. Những giống rau xanh hay vật nuôi từ thuở xa xưa cũng sẽ được bảo tồn, không bị “công nghiệp hóa” quá đáng.
Thế hệ “xanh” cũng bắt đầu sống gần gũi với thiên nhiên hơn, hướng về cội nguồn nhiều hơn. Họ thích thực phẩm ít qua chế biến, ví như gạo lứt hay các loại đậu khô. Rau củ cũng được trồng theo phương thức “organic” tự nhiên, theo cách làm nông nghiệp của ông bà ta, không vì lợi nhuận mà dùng chất hóa học.
Gần đây, ở nhiều nơi, ngay cả ở Việt Nam, phong trào trồng rau xanh trong đô thị ngày càng phổ biến. Không cần đất rộng, chỉ cần một ban công nho nhỏ, có ánh nắng, bạn có thể trồng rau thơm, cây ớt hay cà chua. Ai “siêu” còn có thể trồng cả rau cải, mướp nữa. Bạn tôi kể, ở Hà Nội, hội trồng rau “organic” còn họp chợ và trao đổi rau củ, hạt giống.
Điều tuyệt vời là phong cách “xanh” cũng là cách ăn khỏe, sống khỏe. Ba công thức hôm nay được thực hiện theo cảm hứng này. Món cơm rang gạo lứt (hay còn gọi là gạo lức) rất bổ, ăn no lâu mà không đầy bụng. Gạo lứt là loại gạo chưa qua xát, có màu ngà, còn vỏ nên nấu cần lâu hơn một chút. Do chưa qua khâu chà xát, nên ăn cơm gạo lứt rất bổ.
Nhà tôi vẫn thường xuyên ăn cơm gạo lứt, thường trộn gạo lứt đã ngâm với gạo trắng ăn hàng ngày. Cơm rang với nấm đông cô tươi, thơm thanh tịnh. Vị ngọt của đậu Hà Lan làm món ăn thêm đặc sắc.
Hai món kế tiếp là bữa ăn yêu thích của nhà tôi. Súp bí ngô cà rốt, ăn ngọt mát. Bánh muffin bí ngòi ăn mềm, dậy mùi pho mát nhưng có nhiều rau nên vẫn rất tốt.
Cơm rang gạo lứt với nấm đông cô
Trên thị trường có nhiều loại gạo lứt, nhưng ở đây, chúng tôi dùng gạo tám lứt, có màu nâu. Loại gạo này nấu rất lâu chín, nên ngâm qua nước trước.
Nguyên liệu (4 phần ăn)
2 bơ gạo lứt, ngâm ít nhất 4h
3 quả trứng gà
300g nấm đông cô tươi
2 nhánh tỏi
1 nhánh gừng độ nửa đốt ngón tay
3 thìa canh nước tương Kikkoman
1 thìa canh tương ớt Hàn Quốc
1 bát ăn cơm đậu Hà Lan
1 chút dầu mè
3 muỗng canh dầu ăn
Cách làm
• Sau khi ngâm, cho gạo lứt ra rổ. Đun một nồi nước sôi, từ từ cho gạo vào nấu. Khuấy đều, vặn nhỏ lửa. Đun đến khi gạo vừa chín (khoảng 20-30 phút, tùy loại gạo) thì đổ ra rổ, xả nước lạnh, để cho ráo.
• Thái nấm thành miếng dày 1cm. Bóc tỏi, gừng, băm nhỏ. Trứng tráng mỏng, thái chỉ, để riêng.
• Cho ba muỗng canh dầu ăn lên chảo. Dầu nóng, cho tỏi và gừng vào phi thơm. Tiếp đến cho nấm vào đảo đều đến khi vừa mềm (khoảng 3 phút). Cho cơm và hạt đậu Hà Lan vào đảo đều. Nêm nếm với nước tương Kikkoman và tương ớt. Khi cơm chín đều và vừa gia vị, cho trứng thái chỉ vào trộn đều.
• Cơm nóng xúc ra đĩa, cho thêm một chút dầu mè cho thơm. Ăn với xì dầu và dưa chuột thái mỏng.
Lẽ dĩ nhiên, thông điệp “ăn xanh” được rất nhiều người quan tâm, nhưng đây cũng là vấn đề “nóng”, có nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng ăn chay là giải pháp tốt nhất cho môi trường và sức khỏe. Cũng có người hoàn toàn từ bỏ đồ hộp hay đồ sản xuất công nghiệp. Tuy thế, phần lớn cộng đồng “xanh” có cái nhìn rộng hơn, vươn tới một phong cách sống cân bằng, hòa hợp với thiên nhiên và thế giới quanh mình.
Nhiều hướng đi là thế, nhưng sống theo phong cách “xanh” cũng có những quy tắc nhất định! Ví như chọn đồ ăn được nuôi trồng ở địa phương, ủng hộ người nông dân nơi mình đang ở chẳng hạn. Như thế, không những được dùng đồ ăn tươi ngon, bạn còn giúp nền nông nghiệp địa phương tiếp tục phát triển. Những giống rau xanh hay vật nuôi từ thuở xa xưa cũng sẽ được bảo tồn, không bị “công nghiệp hóa” quá đáng.
Thế hệ “xanh” cũng bắt đầu sống gần gũi với thiên nhiên hơn, hướng về cội nguồn nhiều hơn. Họ thích thực phẩm ít qua chế biến, ví như gạo lứt hay các loại đậu khô. Rau củ cũng được trồng theo phương thức “organic” tự nhiên, theo cách làm nông nghiệp của ông bà ta, không vì lợi nhuận mà dùng chất hóa học.
Gần đây, ở nhiều nơi, ngay cả ở Việt Nam, phong trào trồng rau xanh trong đô thị ngày càng phổ biến. Không cần đất rộng, chỉ cần một ban công nho nhỏ, có ánh nắng, bạn có thể trồng rau thơm, cây ớt hay cà chua. Ai “siêu” còn có thể trồng cả rau cải, mướp nữa. Bạn tôi kể, ở Hà Nội, hội trồng rau “organic” còn họp chợ và trao đổi rau củ, hạt giống.
Điều tuyệt vời là phong cách “xanh” cũng là cách ăn khỏe, sống khỏe. Ba công thức hôm nay được thực hiện theo cảm hứng này. Món cơm rang gạo lứt (hay còn gọi là gạo lức) rất bổ, ăn no lâu mà không đầy bụng. Gạo lứt là loại gạo chưa qua xát, có màu ngà, còn vỏ nên nấu cần lâu hơn một chút. Do chưa qua khâu chà xát, nên ăn cơm gạo lứt rất bổ.
Nhà tôi vẫn thường xuyên ăn cơm gạo lứt, thường trộn gạo lứt đã ngâm với gạo trắng ăn hàng ngày. Cơm rang với nấm đông cô tươi, thơm thanh tịnh. Vị ngọt của đậu Hà Lan làm món ăn thêm đặc sắc.
Hai món kế tiếp là bữa ăn yêu thích của nhà tôi. Súp bí ngô cà rốt, ăn ngọt mát. Bánh muffin bí ngòi ăn mềm, dậy mùi pho mát nhưng có nhiều rau nên vẫn rất tốt.
Cơm rang gạo lứt với nấm đông cô
Trên thị trường có nhiều loại gạo lứt, nhưng ở đây, chúng tôi dùng gạo tám lứt, có màu nâu. Loại gạo này nấu rất lâu chín, nên ngâm qua nước trước.
Nguyên liệu (4 phần ăn)
2 bơ gạo lứt, ngâm ít nhất 4h
3 quả trứng gà
300g nấm đông cô tươi
2 nhánh tỏi
1 nhánh gừng độ nửa đốt ngón tay
3 thìa canh nước tương Kikkoman
1 thìa canh tương ớt Hàn Quốc
1 bát ăn cơm đậu Hà Lan
1 chút dầu mè
3 muỗng canh dầu ăn
Cách làm
• Sau khi ngâm, cho gạo lứt ra rổ. Đun một nồi nước sôi, từ từ cho gạo vào nấu. Khuấy đều, vặn nhỏ lửa. Đun đến khi gạo vừa chín (khoảng 20-30 phút, tùy loại gạo) thì đổ ra rổ, xả nước lạnh, để cho ráo.
• Thái nấm thành miếng dày 1cm. Bóc tỏi, gừng, băm nhỏ. Trứng tráng mỏng, thái chỉ, để riêng.
• Cho ba muỗng canh dầu ăn lên chảo. Dầu nóng, cho tỏi và gừng vào phi thơm. Tiếp đến cho nấm vào đảo đều đến khi vừa mềm (khoảng 3 phút). Cho cơm và hạt đậu Hà Lan vào đảo đều. Nêm nếm với nước tương Kikkoman và tương ớt. Khi cơm chín đều và vừa gia vị, cho trứng thái chỉ vào trộn đều.
• Cơm nóng xúc ra đĩa, cho thêm một chút dầu mè cho thơm. Ăn với xì dầu và dưa chuột thái mỏng.
Súp bí ngô và cà rốt
Đây là công thức rất dễ cải biên. Ai thích có thể làm súp cà rốt thay cho bí ngô. Hay có thể ứng dụng cách làm này để nấu súp khoai lang, khoai tây. Súp xay kiểu này ăn với bánh mì hay bánh muffin mặn.
Nguyên liệu
1kg bí ngô
4 củ cà rốt cỡ vừa
1 củ hành tây
2 nhánh tỏi
2 thìa canh dầu ô-liu
1 cốc thủy tinh sữa tươi không đường
Cách làm
• Gọt vỏ và bỏ ruột bí ngô, cắt thành miếng độ 2cm. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng. Tỏi và hành tây bỏ vỏ, băm nhuyễn.
• Cho dầu ô-liu vào nồi to đun nóng. Cho hành và tỏi vào đảo đều, khoảng 5 phút, cho hành chín mềm nhưng không vàng. Tiếp đến, cho bí ngô và cà rốt vào nồi. Trút thêm nước đến khi ngập xâm xấp bề mặt rau.
• Đun liu riu đến khi rau chín mềm, khoảng 20 phút. Tiếp thêm nước nếu cần.
• Cho hỗn hợp trên vào máy xay, xay nhuyễn. Đổ lại vào nồi cùng sữa tươi. Đun nhỏ lửa và thêm nước nếu hỗn hợp còn đặc. Nêm nếm gia vị, hạt tiêu. Khi súp sôi trở lại, bắc ra ăn nóng.
Đây là công thức rất dễ cải biên. Ai thích có thể làm súp cà rốt thay cho bí ngô. Hay có thể ứng dụng cách làm này để nấu súp khoai lang, khoai tây. Súp xay kiểu này ăn với bánh mì hay bánh muffin mặn.
Nguyên liệu
1kg bí ngô
4 củ cà rốt cỡ vừa
1 củ hành tây
2 nhánh tỏi
2 thìa canh dầu ô-liu
1 cốc thủy tinh sữa tươi không đường
Cách làm
• Gọt vỏ và bỏ ruột bí ngô, cắt thành miếng độ 2cm. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng. Tỏi và hành tây bỏ vỏ, băm nhuyễn.
• Cho dầu ô-liu vào nồi to đun nóng. Cho hành và tỏi vào đảo đều, khoảng 5 phút, cho hành chín mềm nhưng không vàng. Tiếp đến, cho bí ngô và cà rốt vào nồi. Trút thêm nước đến khi ngập xâm xấp bề mặt rau.
• Đun liu riu đến khi rau chín mềm, khoảng 20 phút. Tiếp thêm nước nếu cần.
• Cho hỗn hợp trên vào máy xay, xay nhuyễn. Đổ lại vào nồi cùng sữa tươi. Đun nhỏ lửa và thêm nước nếu hỗn hợp còn đặc. Nêm nếm gia vị, hạt tiêu. Khi súp sôi trở lại, bắc ra ăn nóng.
Bánh muffin bí ngòi mặn
Ăn với súp hay làm bữa sáng thay cho bánh mì! Bạn có thể làm luôn 12 cái một lần, còn thừa để tủ lạnh được 1 tuần.
Nguyên liệu
500g bí ngòi
1 củ hành tây
1 thìa canh dầu ô-liu
1 nhánh hành ta
2 thìa cà phê muối
¼ thìa cà phê hạt tiêu
150g pho mát cheddar hay quả táo đỏ, nghiền nhỏ
200g bột mì self-rising (loại đã trộn bột nở)
4 quả trứng gà to
Cách làm
• Bật lò lên 180°C. Quét dầu chống dính vào khuôn muffin.
• Bí ngòi bỏ đầu, bào mỏng. Sau đó, bóp bớt nước, rồi cho bí ngòi vào bát to riêng.
• Hành tây bỏ vỏ, thái nhỏ, cho lên bếp với dầu ô-liu phi thơm và chín mềm. Trộn với bí ngòi.
• Cho vào hỗn hợp trên bột mì, pho mát đã nghiền nhỏ, muối, tiêu. Đánh tan trứng, rồi trộn đều vào hỗn hợp trên (Không nên trộn quá tay, bánh sẽ cứng).
• Xúc hỗn hợp bột trên vào khuôn, nướng độ 20 phút đến khi bánh chín. (Thử bằng cách xiên tăm vào bánh, nếu tăm rút ra khô là bánh chín).
Ăn nóng hay nguội đều ngon.
Ăn với súp hay làm bữa sáng thay cho bánh mì! Bạn có thể làm luôn 12 cái một lần, còn thừa để tủ lạnh được 1 tuần.
Nguyên liệu
500g bí ngòi
1 củ hành tây
1 thìa canh dầu ô-liu
1 nhánh hành ta
2 thìa cà phê muối
¼ thìa cà phê hạt tiêu
150g pho mát cheddar hay quả táo đỏ, nghiền nhỏ
200g bột mì self-rising (loại đã trộn bột nở)
4 quả trứng gà to
Cách làm
• Bật lò lên 180°C. Quét dầu chống dính vào khuôn muffin.
• Bí ngòi bỏ đầu, bào mỏng. Sau đó, bóp bớt nước, rồi cho bí ngòi vào bát to riêng.
• Hành tây bỏ vỏ, thái nhỏ, cho lên bếp với dầu ô-liu phi thơm và chín mềm. Trộn với bí ngòi.
• Cho vào hỗn hợp trên bột mì, pho mát đã nghiền nhỏ, muối, tiêu. Đánh tan trứng, rồi trộn đều vào hỗn hợp trên (Không nên trộn quá tay, bánh sẽ cứng).
• Xúc hỗn hợp bột trên vào khuôn, nướng độ 20 phút đến khi bánh chín. (Thử bằng cách xiên tăm vào bánh, nếu tăm rút ra khô là bánh chín).
Ăn nóng hay nguội đều ngon.
Bài & ảnh: White Poplar